Phá rừng phòng hộ để làm đường vào thi công thuỷ điện

Nhiều cây gỗ trong khu vực rừng phòng hộ bị chặt để làm đường công vụ.
Nhiều cây gỗ trong khu vực rừng phòng hộ bị chặt để làm đường công vụ.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chưa được cấp phép làm đường vào thi công thuỷ điện Nước Long ở xã Ba Ngạc, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi nhưng Công ty cổ phần xây lắp điện Đức Bảo - Kon Tum đã cho xe cơ giới vào làm đường và phá, lấn gần 5.000m2 rừng phòng hộ.

Chiều 30/5, trao đổi với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam, ông Ngô Vĩnh Phong – Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Ba Tơ cho biết, hiện tại đơn vị đã nắm được tình hình và yêu cầu đơn vị thi công cho tạm dừng thi công.

Đồng thời, Hạt Kiểm lâm huyện đã làm báo cáo gửi lên Chi cục Kiểm lâm tỉnh, UBND huyện Ba Tơ, UBND xã Ba Ngạc và các đơn vị liên quan. “Chiều 31/5, Hạt Kiểm lâm huyện Ba Tơ cùng với các đơn vị liên quan sẽ đi thực địa tại khu vực rừng phòng hộ bị phá, lấn chiếm” - ông Phong cho biết thêm.

Theo báo cáo số 157/BC-HKL ngày 20/5/2021 của Hạt Kiểm lâm huyện Ba Tơ về việc phá rừng trái pháp luật, chiếm đất rừng phòng hộ trên lâm phần của Ban quản lý rừng phòng hộ tỉnh tại xã Ba Ngạc. Vào ngày 18 – 19/5, Hạt Kiểm lâm huyện Ba Tơ phối hợp với Trạm quản lý bảo vệ rừng huyện và UBND xã Ba Ngạc kiểm tra hiện trường phá rừng trái pháp luật, chiếm đất rừng phòng hộ tại xã Ba Ngạc kết quả cho thấy gần 5.000m2 phòng hộ bị phá và lấn chiếm.

Trong đó, diện tích bị phá rừng trái luật 1.230m2 tại vị trí lô 4 khoảnh 5, tiểu khu 375 và lô 11, khoảnh 8, tiểu khu 371 là rừng tự nhiên lá rộng xanh nghèo núi đất. Đất rừng phòng hộ bị chiếm là 3.653m2, tại các vị trí lô 4, 4a, 14, 9 khoảnh 5 tiểu khu 375 tất cả điều thuộc xã Ba Ngạc, huyện Ba Tơ tỉnh Quảng Ngãi.

Đường công vụ vào hầm bổ sung nước 2 của dự án thủy điện Nước Long.
 Đường công vụ vào hầm bổ sung nước 2 của dự án thủy điện Nước Long.

Qua kiểm tra thực tế tại hiện trường thấy cây rừng bị cưa hạ bằng máy cưa và sử dụng máy đào để đào bới đất gây thiệt hại đến cây rừng phần lớn cây rừng bị vùi lấp dưới đất; diện tích đất không có rừng quy hoạch chức năng phòng hộ bị đào bới, san ủi làm đường bằng máy đào; chiều rộng mặt đường từ 4 -7m, chiều dài đường 579m.

Khu vực hầm thu nước số 2 của thủy điện Nước Long nằm trong rừng phòng hộ đầu nguồn xã Ba Ngạc, huyện Ba Tơ.
Khu vực hầm thu nước số 2 của thủy điện Nước Long nằm trong rừng phòng hộ đầu nguồn xã Ba Ngạc, huyện Ba Tơ. 

Trước đó, ngày 19/5, Hạt Kiểm lâm huyện Ba Tơ đã mời đại diện Công ty xây lắp điện Đức Bảo - Kon Tum đến trụ sở Hạt Kiểm lâm làm việc liên quan đến việc tàn phá và lấn chiếm rừng phòng hộ. Tại buổi làm việc, Hạt Kiểm lâm huyện Ba Tơ đã đề nghị dừng ngay việc thi công, khẩn trương hoàn thiện các thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng theo quy định.

Tuy nhiên, kết thúc buổi làm việc đại diện công ty này đã bỏ đi và không ký vào biên bản làm việc. Đại diện Công ty cổ phần xây lắp điện Đức Bảo - Kon Tum cũng thừa nhận diện tích rừng phòng hộ bị phá nêu trên do đơn vị chỉ đạo thi công tuyến đường công vụ vào hầm bổ sung nước 2 của dự án thủy điện Nước Long. Tuy nhiên, qua kiểm tra hiện trạng, đại diện Công ty xây lắp điện Đức Bảo - Kon Tum tham gia, nhưng không ký vào biên bản.

Biển cảnh báo “Rừng phòng hộ, cấm chặt phá đốt rừng, lấn chiếm đất rừng, đào bới đất rừng” .
Biển cảnh báo “Rừng phòng hộ, cấm chặt phá đốt rừng, lấn chiếm đất rừng, đào bới đất rừng” .

Mặc dù ở dọc khu vực rừng phòng hộ, lực lượng chức năng đã tiến hành cắm nhiều biển cảnh báo “Rừng phòng hộ, cấm chặt phá đốt rừng, lấn chiếm đất rừng, đào bới đất rừng”. Tuy vậy, ngay bên những biển cảnh báo là nhiều cây rừng ngã đổ, đất đá bị đào bới để phục vụ trong quá trình thi công. Ngay sau khi phát hiện sự việc, lực lượng bảo vệ rừng phòng hộ đã lập chốt chặn bảo vệ hiện trường và tiến hành kiểm đếm, đánh dấu số cây thuộc rừng phòng hộ bị đốn hạ.

Toàn cảnh dự án thủy điện Nước Long.
Toàn cảnh dự án thủy điện Nước Long.

Dự án thủy điện Nước Long có công suất thiết kế 75,6 triệu KWh với tổng vốn đầu tư trên 1.000 tỷ đồng. Dự án này được bổ sung vào quy hoạch thủy điện nhỏ của tỉnh Quảng Ngãi vào năm 2017.

Đọc thêm

Ngày mai (23/4) nơi nào nắng nóng nhất?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (23/4) nắng nóng tiếp tục duy trì ở nhiều khu vực, riêng khu vực từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi có nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt trên 39 độ C.

Khi thanh niên 'nghiêm túc' với khí hậu

Trí trình bày tham luận trong Hội nghị quốc tế ASEAN về năng lượng và môi trường tại Indonesia. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Thạc sĩ Đào Mạnh Trí dù vẫn còn rất trẻ nhưng anh đã “bén duyên” và hoạt động trong lĩnh vực khí hậu từ rất sớm, đặc biệt quan tâm đến việc ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ xã hội. Câu chuyện của anh không dừng ở cuộc hành trình cá nhân mà hoà chung vào dòng chảy của một thế hệ trẻ đầy nhiệt huyết và cống hiến cho công cuộc ứng phó với biến đổi khí hậu, thúc đẩy chuyển dịch năng lượng quốc gia và toàn cầu.

Chiều tối nay, Bắc Bộ có mưa rào

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia dự báo, chiều tối và đêm nay, 20/4, khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi cục bộ có mưa to với lượng mưa 15-30mm, có nơi trên 50mm.

Lâm Đồng quyết tâm ứng phó sạt trượt đất: Bài 4 - Chủ động ứng phó sạt trượt đất mùa mưa 2024

Năm 2023, Lâm Đồng là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề do sạt trượt đất gây ra.
(PLVN) - Lâm Đồng chuẩn bị bước vào mùa mưa 2024 với nhiều dự báo khó lường về tình trạng sạt trượt đất. Vậy giải pháp căn cơ xử lý hiệu quả lâu dài tình trạng sạt trượt, hạn chế tối đa thiệt hại do sạt trượt là gì? Ông Nguyễn Ngọc Phúc – Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng thông tin với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam liên quan nội dung này.

Nắng nóng ở các khu vực bao giờ kết thúc?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (20/4) nắng nóng vẫn tiếp tục duy trì ở khác khu vực. Từ ngày 21/4 khu vực Bắc Bộ sẽ có mưa dông cục bộ, ngày trời nắng. Từ ngày 23-24/4 khu vực Bắc Trung Bộ nắng nóng suy giảm.

Lâm Đồng quyết tâm ứng phó sạt trượt đất: Bài 2 - Nỗ lực tìm giải pháp phòng ngừa sạt lở

Chuyên gia khảo sát tìm nguyên nhân sạt trượt đất tại TP Đà Lạt hồi năm 2017.
(PLVN) - 2023 không phải là năm đầu tiên ở Lâm Đồng xuất hiện các sự cố sạt trượt đất nghiêm trọng. 8 năm về trước, vào năm 2017, tại trung tâm TP Đà Lạt (Lâm Đồng) cũng đã xuất hiện sự cố sạt trượt nghiêm trọng, phương án khắc phục đến nay đã mở ra hướng để nhà chức trách tham khảo, áp dụng trên diện rộng.

Bắc Bộ có mưa dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, từ chiều tối và đêm 17/4 đến sáng sớm ngày 18/4, ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông, riêng vùng núi cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 50mm.