Mốc son tạo nên sức mạnh bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc

Mốc son tạo nên sức mạnh bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc
(PLO) - Sáng qua (4/8), Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống đánh thắng trận đầu của Hải quân nhân dân Việt Nam (2/8/1964) và quân, dân miền Bắc (5/8/1964) đã được Bộ Quốc phòng, Quân chủng Hải quân long trọng tổ chức tại TP.Hải Phòng.
Tới tham dự Lễ kỷ niệm có Đại tướng Phùng Quang Thanh - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng nhiều tướng lĩnh qua các thời kỳ, đại diện lãnh đạo Quân khu III, Quân chủng Hải Quân, lãnh đạo TP.Hải Phòng, đại diện Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng Vũ trang...  Đặc biệt, Lễ kỷ niệm còn có sự có mặt của 55 cựu chiến binh trực tiếp tham gia chiến đấu trong chiến thắng trận đầu và đại biểu cán bộ chiến sĩ trong toàn Quân chủng.
“Đối mặt với kẻ thù không hề run sợ”
Diễn văn ôn lại thành tích vẻ vang chiến thắng trận đầu của Hải quân nhân dân Việt Nam do Đô đốc Nguyễn Văn Hiến - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tư lệnh Quân chủng Hải quân đọc tại buổi lễ nhấn mạnh: “Những bài học rút ra từ chiến thắng trận đầu của Hải quân nhân dân Việt Nam là làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng để khi đối mặt với kẻ thù không hề run sợ. Khi trực tiếp chiến đấu với kẻ thù, vừa phải nêu cao tinh thần tự lực tự cường, đồng thời phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi lực lượng, nhất là lực lượng vũ trang các địa phương nhằm tạo thế trận liên hoàn, vững chắc. Cùng với huấn luyện, phải làm tốt công tác bảo đảm hậu cần, kỹ thuật cũng như công tác chính sách, cứu chữa thương binh, duy trì khả năng chiến đấu liên tục cho mỗi con tàu khi đối mặt với kẻ thù”.
Đô đốc Nguyễn Văn Hiến bày tỏ niềm thành kính tưởng nhớ Chủ  tịch Hồ Chí Minh kính yêu; tưởng nhớ các Anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh trong trận đánh ngày 2 và 5/8/1964; những cán bộ, chiến sĩ Hải quân ưu tú đã anh dũng hy sinh trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc; bày tỏ niềm tri ân tới các đồng chí thương binh, gia đình liệt sĩ, các đồng chí cựu chiến binh Hải quân, đặc biệt là cán bộ, chiến sĩ đã trực tiếp tham gia chiến đấu làm nên Chiến thắng trận đầu ngày 2 và 5/8/1964, gửi lời cảm ơn và lời thăm hỏi ân cần nhất tới nhân dân cả nước, các đơn vị trong và ngoài Quân đội về sự phối hợp hiệp đồng trong chiến đấu và công tác, sự thương yêu đùm bọc giúp đỡ về mọi mặt để Hải quân nhân dân Việt Nam hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình.
Theo Đô đôc, Chiến thắng trận đầu “đã tô thắm thêm truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng; trở thành mốc son hết sức quan trọng đối với Hải quân nhân dân Việt Nam trong lịch sử xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, động viên các lực lượng trong toàn Quân chủng tiếp tục bước vào những trận chiến đấu mới, lập nên những chiến công mới trong sự nghiệp giải phóng dân tộc cũng như bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc hôm nay”. 
“Mất chủ quyền biển, đảo là có tội với lịch sử dân tộc”
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã nhấn mạnh ý này khi phát biểu tại Lễ kỷ niệm. Đại tướng Phùng Quang Thanh nêu rõ: “Trong bối cảnh hiện nay, tình hình biển, đảo luôn có tác động rất lớn đến sự ổn định, hòa bình của đất nước. Chủ quyền biển, đảo Tổ quốc là thiêng liêng, là tất cả, mất chủ quyền biển, đảo cũng đồng nghĩa với mất đi phần máu thịt, hương hỏa ông cha ta để lại, là chúng ta có tội với tổ tiên, có tội với lịch sử dân tộc Việt Nam”.
Với những giá trị vẻ vang và anh hùng từ những bài học giá trị của chiến thắng trận đầu ngày 2 và 5/8/1964, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh nhắc nhở lực lượng Hải quân: “Ngày nay, sự nghiệp cách mạng có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn, thử thách. Tình hình thế giới, biển Đông diễn biến phức tạp, yêu cầu đặt ra cho Quân đội ta nói chung cũng như Quân chủng Hải quân những nhiệm vụ mới đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao hơn. Trong thời gian tới, Quân chủng Hải quân cần kế thừa, phát triển và vận dụng linh hoạt, sáng tạo những bài học kinh nghiệm từ chiến thắng trận đầu vào nhiệm vụ thực tiễn trong quản lý chủ quyền và bảo vệ biển, đảo Tổ quốc”.
Bộ trưởng cũng đã nêu rõ 6 nội dung quan trọng cần được tập trung thực hiện để làm tốt nhiệm vụ quản lý chủ quyền và bảo vệ biển, đảo Tổ quốc, trong đó lực lượng Hải quân cần  “nắm vững quan điểm của Đảng và Nhà nước trong việc giải quyết tranh chấp chủ quyền biển, đảo, đó là bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo đất nước bằng phương pháp hòa bình, giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định, tập trung phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân, giữ vững quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng, chủ động hợp tác với hải quân các nước theo đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, không phương hại an ninh của các nước láng giềng; hỗ trợ chương trình đánh bắt xa bờ của nhân dân để nhân dân yên tâm bám biển; cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, chiến sĩ”... 
Tại buổi lễ, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đã yêu cầu các đơn vị chức năng rà soát lại những trường hợp đã lập nên chiến công trong chiến thắng trận đầu nhưng chưa được ghi nhận, khen thưởng để báo cáo về Quân ủy Trung ương và kịp thời ghi nhận công lao của cán bộ, chiến sĩ, dân quân tự vệ đã tham gia chiến đấu.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.