Một số bệnh da hay gặp trong mùa hè và thuốc trị

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLO) -Vào mùa hè thời tiết thường oi nóng, độ ẩm cao tạo điều kiện thuận lợi cho một số bệnh ngoài da phát triển. Bệnh ngoài da ít gây nguy hiểm tính mạng nhưng thường có biểu hiện ngứa, lở loét trên da, ảnh hưởng sức khỏe thể chất và tinh thần người bệnh.

Vào mùa hè thời tiết thường oi nóng, độ ẩm cao tạo điều kiện thuận lợi cho một số bệnh ngoài da phát triển. Bệnh ngoài da ít gây nguy hiểm tính mạng nhưng thường có biểu hiện ngứa, lở loét trên da, ảnh hưởng sức khỏe thể chất và tinh thần người bệnh.

Bệnh viêm da, viêm nang lông do vi khuẩn

Thường gặp là các viêm da do tụ cầu, liên cầu như viêm nang lông, bệnh chốc, nhọt... Bệnh biểu hiện là các mụn mủ, kích thước vài milimet đến vài centimet, xung quanh có quầng da đỏ, đau nhức và có thể có biểu hiện toàn thân như sốt, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh.

Điều trị với các trường hợp nhẹ thường chỉ cần dùng thuốc bôi tại chỗ như dung dịch màu sát khuẩn: castellani, milian, mỡ kháng sinh như fucidin, bactroban, fusidic acid... Trường hợp nặng có thể phải dùng kháng sinh đường uống. Các loại kháng sinh hay sử dụng là nhóm cephalosporin thế hệ I, II, oxacillin, cloxacillin...

Bệnh tuyến mồ hôi

Mùa hè nắng nóng, mồ hôi ra nhiều dễ dẫn tới tình trạng viêm tuyến mồ hôi, đặc biệt ở trẻ nhỏ với các biểu hiện mụn nước, sẩn li ti, đỏ da ở vùng có nhiều tuyến mồ hôi như lưng, ngực, trán, cổ. Người bệnh thường ngứa nhiều, nhất là khi trời nóng, ra mồ hôi.

Điều trị viêm tuyến mồ hôi có thể dùng hồ nước bôi ngày 2 - 3 lần, kem có chất kháng khuẩn và corticoid nhẹ như fucidin H bôi ngày 1 - 2 lần, tắm cho trẻ bằng các dung dịch tắm dành cho em bé như lactacid, cetaphil... mặc đồ mát, thoáng, dễ thấm mồ hôi bằng vải cotton giúp da khô thoáng.

Nhiễm nấm ở da

Da thường dễ bị nhiễm một số dạng nấm sợi, nhất là khi ra mồ hôi nhiều, mặc đồ ẩm ướt. Nhiễm nấm da thường gặp là bệnh lang ben, nấm kẽ chân, nấm bẹn. Bệnh lang ben thường gây ra bởi nấm loài malassezia furfur với tổn thương da là các đám da thay đổi màu sắc trắng, hồng, nâu... trên có vảy nhỏ mịn ở rải rác trên mặt, cổ, lưng, ngực, cánh tay... và ngứa nhiều khi ra mồ hôi.

Nấm kẽ chân hay gặp khi trời mưa, chân tiếp xúc với nước nhiều, kẽ chân đỏ, trợt, chảy nước, rất ngứa. Nấm bẹn thường tổn thương là các đám đỏ da, sẩn, ngoài bờ có mụn nước nhỏ, xếp hình vòng cung, ngứa nhiều.

Điều trị nấm sử dụng thuốc toàn thân và thuốc bôi tại chỗ. Thuốc chống nấm đường uống có các loại như: itraconazole, ketoconazole, fluconazol, griseofulvin... thuốc bôi có các loại như ketoconazol, terbinafine, miconazol...

Viêm da dị ứng

Về mùa hè thường gặp các tình trạng viêm da tiếp xúc kích ứng do côn trùng hoặc viêm da dị ứng do côn trùng đốt. Khi bị viêm da do tiếp xúc với côn trùng, da thường bị đỏ lên, ngứa, sau đó có thể xuất hiện một số mụn nước, mụn mủ nhỏ tại vùng da tiếp xúc. Điều trị viêm da tiếp xúc do côn trùng thường dùng các loại kem kết hợp corticoid và kháng sinh như fucidin H, flucicort. Khi bị côn trùng đốt, da sẽ đỏ, sưng phù và ngứa nhiều.

Điều trị dùng thuốc kem, mỡ corticoid nhẹ và vừa như hydrocortisone, betamethasone. Ngoài các dạng viêm da ở trên, còn gặp viêm da dị ứng thực vật - ánh sáng, nguyên nhân do tiếp xúc với một số loài thực vật sau đó phơi nhiễm với ánh nắng tạo thành phản ứng da với biểu hiện đầu tiên có thể hơi đỏ, ngứa sau khi tiếp xúc với cây cỏ, sau đó da trở nên sẫm màu và sạm da. Điều trị ở giai đoạn đầu thường dùng thuốc làm dịu da, mát da và kem corticoid nhẹ, sau đó kết hợp kem chống nắng.

Viêm da do virut

Một số bệnh da có nguyên nhân do virut như: virut Varicella zoster gây bệnh thủy đậu, zona; virut Herpes gây bệnh herpes; Enterovirus 71 và Coxsackievirus A16 gây bệnh tay - chân - miệng. Tổn thương thủy đậu là các mụn nước đơn độc, lõm giữa, rải rác toàn thân. Bệnh zona thường biểu hiện là chùm mụn nước mọc trên nền da đỏ phân bố theo đường đi của các dây thần kinh ngoại biên, kèm theo đau nhức nhiều.

Điều trị thủy đậu và zona thường dùng các dung dịch thuốc màu như castellani, milian bôi tổn thương mụn nước. Có thể sử dụng kem ức chế virut như acyclovir bôi trong giai đoạn sớm. Điều trị toàn thân các bệnh da do virut có thể dùng thuốc kháng virut như acyclovir, valacyclovir, famciclovir... sử dụng thuốc hạ sốt giảm đau nếu người bệnh có sốt và đau nhức nhiều.

Bệnh da do ánh nắng

Một số bệnh da có nguyên nhân do ánh nắng hoặc nặng lên khi đi ra nắng. Các bệnh da nhạy cảm ánh sáng như bệnh Luput ban đỏ hệ thống, Luput ban đỏ bán cấp và Luput ban đỏ dạng đĩa đều nặng lên vào mùa hè. Bệnh porphirin da và pellagra cũng tổn thương nặng hơn về mùa nắng. Một số bệnh gây ra do phơi nhiễm nhiều với ánh sáng mặt trời như bệnh sẩn ngứa đa dạng do ánh sáng, viêm da ánh sáng, khô da sắc tố đều nặng hơn trong mùa hè và tổn thương da thường xuất hiện ở các vùng da hở...

Điều trị các bệnh này rất phức tạp nhưng nguyên tắc quan trọng là tránh nắng chủ động như đội mũ rộng vành, đeo khẩu trang, kính râm, mặc đồ dài, kín, hoặc tránh nắng bằng các loại kem chống nắng có SPF từ 30 trở lên. Ngoài ra, tùy cơ chế từng bệnh mà dùng các loại thuốc toàn thân phù hợp.

Đọc thêm

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.

Nhập viện cấp cứu, điều trị tâm thần do hút thuốc

Bệnh nhân nhập viện do bị tràn khí màng phổi. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Ông N.B.T (sinh năm 1969, ở Đông Anh, Hà Nội) mới được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, đau chói vùng ngực phải, khi hít vào càng đau quặn hơn không chịu được.

Mối nguy 'bánh mì bẩn'

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Sự việc hơn 300 người nghi ngộ độc thực phẩm, 1 người không qua khỏi sau khi ăn bánh mì mua từ một tiệm tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, khiến chúng ta buộc phải nhìn thẳng vào một sự thật. Đó là món ăn đường phố nói chung và bánh mì thịt nói riêng, nét “ẩm thực độc đáo” của Việt Nam; nếu không được chế biến, bảo quản kỹ lưỡng, không được quản lý chặt chẽ đầu vào, người bán không có tâm; thì đã, đang và sẽ là một mối nguy cho xã hội.