Hải Phòng: Mô hình trường học mới Việt Nam chưa thành công

Một lớp học VNEN ở Trường tiểu học Đằng Lâm, quận Hải An
ẢNH: L.T/Báo Thanh niên
Một lớp học VNEN ở Trường tiểu học Đằng Lâm, quận Hải An ẢNH: L.T/Báo Thanh niên
(PLO) - Từ năm học 2012-2013, nhiều địa phương trong cả nước thực hiện thí điểm mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) nhưng sau 4 năm thực hiện thí điểm mô hình này, bên cạnh một số chuyển biến tích cực trong hoạt động giảng dạy của thầy trò thì còn tồn tại nhiều bất cập khiến lãnh đạo ngành giáo dục đang cân nhắc nên hay không tiếp tục giảng dạy theo mô hình VNEN.

Đổi mới trở thành nhu cầu của giáo dục

Đổi mới giáo dục gần như là khẩu hiệu thường trực của ngành giáo dục nhiều năm qua. Tuy nhiên, sau nhiều năm đổi mới đến nay, ngành giáo dục vẫn đang loay hoay tìm lời giải và kiến tạo một đường ray đúng hướng cho giáo dục nước nhà. Trong đó, đổi mới về phương pháp giảng dạy được đề cập đến khá nhiều và được đánh giá là nội dung trọng tâm trong các nội dung cần phải đổi mới của ngành giáo dục.

Phương pháp giảng dạy theo kiểu “truyền thống” đã và đang được thực hiện là “thầy đọc, trò chép, thầy giảng, trò ghi” được cho là lạc hậu, khiến học sinh bị động trong quá trình tiếp nhận kiến thức. Vì vậy, đổi mới giáo dục là cần thiết, phương pháp giảng dạy lấy học sinh làm trung tâm của quá trình lĩnh hội kiến thức được toàn ngành giáo dục áp dụng. Do vậy, mô hình giáo dục với phương pháp mới (VNEN) là một mô hình dạy học hiện đại, góp phần đổi mới giáo dục đã được nghiên cứu, ứng dụng thí điểm ở một số địa phương nằm tìm ra một lối đi mới cho phù hợp cho ngành giáo dục.

Mô hình VNEN không khác biệt về nội dung chương trình và sách giáo khoa. Tuy nhiên, quá trình dạy học có sự thay đổi rất lớn. Nếu như việc dạy học truyền thống là thầy truyền thụ, trò tiếp thu, thì mô hình VNEN là thầy tổ chức hướng dẫn, trò chủ động chiếm lĩnh tri thức. Trong 1 tiết dạy mô hình VNEN, người giáo viên hướng dẫn học trò tìm ra bài học, ghi nhớ kiến thức trọng tâm của tiết học và rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề đặt ra trong thực tiễn. Học theo mô hình này, học sinh phát triển rất tốt những kỹ năng hợp tác, giao tiếp, tự đánh giá lẫn nhau trong giờ học. Các em xây dựng thói quen tự quản, kỹ năng tự học thông qua các hoạt động trải nghiệm trong lớp và ngoài xã hội. 

Với những ưu điểm của VNEN lãnh đạo ngành giáo dục mong muốn sẽ đem những “tinh túy” của mô hình này từ Colombia về áp dụng được tại Việt Nam. Nhưng, sau 4 năm triển khai thí điểm, VNEN gặp phải không ít rắc rối xuất phát từ thực trạng nền giáo dục Việt Nam. Ba điều kiện cần để duy trì một lớp VNEN là cơ sở vật chất, giáo viên, sĩ số học sinh lớp thì Việt Nam không đáp ứng nổi. Từ đó, lần lượt các địa phương trong cả nước nói không với VNEN.

Thành phố Hải Phòng là địa phương hăng hái trong đổi mới giáo dục, và nhanh chóng triển khai mô hình này nhưng đến nay cũng không mặn mà với VNEN nhưng cũng không nhận được sự ủng hộ của phụ huynh. Đánh giá về mô hình này, chị Hoàng Thị Huyền, một phụ huynh quận Hải An chia sẻ: “Tôi có hai cháu, cháu lớn đang theo học lớp 4, tại một trường tiểu học gần nhà. Theo chương trình mới, cháu được học từ năm lớp 1 nhưng tôi thấy cháu không tiếp thu được kiến thức, mà về nhà kiểm tra bài vở cháu không biết làm. Tôi rất lo lắng, nếu năm nay trường còn dạy theo chương trình này có lẽ tôi phải chọn trường khác cho đứa thứ hai”

Một cô giáo dạy tiểu học tại huyện An Dương thì cho biết, những năm học trước rất nhiều học sinh bên quận Kiến An sang trường tôi xin học. Khi hỏi lý do, đa phần phụ huynh cho rằng họ xin học sang bên này vì đang “trốn” VNEN. Đây không phải trường hợp cá biệt mà rất nhiều phụ huynh, cả giáo viên khi được hỏi về trương trình trường học mới Việt Nam đều lắc đầu ngao ngán và tỏ thái độ lo lắng cho chất lượng giáo dục tại địa phương nếu cứ cố bám theo VNEN.

Đến nay Hải phòng đã triển khai mô hình VNEN được 4 năm tại 12/15 quận, huyện. Mô hình thực hiện thí điểm tại hai cấp là tiểu học và trung học cơ sở, trong đó, cấp tiểu học có 124/231 trường (chiếm 53,68%) với khoảng 16,83% số học sinh tham gia; cấp trung học cơ sở có 11/14 địa phương tham gia với 27 trường và 39 lớp.

Nhiều rào cản, mô hình mới khó thành công

Sau 4 năm thực hiện thí điểm VNEN không mang lại hiệu quả như mong muốn, khiến dư luận nhân dân bức xúc khi con em họ bị đem ra là “chuột bạch” suốt 4 năm học. Tại Kỳ họp thứ 5, Hội đồng nhân dân TP Hải Phòng khóa XV vừa qua, ông Nguyễn Xuân Trường, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo trả lời chất vấn đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng về vấn đề này.

Ông Nguyễn Xuân Trường cho rằng, chương trình VNEN đã góp phần tích cực làm thay đổi cách dạy và học; giáo viên hướng dẫn và trò tự chủ trong việc tiếp thu kiến thức; học sinh được tạo khả năng hợp tác nhóm, không nhàm chán. Tuy nhiên, Giám đốc sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng thừa nhận hạn chế của mô hình là các học sinh yếu sẽ không theo kịp chương trình, không tham gia thảo luận, dễ chán nản, cơ sở vật chất không đáp ứng được yêu cầu, sĩ số lớp quá đông.

Trước những ý kiến băn khoăn của phụ huynh, giáo viên về việc dạy học theo mô hình VNEN, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hải Phòng phối hợp các quận, huyện rà soát, đánh giá cụ thể kết quả, hạn chế, khó khăn của việc triển khai mô hình tại Hải Phòng, qua đó, đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, xem xét quá trình thí điểm mô hình với lộ trình cụ thể.

Trao đổi với Báo Pháp luật Việt Nam, ông Lương Văn Thuấn, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ngô Quyền cho rằng, với sĩ số các lớp học đông, diện tích các phòng học có hạn, nên việc triển khai mô hình VNEN tại địa phương không thuận lợi. Quận Ngô Quyền chỉ có một trường tiểu học dạy học theo mô hình này nhưng đến năm học 2017-2018 phòng Giáo dục và Đào tạo đang tham mưu cho quận dừng áp dụng mô hình này.

Cũng theo khảo sát của phóng viên thì năm học 2017-2018, quận Lê Chân không có trường học nào tổ chức dạy theo mô hình VNEN. Trước đó, quận Lê Chân có Trường tiểu học Dư Hàng triển khai mô hình này nhưng năm học này, số học sinh của trường đông hơn, sĩ số các lớp tăng, nên nhà trường không áp dụng mô hình VNEN.

Rõ ràng, nhìn từ việc triển khai chương trình VNEN cho thấy, đổi mới là cần thiết nhưng không thể nóng vội. Vì vậy, không riêng gì VNEN mà bất kỳ mô hình, phương pháp giáo dục nào khi áp dụng nên xem xét và chuẩn bị thật kỹ lưỡng nhưng điều kiện cần trước khi triển khai, có vậy mới mong muốn đạt được hiệu quả.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

"Bùng nổ" với English Festival của học sinh mái trường mang tên Bác

Sôi động dạ hội tiếng Anh của trường Nguyễn Tất Thành.
(PLVN) - Tối 28/3, một chương trình thường niên rất được chờ đón đã diễn ra tại Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành (Đại học Sư phạm Hà Nội) - “Dạ hội Tiếng Anh - English Festival". English Festival 2025 có chủ với chủ đề Dylastia - Miền Đất Hy Vọng đã "bùng nổ" với nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc do chính các học sinh thể hiện.

Xây dựng năng lực về trí tuệ nhân tạo (AI) cho học sinh phổ thông

Nhấn nút khởi động cuộc thi. Ảnh MSD
(PLVN) - Việc xây dựng năng lực về trí tuệ nhân tạo (AI), làm chủ công nghệ và ứng dụng công nghệ vào giải quyết các vấn đề của nhân loại là yêu cầu cấp thiết đối với học sinh phổ thông trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và sự phát triển nhanh chóng của khoa học – công nghệ.

Quảng Trị khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2025

Quảng Trị khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2025
(PLVN) - Ngày 27/3, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2025, đánh dấu 10 năm tỉnh hưởng ứng sự kiện này. Đây là hoạt động ý nghĩa nhằm khuyến khích văn hóa đọc, lan tỏa tri thức đến mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thanh thiếu niên và người dân vùng sâu, vùng xa.

Tại sao cần sớm đưa Sở hữu trí tuệ vào nhà trường?

Tại sao cần sớm đưa Sở hữu trí tuệ vào nhà trường?
(PLVN) -  Trong bối cảnh của Nghị quyết 57, theo các chuyên gia, cần sớm đưa Sở hữu trí tuệ lồng ghép trong các môn học trong nhà trường để khơi dậy khả năng sáng tạo của trẻ ngay từ nhỏ, cũng như hình thành văn hóa về sở hữu trí tuệ... Phần lớn học sinh chưa được tiếp cận với Sở hữu trí tuệ

28.000 thí sinh kỳ thi Toán Quốc tế Kangaroo 2025

28.000 thí sinh kỳ thi Toán Quốc tế Kangaroo 2025. (Ảnh: BTC)
(PLVN) -  Kỳ thi Toán Quốc tế Kangaroo 2025 là kỳ thi Toán tư duy quốc tế dành cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 12. Năm nay, kỳ thi có khoảng 28.000 thí sinh đến từ 58 tỉnh/thành phố trên cả nước. Kỳ thi được tổ chức với 44 điểm thi tại 18 tỉnh/thành phố.

Đào tạo kỹ sư AI: Mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn

 Công nghệ AI đang thay đổi cấu trúc thị trường việc làm của người trẻ tại Việt Nam và toàn cầu. (Ảnh minh họa: MobileReview)
(PLVN) - Hàng loạt cam kết đào tạo kỹ sư trí tuệ nhân tạo (AI) từ Chính phủ đến doanh nghiệp lớn đang cho thấy một làn sóng đầu tư mạnh mẽ vào nguồn nhân lực công nghệ cao, mở ra cơ hội nghề nghiệp lớn cho người học và nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các nhà giáo dục.

Chuyện dài áp lực trên vai trẻ...

Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Lê Anh Vinh. (Ảnh: MOET)
(PLVN) - Theo các chuyên gia, học tiểu học không nặng về kiến thức, về thành tích, điểm số mà là bậc học để rèn luyện phẩm chất, tính cách, thái độ để các con vững vàng bước trên cuộc đời. Thế nhưng, đã từng có học sinh tiểu học quay cuồng với lịch học dày đặc nhằm đạt thành tích cao trong học tập như mong muốn của phụ huynh khiến em rơi vào trầm cảm...