“Mối lương duyên" có hậu qua những bộ phim

“Mối lương duyên" có hậu qua những bộ phim
(PLO) - Nhắc lại những bộ phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”, “Mùa len trâu”, “Cánh đồng bất tận”, “Chuyện của Pao”... người xem  không khỏi xuýt xoa bởi cảnh sắc thiên nhiên quyến rũ của đất nước hiện trên màn ảnh vô cùng đẹp mắt, nên thơ. 
Nếu ngành du lịch biết “kết duyên” với điện ảnh  sẽ góp phần quảng bá du lịch, văn hóa và hình ảnh đất nước, con người đến với đông đảo người xem trong nước và quốc tế và quay lại giúp du lịch hưởng lợi. 
Ngây ngất với cảnh đẹp như thơ
Bộ phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” đang khiến khán giả thổn thức với bao cảm xúc đa sắc màu. Câu chuyện về những đứa trẻ với tuổi thơ thật đẹp, ngọt ngào về tình anh em, tình gia đình, tình bạn, tình chòm xóm... trong tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã được thể hiện sống động bằng ngôn ngữ điện ảnh rất riêng, đầy tinh tế của đạo diễn Victor Vũ. Khung trời xanh mướt của tuổi thơ hiện ra ngay từ những thước phim đầu tiên với những cảnh đẹp đến nao lòng: góc chợ quê, mái nhà xiêu vẹo, những bãi ngô xanh mướt, cánh đồng lúa bát ngát, con suối trong lành...
Với những thước phim quay ở Phú Yên đi kèm với màu sắc tuyệt đẹp cùng câu chuyện cảm động, gần gũi, đậm chất làng quê Việt. Chiếc khăn quàng đỏ, lồng đèn trung thu, bờ đê, cánh đồng với cánh diều vi vu... và hình ảnh non sông Việt Nam hiện lên làm thổn thức trái tim bao người. 
Bộ phim “Chuyện của Pao’’ được chuyển thể kịch bản từ truyện ngắn “Tiếng đàn môi sau bờ rào đá’’ của nhà văn Đỗ Bích Thúy đề cập đến cuộc sống sinh hoạt và đời sống tâm lý, tình cảm của người Mông. Phim lấy bối cảnh tại xã Sủng Là, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Những thước phim đại cảnh đẹp như mơ, huyền ảo khiến khán giả  ngây ngất trước từng mái nhà, từng bờ rào đá, từng thửa ruộng bậc thang, từng vườn cải trổ vàng... ở Đồng Văn. Trong “Chuyện của Pao’’, Đồng Văn vừa tươi đẹp, lộng lẫy vừa gần gũi, giản dị; vừa nên thơ vừa u buồn; vừa lãng mạn vừa vất vả. 
Sau thành công của bộ phim “Chuyện của Pao’’, xã nghèo Sủng Là bắt đầu manh nha làm du lịch cộng đồng. Đặc biệt, ngôi nhà từng được chọn làm bối cảnh trong phim “Chuyện của Pao’’ đã trở thành địa điểm đắt khách du lịch. Những phong tục tập quán trong đời sống người Mông cũng được quan tâm, chú ý và bà con đã biết đầu tư cho du lịch nhiều hơn sau bộ phim “Chuyện của Pao’’.
Cảnh trong phim Chuyện của Pao
Cảnh trong phim Chuyện của Pao 
“Thiên mệnh anh hùng” và “Ngọc Viễn Đông” cũng là hai trong số những tác phẩm điện ảnh đã tinh tế giới thiệu vẻ đẹp “đốn tim” người xem của dải đất hình chữ S. Khu du lịch Tràng An, Tam Cốc - Bích Động, chùa Bái Đính, chùa Bồ Đề, chùa Tháp Bút (Ninh Bình), phủ Thành Chương, khu du tích Cổ Loa, đền An Dương Vương, chùa Trầm, Vườn Quốc gia Ba Vì (Hà Nội) hiện lên trong “Thiên mệnh anh hùng” mang dáng dấp vừa hiện đại vừa cổ kính lại đậm đà nét riêng đẹp đến nức lòng khiến chúng ta tự hào về giang sơn qua từng thước phim, thế giới tò mò về Việt Nam qua từng góc máy. 
Bộ phim “Ngọc Viễn Đông” lại hớp hồn khán giả với những hình ảnh về non nước Việt Nam từ phố núi Sa Pa đến biển Mũi Né, phố cổ Hội An, thành phố yên bình Đà Lạt. Tất cả hiện lên trong từng khung hình đẹp đến xao lòng...
Quảng bá du lịch trên từng thước phim
Trên thực tế, điện ảnh Việt Nam hoàn toàn đủ điều kiện nhân lực và cơ sở vật chất để có thể quay phim tại các danh lam thắng cảnh và du lịch Việt Nam cần tận dụng những bộ phim ấy để quảng bá du lịch đất nước, văn hóa dân tộc vùng miền. 
Và nếu muốn ngành du lịch có những bước phát triển vượt bậc cũng như nền điện ảnh có những tác phẩm chất lượng về non nước, văn hóa, con người Việt Nam, đã đến lúc điện ảnh và du lịch cần phải có sự tương tác lẫn nhau. Đó là, biết tận dụng những bộ phim có hình ảnh đẹp đẽ của giang sơn gấm vóc; biết tạo cơ hội mở cửa cũng như những chính sách đối với các đoàn làm phim từ nước ngoài đến Việt Nam lấy bối cảnh. Chỉ có sự ăn khớp và tận dụng lẫn nhau như vậy mới tạo nên một làn sóng du lịch từ khắp nơi trên thế giới tìm đến Việt Nam thông qua điện ảnh.
Điện ảnh Trung Quốc luôn có những bộ phim cổ trang, dã sử nhằm giới thiệu kiến trúc  hoành tráng, công phu, đỉnh cao của đất nước họ. Hay như điện ảnh Hàn Quốc, họ tham gia quảng bá rất hiệu quả cho hoạt động du lịch khi xuất khẩu phim ra nước ngoài. Mỗi bộ phim Hàn Quốc từ cổ trang cho đến hiện đại, họ đều lồng những hình ảnh đẹp của đất nước như đảo Jeju, những nét văn hóa ẩm thực như kim chi, rượu Shochu... để khi xem phim Hàn thì tất thảy mọi người đều bị mê hoặc và muốn được du lịch đến những bối cảnh tuyệt đẹp trong phim, nếm thử những món ăn xuất hiện trong phim. 
Một đại diện của điện ảnh du lịch Hàn Quốc chia sẻ kinh nghiệm rằng, họ luôn tạo điều kiện cấp giấy phép nhanh nhất, chỉ dẫn tận tình điểm đến thuận tiện cho việc quay phim, lưu giữ và bảo quản tốt các bối cảnh phim đáng giá sau khi đoàn phim ghi hình xong để đưa vào hoạt động quảng bá du lịch... Đây chẳng phải là thành công vì sự kết hợp tận dụng điện ảnh để quảng bá du lịch mà Việt Nam cần học hỏi sao?
Quảng bá hình ảnh du lịch quốc gia qua điện ảnh là chuyện cả thế giới đều đã và đang làm. Đã đến lúc các nhà quản lý từ hai ngành cần phải xem xét vấn đề, tạo cơ chế phù hợp nhằm thúc đẩy sự phối hợp giữa du lịch và điện ảnh, góp phần hỗ trợ công tác quảng bá điểm đến của Việt Nam và tạo ra kết thúc có hậu cho cả hai ngành trong tương lai. 

Tin cùng chuyên mục

Liên hoan phim sẽ trình chiếu 117 bộ phim của 51 quốc gia và vùng lãnh thổ (ảnh Thùy Dương)

117 bộ phim trình chiếu Liên hoan phim quốc tế Hà Nội

(PLVN) - Với khẩu hiệu: “Điện ảnh: Sáng tạo - Cất cánh”, Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2024 hứa hẹn là sự kiện quan trọng không chỉ của điện ảnh mà còn góp phần quan trọng quảng bá hình ảnh Thủ đô Hà Nội, đất nước Việt Nam đến bạn bè trong nước và quốc tế. Liên hoan phim sẽ trình chiếu 117 bộ phim của 51 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Đọc thêm

'Tiếng hát Hà Nội 2024' lan tỏa thanh âm của tình yêu Hà Nội

Cuộc thi còn tạo điều kiện phát triển cho những tài năng âm nhạc trẻ. (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Cuộc thi “Tiếng hát Hà Nội năm 2024” sẽ tạo cơ hội cho các nghệ sĩ sáng tạo, thể hiện những tác phẩm âm nhạc truyền thống và đương đại với chủ đề về ca ngợi Tổ Quốc, Đảng, Bác Hồ, tình yêu với Thủ đô, quê hương – đất nước góp phần thúc đẩy sự sáng tạo và phát triển nghệ thuật.

MC Cát Tường đề nghị xử lý một số trang tin lấy tên mình 'giật tít câu view' để lừa tiền

Diễn viên - MC Cát Tường
(PLVN) - MC Cát Tường và nhà sản xuất “Bạn muốn hẹn hò” mời luật sư và Thừa phát lại lập vi bằng một số trang tin điện tử, fanpage, facebook, youtube… có hành vi “giật tít câu view”, làm sai lệch thông tin, gây hoang mang dư luận liên quan vụ MC cảnh báo có kẻ gian sử dụng hình ảnh của mình để lừa đảo số tiền lớn.

'Thư gửi mẹ' - sản phẩm truyền thông thực hiện bình đẳng giới lọt vào top 7 đề cử cho Giải thưởng Silvana S Film

'Thư gửi mẹ' - sản phẩm truyền thông thực hiện bình đẳng giới lọt vào top 7 đề cử cho Giải thưởng Silvana S Film
(PLVN) - Giải thưởng Silvana S Film là giải thưởng tôn vinh những bộ phim tài liệu xuất sắc về môi trường và giới trẻ, thuộc khuôn khổ chương trình LENScape: Documentary Shorts from Southeast Asia. Năm nay, Việt Nam tham gia Giải thưởng Silvana S Film với bộ phim tài liệu ngắn “Thư gửi mẹ” do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đồng sản xuất với đạo diễn Hà Lệ Diễm.

Vẻ đẹp từ những thước phim

Vẻ đẹp từ những thước phim
(PLVN) - Thời gian đã phủ lớp bụi lên những thước phim cổ, tấm ảnh cũ, tuy nhiên giá trị của chúng không mất đi. Ngày nay, dù cuộc sống hiện đại hối hả, sôi động với nhiều âm thanh, màu sắc đa dạng trên truyền hình, nhưng nhiều người trẻ vẫn dành tình cảm cho các bức ảnh cũ, thước phim xưa.

Đắm say với “Tình ta Hà Tĩnh”

Cảnh đẹp Hà Tĩnh được nhạc sĩ Ngọc Lê Ninh đưa vào trong ca khúc "Tình ta Hà Tĩnh) (ảnh trong MV).
(PLVN) -  Sau 12 năm ấp ủ, nhà khoa học, nhà thơ, nhạc sỹ Ngọc Lê Ninh cho ra đời ca khúc mang tên “Tình ta Hà Tĩnh”. Với âm hưởng dân ca xứ Nghệ, ca khúc tôn vinh đời sống văn hóa, chính trị, phong tục tập quán, các địa danh nổi tiếng, các đặc sản biển rừng, văn hóa phi vật thể (Ví Dặm, Ca trù Cổ Đạm)... và một tình yêu nồng nàn với mảnh đất nơi đây.

Trao giải Cuộc thi 'Tiếng vang lịch sử: Diễn giải Văn Miếu - Quốc Tử Giám qua hội họa'

Các tác phẩm hội họa đạt giải thưởng cao (ảnh P.V)
(PLVN) - Cuộc thi “Tiếng vang lịch sử: Diễn giải Văn Miếu-Quốc Tử Giám qua hội họa” là “sân chơi” lành mạnh nơi các bạn trẻ cùng nhau sáng tạo, cùng nhau tranh tài, thể hiện cảm xúc, quan điểm của mình qua các tác phẩm hội họa về các công trình kiến trúc, hiện vật, tượng thờ,… tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức

Cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Với mục đích tìm kiếm người đẹp có đủ “sắc, tâm, tài” để quảng bá hình ảnh của tà áo dài Việt Nam, cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu được tổ chức nhằm phát huy vai trò, năng lực của phụ nữ Việt Nam trong tiến trình hội nhập phát triển, quảng bá đất nước, con người Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Liên hoan các ban nhạc toàn quốc năm 2024

BTC thông tin về Liên hoan các Ban nhạc toàn quốc năm 2024. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Liên hoan các ban nhạc toàn quốc năm 2024 là dịp để các nghệ sĩ đến từ mọi miền cả nước quy tụ gặp gỡ, giao lưu học hỏi, chia sẻ và trao đổi những kinh nghiệm trong hoạt động nghệ thuật, nhằm nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, tiếp tục tạo ra những sản phẩm nghệ thuật có chất lượng phục vụ xã hội.