Mô hình trường học mới ở Việt Nam (VNEN): Thầy trò nói không, Bộ Giáo dục nói có

Bộ nói chương trình tốt, phụ huynh nói… không. (Ảnh minh họa)
Bộ nói chương trình tốt, phụ huynh nói… không. (Ảnh minh họa)
(PLO) - Vấn đề làm nóng dư luận xã hội và trên các diễn đàn trong suốt thời gian gần đây, đó là mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) đã, đang triển khai tại các tỉnh, thành phố trên cả nước. Nhiều ý kiến cho rằng, VNEN chưa phù hợp với số đông học sinh (HS) Việt Nam. Phải chăng ngành Giáo dục đã tính toán sai?

Ồ ạt rồi bất ngờ dừng lại

Trước thềm năm học mới vừa qua, giáo viên ở tỉnh Hà Tĩnh mừng vui “thoát vòng kim cô” VNEN trói buộc và nỗi ấm ức bấy lâu được giải tỏa. Theo các thầy cô, việc tổ chức lớp học theo nhóm khiến học sinh phải quay lưng, quay đầu nhiều hơn và các em dễ bị các bệnh vẹo cột sống, đốt cổ; về lâu dài có thể ảnh hưởng đến phát triển thể chất, tinh thần học trò.

Chưa kể, mô hình này đặt ra mục đích cao siêu về vai trò tự quản lớp học và bắt các bé chỉ mới có suy nghĩ non nớt phải đứng ra tổ chức lớp học theo cặp đôi, thảo luận nhóm... Chính việc chạy theo phong trào, làm vội vàng trong khi trường học chưa đầu tư bài bản về cơ sở vật chất, trang thiết bị, thiếu giáo trình và giáo viên chưa được tập huấn kỹ… đã khiến VNEN trở thành nỗi ám ảnh đối với người dạy lẫn phụ huynh. Thế nên, không chỉ tính chuyện gửi con đến những nơi chưa ép buộc học VNEN để học lớp 1, nhiều phụ huynh có con học bậc THCS cũng phản ứng và quyết xin con ra khỏi chương trình này. 

Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT vẫn cho rằng chương trình này cần triển khai, nhân rộng với những địa phương có điều kiện. Và dù Bộ chỉ đạo không “bắt buộc” nhưng trên thực tế, nhiều địa phương vì thành tích vẫn thực hiện trong nỗi ấm ức và cả nỗi lo học sinh kém càng kém bởi điểm lấy chung của nhóm. Có thể các bạn trong nhóm điểm sẽ cao bởi có bạn trưởng nhóm học giỏi đã làm tất cả. Nhưng các em sẽ khó vượt qua những kì thi bởi khi ấy không có bạn nào làm hộ nữa… Nhiều thầy cô, phụ huynh cũng thẳng thắn cho biết, học sinh còn quá bé, chưa thể tập trung, chưa đủ kiến thức để tự học, tự nghiên cứu. Và các em chỉ dốt đi mà thôi!

Được biết, Dự án “Mô hình Trường học mới Việt Nam” (hay còn gọi là Dự án GPE-VNEN) do Quỹ Hỗ trợ giáo dục toàn cầu (Global Partnership for Education - GPE) tài trợ cho Việt Nam nghiên cứu, vận dụng để triển khai. UNESCO tại Việt Nam là cơ quan giám sát và điều phối cùng một số đối tác phát triển giáo dục tại Việt Nam. Thời gian triển khai Dự án là 41 tháng (từ 1/2013 đến hết tháng 5/2016).

Sau thời gian thí điểm vào năm học 2011-2012, tại 6 tỉnh (Lào Cai, Hòa Bình, Hà Giang, Kon Tum, Đác Lắc và Khánh Hòa), cho 12 huyện, 24 trường và 48 lớp 2, dự án Mô hình Trường học mới chính thức được triển khai vào năm học 2012-2013 trên toàn quốc. 

Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều địa phương trên cả nước đột ngột dừng triển khai VNEN như: Nghệ An, Hà Tĩnh, Hà Giang, Đắk Lắk, Bắc Ninh,… Cuối tháng 7 vừa qua, sau khi có kết luận về việc triển khai mô hình VNEN năm học 2016 -2017, nhiều tỉnh quyết định tạm dừng triển khai đại trà mô hình này trong năm học 2017 - 2018. Bởi lẽ, thời gian đầu, do có nguồn tài trợ nên những trường thí điểm mô hình trường học mới này được cung cấp trang thiết bị, tiền làm đồ dùng dạy học. Giáo viên và học sinh được phát toàn bộ sách giáo khoa. Sau 2 năm thực hiện, nhiều địa phương đã ồ ạt mở rộng thêm mô hình trường học mới ra nhiều trường trong cả nước, lúc này kinh phí phục vụ cho việc làm đồ dùng dạy học, trang trí lớp các trường phải tự lo. 

Cô Thu Hằng, một giáo viên ở Hà Tĩnh cho hay, học VNEN có nhiều tiến bộ, giúp học sinh hứng thú học tập và đỡ khô khan hơn. Tuy nhiên, còn một số điểm bất ổn. Đó là, thông thường, giáo viên giảng cho học sinh hiểu được bản chất thì mới hiểu bài nhưng với mô hình này, các con phải tự tìm tòi kiến thức theo tài liệu hướng dẫn, sau đó mới rút ra quy luật.. Điểm bất cập nữa, học phải xuyên suốt từ cấp 1 đến cấp 3, không thể học nửa vời, và giáo viên cũng phải dạy xuyên suốt... 

Khi “ấm ức” được giải tỏa

Thực tế kết quả rà soát tại Hà Tĩnh cho thấy, hầu hết phụ huynh không chấp nhận con em học VNEN, dao động từ 80-100%. Trường Tiểu học Cẩm Quang (Cẩm Xuyên) là trường duy nhất tại Hà Tĩnh được lựa chọn là 1/1.447 trường thí điểm mô hình VNEN của cả nước (có tài trợ) cũng có đến 108/113 phụ huynh từ chối mô hình này, chiếm tỷ lệ 95,5%... Hội đồng của tỉnh thẳng thắn: “Qua dự giờ, quan sát học sinh học tập, kỹ năng của giáo viên và các hoạt động khác theo mô hình VNEN: Nhìn chung các tiết dạy đều tổ chức theo một mô típ, làm cho tiết học trở nên cứng nhắc, thiếu linh hoạt, giống như cỗ máy được lập trình sẵn”. 

Thạc sĩ Nguyễn Đình Anh nguyên Trưởng phòng Giáo dục chuyên nghiệp, Sở GD&ĐT Nghệ An thẳng thắn bày tỏ suy nghĩ về mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN): “Phương pháp tổ chức cho học sinh tự khám phá bài học thực chất là phương pháp dạy học chỉ phù hợp với đối tượng học sinh lớp lớn. Đó chính là phương pháp phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu của sinh viên đại học.  Và một điều phi lý nữa, tại sao đội ngũ giáo viên tiểu học và trung học cơ sở đã được đào tạo bài bản như lâu nay lại không tiếp thu nổi phương pháp dạy học VNEN? Để đến nỗi bất cứ báo cáo nào của Bộ GD&ĐT cũng cho rằng năng lực của giáo viên khi tiếp thu phương pháp dạy học VNEN còn hạn chế?

Có thật vậy không, hay là vì giáo viên thiếu đồng thuận nên việc triển khai VNEN chưa đạt được như mong muốn? Trong thời gian qua có điều kiện đến làm việc với các Phòng GD&ĐT, chúng tôi được biết hầu hết các cơ sở này đều không mặn mà với VNEN, nhưng họ không dám nói ra. Bởi hiện nay đã có một tâm lý xuất hiện trong cán bộ quản lý và giáo viên là: cấp dưới tuân thủ cấp trên. Cấp dưới không dám phản biện với cấp trên. Nhiều nơi sợ không được xếp bậc thi đua cuối năm như ý muốn”. 

Mặt khác, theo Báo cáo Tổng kết năm học 2016-2017, triển khai nhiệm vụ năm học 2017-2018 của Bộ GD&ĐT: Năm học 2016 - 2017, cả nước có 4.393 trường tiểu học (tỉ lệ 29,2%) với 1.542.863 học sinh tiểu học (tỉ lệ 19,8%) theo mô hình VNEN. Tổng cộng tiền bán sách VNEN cả 2 khối tiểu học và trung học cơ sở ước tính “tròm trèm” gần 400 tỉ đồng mỗi năm. Con số này sẽ còn tăng lên khi số trường đăng ký học VNEN năm học 2017 - 2018 tăng hơn năm trước với cách làm hiện nay. Vấn đề cần đặt ra ở đây là, ngoài giá cao bất thường gấp 3 hoặc hơn 3 lần giá sách giáo khoa hiện hành trong khi nội dung chép từ sách năm 2000, sách VNEN lại được bán độc quyền bằng đường dây khép kín của ngành Giáo dục. 

Có thể nói, với quá nhiều bất cập và phản ánh từ phụ huynh, học sinh và thầy cô, đã đến lúc Bộ cần thẳng thắn nhìn lại vấn đề này chứ không thể thấy chết “lâm sàng” vẫn khuyến khích các địa phương thực hiện. Và khá nhiều địa phương không làm thì lo mất điểm thi đua, địa phương thực hiện thì vừa khổ, vừa vất vả mà cũng chỉ biết… kêu trời mà thôi…

Ông Nguyễn Đức Hữu - Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD&ĐT: Bộ GD&ĐT sẽ không “ buông tay”

Bản chất của phương pháp giáo dục theo VNEN là thực hiện phương thức dạy học lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm trong quá trình thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành. Tuy nhiên, ở một số nơi do nhận thức chưa đầy đủ, chưa làm tốt công tác truyền thông để cha mẹ học sinh và xã hội hiểu rõ về phương pháp giáo dục theo  VNEN; chưa chuẩn bị tốt các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, về tập huấn, bồi dưỡng giáo viên… và trong khi triển khai còn rập khuôn, máy móc, tổ chức hoạt động học của học sinh một cách hình thức nên kém hiệu quả, một bộ phận học sinh không đạt được kết quả học tập như mong muốn, gây băn khoăn, lo lắng cho cha mẹ học sinh và dư luận xã hội.

Khó khăn lớn nhất và cũng là nguyên nhân chính dẫn tới vướng mắc trong việc triển khai VNEN là do việc tập huấn, bồi dưỡng giáo viên về phương pháp dạy học tích cực theo VNEN còn hạn chế và nhất là ở những địa phương triển khai mở rộng, cán bộ quản lí, giáo viên chưa thực sự sẵn sàng. Tôi không đồng ý với ý kiến cho là Bộ GD&ĐT “buông tay” với VNEN. Thời gian qua, trước các ý kiến phản ánh về những khó khăn, vướng mắc khi triển khai VNEN, Bộ GD&ĐT đã có những chỉ đạo sát sao và quyết liệt, trong đó, Bộ yêu cầu các địa phương khi triển khai phải đảm bảo các điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, đồng thời thực hiện trên tinh thần tự nguyện.

Tôi muốn khẳng định, Bộ GD&ĐT sẽ không “buông tay” mà sẽ chung tay cùng các cơ sở giáo dục khắc phục khó khăn, vướng mắc, triển khai có hiệu quả hơn phương pháp giáo dục theo VNEN, đồng thời chuẩn bị tốt cho việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.

Việc đổi mới luôn phải đối diện với những khó khăn, vướng mắc về nhiều mặt, trong đó không tránh khỏi sẽ có những ý kiến, quan điểm khác nhau. Bộ GD&ĐT luôn trân trọng và lắng nghe ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các chuyên gia giáo dục và các tầng lớp nhân dân để tiếp tục rà soát, hoàn thiện chủ trương và giải pháp nhằm thực hiện tốt nhất mục tiêu đổi mới của ngành.

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...