Mốc ngày tháng không quên của 'chiến sĩ' áo trắng chống dịch COVID-19

Bệnh nhân mắc COVID-19 được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Ngọc Nga
Bệnh nhân mắc COVID-19 được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Ngọc Nga
0:00 / 0:00
0:00

(PLVN) - Những ngày chống COVID - 19 căng thẳng, các bác sĩ và nhân viên y tế tranh thủ từng giây từng phút cứu bệnh nhân, quên ăn quên ngủ lấy xét nghiệm, tiêm vaccine cho Nhân dân để đẩy lùi, chặn đứng dịch... Xin điểm lại các mốc thời gian gắn với sự nỗ lực, hy sinh của "chiến sĩ áo trắng".

Ngày 23/1/2020: Ca bệnh COVID-19 đầu tiên xuất hiện tại Bệnh viện Chợ Rẫy, TP HCM là 2 cha con người Trung Quốc.

Ngày 31/1/2020: Việt Nam công bố ca bệnh đầu tiên người Việt Nam nhiễm SARS-CoV-2 là nhân viên Công ty TNHH Nihon Plast của Nhật Bản được cử sang Vũ Hán (Trung Quốc) tập huấn từ tháng 11 về Việt Nam.

Ngày 1/2/2020: Nữ nhân viên tiếp tân khách sạn ở Nha Trang được xác định là trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 nội địa đầu tiên.

Ngày 7/2/2020: Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã nuôi cấy và phân lập thành công virus SARS-CoV-2 mới. Quá trình nghiên cứu, phân lập chủng virus này được các nhà khoa học Việt Nam thực hiện trong 72 giờ. Việt Nam trở thành 1 trong 4 nước đầu tiên phân lập được SARS-CoV-2.

Ngày 25/2/2020: 1 tháng sau khi có ca bệnh đầu tiên, toàn bộ 16 ca mắc COVID-19 đầu tiên ở Việt Nam đều khỏi bệnh.

Ngày 6/3/2020: Hà Nội công bố ca bệnh đầu tiên là bệnh nhân số 17 trở về từ Anh.

Ngày 20/3/2020: Bộ Y tế công bố 2 bệnh nhân COVID-19 là 2 nữ điều dưỡng Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) với tiền sử dịch tễ không tìm thấy nguồn lây khi cả 2 không có lịch sử tiếp xúc với các bệnh nhân COVID-19.

Ngày 3/6/2020: Bệnh nhân người Anh số 19 – một trong những ca bệnh nặng từng phải can thiệp ECMO và đã 3 lần ngừng tim đã được xuất viện. Đây là ca bệnh được cứu sống kỳ tích bởi sự tận tâm, quyết đoán của đội ngũ y, bác sĩ Việt Nam khi bệnh nhân chỉ còn 1% cơ hội sống sót.

Ngày 25/7/2020: Bộ Y tế công bố ca nhiễm thứ 416 tại Đà Nẵng nhưng không truy vết được nguồn lây cùng các ca nhiễm khác xuất hiện. Đây là ca nhiễm đầu tiên tại Đà Nẵng, bắt đầu làn sóng dịch COVID-19 thứ hai, chấm dứt chuỗi 99 ngày cả nước không ghi nhận lây nhiễm cộng đồng.

Ngày 30/7/2020: Bộ Y tế thành lập 3 tổ công tác đặc biệt hỗ trợ TP Đà Nẵng phòng chống dịch COVID-19, chi viện nhân lực và trang thiết bị y tế hỗ trợ Đà Nẵng.

Ngày 31/7/2020: Việt Nam có ca COVID-19 đầu tiên tử vong vì nhồi máu cơ tim.

Ngày 16/8/2020: Đà Nẵng đồng loạt lấy xét nghiệm diện rộng.

Ngày 23/9/2020: Bệnh nhân COVID-19 cuối cùng tại TP Đà Nẵng được công bố khỏi bệnh tại Bệnh viện Dã chiến Hòa Vang.

Ngày2/1/2021: Ghi nhận ca bệnh COVID-19 đầu tiên mang biến thể VOC 202012/01 – chủng mới được ghi nhận ở Anh.

Ngày 28/1/2021: Công bố bệnh nhân 1552 tại Hải Dương, báo động về khả năng lây lan mới. Xác nhận bệnh nhân 1553 lây nhiễm cộng đồng tại Quảng Ninh là nhân viên Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, Quảng Ninh. 12h trưa 28/1 Hải Dương giãn cách xã hội, chấm dứt chuỗi 55 ngày không lây nhiễm cộng đồng.

Ngày 8/3/2021: Những mũi tiêm vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên tại Việt Nam bắt đầu được triển khai.

Ngày 27/4/2021: Xuất hiện các chuỗi lây nhiễm COVID-19 từ người cách ly tại Yên Bái khiến Việt Nam tăng cường trở lại mức độ phòng, chống dịch bệnh.

Ngày 29/4/2021: TP Hồ Chí Minh ghi nhận 1 F0 là nam giới tiếp xúc gần với trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 sau cách ly tại tỉnh Hà Nam.

Ngày 30/4/2021: Bộ Y tế cho biết tất cả các mẫu xét nghiệm của 4 chuyên gia Ấn Độ và nhân viên khách sạn ở Yên Bái thuộc biến thể đang lưu hành và gây bệnh tại Ấn Độ - biến thể B.1.617.2. Đây là những bệnh nhân nhiễm chủng biến thể Ấn Độ đầu tiên ghi nhận tại Việt Nam.

Ngày 7/5/2021: Bắc Giang phát hiện 1 ca nhiễm liên quan đến nguồn bệnh từ Bệnh viện K, Hà Nội. Bắc Giang sau đó đã liên tiếp phát hiện các trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 và bắt đầu bước vào cuộc chiến với làn sóng dịch COVID-19 thứ tư.

Ngày 18/5/2021: Bộ Y tế thành lập Bộ phận thường trực của Bộ Y tế tại Bắc Giang, Bắc Ninh và TP Hồ Chí Minh (lần 2).

Ngày 19/5/2021: TP Hồ Chí Minh ghi nhận ca nhiễm biến chủng Ấn Độ B.1.617.2 đầu tiên.

Ngày 21/6/2021: TP Hồ Chí Minh tổ chức triển khai Chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 lớn nhất từ trước đến nay tại Khu Công nghệ cao TP Thủ Đức cho gần 1 triệu người.

Ngày 10/7/2021: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát động chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 với mục tiêu tiêm 150 triệu mũi cho khoảng 75 triệu người trong thời gian tới.

Ngày 26/7/2021: Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Bắc Giang công bố tình hình dịch bệnh trên địa bàn đã được kiểm soát.

Ngày 28/7/2021: TP Hồ Chí Minh thí điểm triển khai chương trình điều trị F0 tại nhà; triển khai chương trình sử dụng thuốc kháng virus có kiểm soát tại cộng đồng cho người mắc COVID-19 có triệu chứng nhẹ.

Ngày 30/7/2021: Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long ban hành Quyết định 3616/QĐ-BYT phê duyệt Đề án “Tăng cường năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực cho các bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19 nặng”.

Ngày 16/8/2021: Bộ Y tế đã cho phép triển khai chương trình sử dụng thuốc có kiểm soát Molnupiravir cho các trường hợp mắc COVID-19 thể nhẹ tại nhà và cộng đồng tại TP Hồ Chí Minh.

Ngày 20/8/2021: TP Hồ Chí Minh triển khai các trạm y tế lưu động đầu tiên.

Ngày 21/8/2021: TP Hồ Chí Minh triển khai điều trị F0 tại nhà.

Ngày 23/8/2021: TP Hồ Chí Minh siết chặt giãn cách từ 0 giờ ngày 23/8 đến 6/9. Chính phủ đã quyết định đưa lực lượng quân đội vào hỗ trợ công tác chống dịch.

Ngày 2/9/2021: Hai địa phương đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh công bố kiểm soát được dịch COVID-19 là quận 7 và huyện Củ Chi.

Ngày 10/9/2021: TP Hồ Chí Minh tổ chức Chiến dịch cao điểm tiêm chủng vaccine COVID-19. Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 4355/QĐ-BYT về hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, trong đó quy định tiêm cho phụ nữ mang thai.

Ngày 27/10/2021: TP Hồ Chí Minh là địa phương đầu tiên triển khai tiêm vaccine cho trẻ từ 12-17 tuổi.

Ngày 10/12/2021: Việt Nam triển khai chiến dịch tiêm vaccine liều nhắc lại, liều bổ sung.

Ngày 4/1/2022: Hà Nội chạm mốc 2.500 ca COVID-19/ngày.

Ngày 5/1/2022: Bộ Y tế có Công điện số 22/CĐ-BYT gửi Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố về tăng cường các biện pháp phòng chống dịch trước biến chủng Omicron.

Ngày 7/1/2022: TP Hà Nội, trước bối cảnh số ca F0 tăng cao, đồng thời cũng nằm trong mục tiêu tiêm phủ vaccine cho toàn bộ người dân trên địa bàn, nhiều quận, huyện, thị xã tại Hà Nội đã triển khai tiêm tại nhà cho người già yếu, người bại liệt, khuyết tật, người mất tri giác, mất năng lực hành vi...

Ngày 20/1/2022: Hà Nội mở cao điểm tiêm vaccine xuyên Tết.

Ngày 28/01/2022: Bộ Y tế ban hành Quyết định số 250/QĐ-BYT về hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19.

Ngày 14/2/2022: Hà Nội vượt mốc 3.500 ca COVID-19/ngày.

Ngày 1/3/2022: Số ca mắc COVID-19 lần đầu lập đỉnh 98.762 ca. Bộ Y tế ban hành Quyết định số 437/QĐ-BYT sửa đổi, bổ sung một số điểm của “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19" ban hành kèm theo Quyết định 250/QĐ-BYT ngày 28/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Trong đó, bổ sung hướng dẫn sử dụng của 02 loại thuốc kháng virus là Remdesivir và Molnupiravir.

Ngày 5/3/2022: Bộ Y tế xin ý kiến Ban Chỉ đạo cho phép tạm dừng việc thông báo số ca mắc COVID-19 hàng ngày để tránh gây hoang mang.

Ngày 16/3/2022: Lần đầu số ca mắc COVID-19 lập đỉnh 180.558 ca mắc mới.

Ngày 28/3/2022: Số ca mắc COVID-19 giảm dần. Bộ Y tế có công văn số 1535/BYT-DP gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur về việc tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi.

Ngày 4/4/2022: Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị trực tuyến hướng dẫn triển khai cấp “Hộ chiếu vaccine”.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.