Mỹ mất cửa ngõ chính mở ra thị trường châu Âu?

Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Anh.
Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Anh.
(PLO) -Nước Anh ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu, Mỹ liệu có mất đi cửa ngõ chính mở ra thị trường châu Âu?. Là nhà đầu tư ngoại quốc số 1 tại Anh Quốc với hơn 500 tỷ đô la và khoảng một triệu công dân Mỹ đang làm việc trên quê hương của Shakespeare, các tập đoàn Mỹ đau đầu vì Brexit.

Sau cú sốc ban đầu với kết quả trưng cầu dân ý của Anh, các tập đoàn Mỹ bắt đầu vận động để Luân Đôn và Bruxelles chia tay một cách êm thắm, tránh để các quyền lợi kinh tế của Mỹ bị tổn thất vì gần 52% thần dân của nữ hoàng Elizabeth II đòi ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu.

Trong số 28 thành viên Liên Hiệp, Anh Quốc là đối tác thương mại quan trọng nhất của Mỹ, và là khách hàng quan trọng thứ 5 của Mỹ trên toàn cầu. Năm 2015 các doanh nghiệp Mỹ xuất khẩu hơn 56 tỷ đô la hàng hóa sang thị trường Anh. Hầu hết các tập đoàn lớn của Mỹ đều xem nước Anh là cửa ngõ vào Liên Hiệp Châu Âu.

Khác với Pháp, Đức, hay Ý, nước Anh còn có thêm nhiều lợi thế trong mắt các doanh nhân Mỹ: một là chính sách thuế khóa ưu đãi, hai là luật lao động của Anh uyển chuyển hơn nhiều so với của Pháp và thứ ba là ngoài mối quan hệ truyền thống về ngoại giao, chiến lược, quân sự, Anh - Mỹ sử dụng cùng một ngôn ngữ, gần gũi với nhau về mặt văn hóa.

Đây là những yếu tố khiến các hãng Mỹ, từ nhãn hiệu quần áo Gap đến Caterpillar, ông vua trong ngành chế tạo máy công cụ cho công trường, từ các đại gia trong ngành xe hơi đến hãng xe vận tại Penske, từ hãng chế tạo máy photocopy Xerox đến ông khổng lồ điện lực General Electric đều đã dành nhiều ưu tiên cho thị trường Anh.

Với Caterpillar, nước Anh là “một mắt xích quan trọng trong dây chuyền sản xuất” của hãng này tại châu Âu. Hãng xe Ford của Mỹ thực hiện đến 20% doanh thu trên quốc đảo này và do vậy Ford không loại trừ khả năng sẽ phải xét lại chiến lược phát triển trên vương quốc Anh, nếu như đấy không còn là đầu cầu bắc vào thị trường chung châu Âu với hơn 500 triệu dân.

Một nhà máy sản xuất xe hơi Mỹ đặt tại Anh
Một nhà máy sản xuất xe hơi Mỹ đặt tại Anh

Ngành tài chính, ngân hàng “chịu trận”

Nhưng đó là những tính toán về lâu dài. Trước mắt, các doanh nghiệp Mỹ đang lo ngại khi thấy đồng bảng Anh mất giá (12% trong những ngày đầu sau thắng lợi của phe đòi Brexit) khiến hàng xuất khẩu của Mỹ vào thị trường Anh trở nên đắt đỏ hay thu nhập từ các cơ sở đặt tại Anh Quốc được tính sang đô la bị thu hẹp lại. Các dự án đầu tư vào Anh Quốc bị đình chỉ.

Ngày 24/6/2016 khi kết quả trưng cầu dân ý được công bố, trên sàn chứng khoán New York cổ phiếu của 5 tập đoàn ngân hàng lớn Mỹ là JP Morgan Chase, Bank of America, Citigroup, Goldman Sachs và Morgan Stanley mất giá từ 2 đến hơn 5 %. Chỉ riêng 5 tập đoàn ngân hàng này có nhiều chi nhánh tại Luân Đôn và đang bảo đảm công việc cho hơn 40.000 nhân viên tại Anh Quốc.

Nguyện vọng ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu của người Anh sẽ đem lại những “thay đổi cơ bản” cho ngành tài chính và ngân hàng. Chủ tịch tổng giám đốc JP Morgan Chase chờ đợi sẽ có từ 1.000 đến 4.000 trên tổng số 16.000 nhân viên của tập đoàn này phải chuyển chỗ làm, từ vương quốc Anh sang châu lục.

Morgan Stanley cũng đang tính tới kế hoạch “bố trí” lại nhân sự và đặt địa bàn tại trên châu lục. Citigroup thì có kế hoạch mở rộng cơ sở tại Ai Len.

Nhưng trong mắt Washington, đe dọa lớn nhất là sự tan rã của Liên Hiệp Châu Âu. Một chuyên gia đánh giá:

“Vương Quốc Anh thống nhất là một quốc gia quần đảo tại Tây Âu đã có một chính sách đối ngoại hai mặt là vừa hội nhập với các nước trên lục địa Âu châu, mà vẫn giữ tư thế độc lập khi là đồng minh chiến lược số một của Mỹ ở bên kia Đại Tây Dương. 

Từ lập trường khá đặc biệt ấy, ngoài các khía cạnh ngoại giao, an ninh và quân sự thì Anh Quốc là quốc gia Âu châu đầu tư nhiều nhất vào Mỹ. Ngược lại, nước Mỹ là quốc gia đầu tư nhiều nhất ra hải ngoại mà nơi tiếp nhận nhiều đầu tư nhất của Mỹ cũng lại là Anh Quốc. 

Vì thế, từ đã lâu rồi, một số dư luận Âu châu cho rằng Anh Quốc chính là một đầu cầu của Mỹ để phát huy chủ trương và bảo vệ quyền lợi của mình tại Âu châu. 

Nhưng khi Âu châu bắt đầu tan rã thì cả thế giới chứ không riêng Mỹ hay Anh Quốc phải tính lại trong lúc các nền kinh tế lớn của thế giới đều mắc nợ tới ngập đầu. Tính không khéo thì từ cái chảo nóng người ta có thể nhảy vào lửa".

Mỹ thua thiệt đến mức độ nào? 

“Chúng ta rất khó dự đoán hậu quả chi tiết của một biến cố quá mới lạ. Anh Quốc sẽ mất ít nhất hai năm để dàn xếp quan hệ muôn mặt của mình với Liên Hiệp Châu Âu. Cho nên hậu quả của quyết định Brexit sẽ còn rắc rối và kéo dài, chưa kể tới phản ứng của nhiều nước khác. Nói chung, kinh tế Âu châu đang bị trì trệ và nước Anh có nền kinh tế hạng nhì Âu châu sau kinh tế Đức.

Quyết định của Anh sẽ gây nhiều biến động khó lường trên các thị trường tài chính quốc tế, nhưng căn bản nhất là những hậu quả đối với bản thân kinh tế Anh Quốc, đối với khối Euro và cả Liên Hiệp Châu Âu.

Mọi người lo ngại là kinh tế thế giới sẽ bị suy thoái trong khung cảnh suy trầm toàn cầu với hai đầu máy kia là Trung Quốc và Nhật Bản đều đang có vấn đề nguy ngập. 

Khi kinh tế toàn cầu bị suy trầm với đà tăng trưởng khó vượt qua 2% thì Mỹ cũng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên vì đặc tính kinh tế của Mỹ là ít lệ thuộc vào sức tiêu thụ của các nước khác, với xuất cảng chỉ ở khoảng 14%, thì nước Mỹ lại bị nhẹ nhất trong trận bão kinh tế sẽ kéo dài từ nay đến năm 2018 là ngắn nhất.

Nhưng, và đây là yếu tố đáng chú ý, doanh nghiệp Mỹ đầu tư mạnh vào Anh Quốc, nhất là vào dịch vụ tài chính để từ đó chinh phục thị trường Liên Hiệp Châu Âu theo lối “một cửa” với chế độ thông hành thống nhất, là dùng thẻ hộ chiếu tài chính của Anh mà tranh thủ quyền lợi trong 27 nền kinh tế còn lại.

Khi Anh quyết định ly khai thì phải thương thuyết lại chế độ đầu tư một cửa đó và doanh nghiệp Mỹ phải tìm cửa khác để vào lục địa Âu châu. 

Anh là nơi tiếp nhận nhiều đầu tư nhất từ Mỹ

Anh là nơi tiếp nhận nhiều đầu tư nhất từ Mỹ

Cụ thể là dời cơ sở từ trung tâm tài chính gọi là City của thủ đô Luân Đôn vào các trung tâm khác, như Frankfort của Đức, Paris của Pháp hay Dublin của xứ Ireland, dù nhỏ nhưng có lợi thế là dùng Anh ngữ.

Tất nhiên là việc thay đổi địa bàn sẽ gây thất thu và tốn kém cũng vì vậy mà các tập đoàn đầu tư tài chính và bảo hiểm của Mỹ mới bị sụt giá cổ phiếu mạnh trong một số ngày qua. Họ mất tiền vì đoán trượt tâm lý của dân Anh và nay đang ráo riết tìm bãi đáp khác.

Chúng ta đang chứng kiến sự phân rã chậm rãi mà khó tránh của cái trật tự Âu châu được xây dựng từ 70 năm qua và đang đi tìm một trật tự khác. Trong đà phân rã đó, trung tâm City của Anh chắc chắn là mất ảnh hưởng sau khi mất thông hành một cửa vào Âu châu. Các chuyên gia có kinh nghiệm của họ sẽ tìm nơi khác làm ăn. 

Doanh nghiệp Mỹ cũng sẽ mất tiền khi phải lập đầu cầu khác, có thể mất cả chục tỷ đô la mà họ cố tính ra. Nhưng ngược lại, trong một thế giới nhất thể hóa với phương tiện thông tin và chuyển ngân điện tử có tốc độ tức thời, trung tâm New York lại có thêm lợi thế.

Có lợi nhất ngày nay là giới luật sư tư vấn về kinh doanh đang được thuê mướn để thương thuyết và đạt thỏa thuận về quy chế giao dịch mới giữa hai bờ Đại Tây Dương qua tới vành cung Thái Bình Dương”.

Trước mắt, vào thời điểm Mỹ chuẩn bị bầu lại tổng thống cho một nhiệm kỳ 4 năm sắp tới vào ngày 8/11/2016, Washington đang khó xử trước sự kiện Brexit. Chính quyền Obama vừa không muốn Liên Hiệp Châu Âu bị tan rã, vì Mỹ cần châu Âu để giải quyết rất nhiều vấn đề trên thế giới, vừa không muốn nước Anh ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu vì điều ấy sẽ làm tăng ảnh hưởng của những thành viên còn lại trong đại gia đình châu Âu.

Liệu rằng lá phiếu đòi Brexit của cử tri Anh có đẩy “mối quan hệ đặc biệt - special relationship” giữa Anh và Mỹ vào một khúc quanh mới?.

Mỹ nói gì về sự kiện Brexit?

"Đây là một cuộc ly dị rất phức tạp", AFP dẫn lời ông Kerry hôm 28/6 nói tại một sự kiện ở bang Colorado, đề cập đến việc Anh đàm phán ra khỏi Liên minh châu Âu (EU) sau cuộc trưng cầu dân ý Brexit.

Một ngày trước đó, ông Kerry đã thảo luận với Thủ tướng David Cameron tại London. Ngoại trưởng Mỹ cho biết ông Cameron miễn cưỡng viện dẫn Điều khoản 50 của Hiệp ước Lisbon, điều sẽ bắt đầu kế hoạch hai năm cho việc ra khỏi liên minh.

Ông Kerry cho rằng Thủ tướng Cameron cảm thấy "bất lực", khi thương lượng về việc ra đi mà ông không hề tin tưởng, không mong muốn và cũng không biết phải làm thế nào. London không muốn bị "đóng hộp" sau hai năm mà không có thỏa thuận liên kết mới hoặc bị buộc ra khỏi EU mà không có thỏa thuận. 

"Và hầu hết mọi người bỏ phiếu ủng hộ ra đi cũng không biết làm thế nào", ông Kerry nói, ám chỉ những người vận động cho chiến dịch "Ra đi" như cựu thị trưởng London Boris Johnson.

Khi được hỏi liệu điều này có đồng nghĩa với việc quyết định Brexit có thể được "quay ngược trở lại không" và nếu có thì bằng cách nào, ông Kerry nói: "Tôi nghĩ có nhiều cách".  

Washington từ lâu đã ủng hộ vai trò mạnh mẽ của đồng minh Anh trong châu Âu, và có vẻ lo lắng khi người Anh bỏ phiếu rời liên minh.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.