Mặn mòi vị biển Nam Ô

Người Nam Ô làm nước mắm từ cá cơm than và hạt muối Cà Ná, Sa Huỳnh.
Người Nam Ô làm nước mắm từ cá cơm than và hạt muối Cà Ná, Sa Huỳnh.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Với việc được cấp Giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý của Cục Sở hữu trí tuệ, sản phẩm nước mắm Nam Ô (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) càng khẳng định thêm thương hiệu. Chắt chiu từ con cá cơm than, từ hạt muối mặn mòi vị biển, nước mắm Nam Ô làm nên hồn cốt của xứ biển bãi ngang, của những người dân sống bên chân núi Hải Vân bốn mùa sóng vỗ…

Lưu danh nghề truyền thống

Làng Nam Ô quay mặt về phía biển. Thiên nhiên ưu ái ban cho người dân bên chân núi Hải Vân một khung cảnh đẹp nên thơ với bãi cát trải dài, rừng cây xanh mọc trên triền đá cạnh tiếng sóng vỗ rì rào, êm dịu. Từ thuở sơ khai, người dân Nam Ô đã gắn với nghề biển. Mỗi hoàng hôn, ngư dân trai tráng giong thuyền ra khơi và mỗi bình minh, những người mẹ, người vợ và cả những đứa con thơ chân trần ngóng người thân trở về. Nghề nước mắm Nam Ô lừng danh cũng ra đời từ đó.

Hồi ký du hành đến Đàng Trong của C.Borri - một nhà truyền giáo dòng Tên người Ý vào đầu thế kỷ XVII từng ghi lại: “Thực ra người Đàng Trong ăn cá nhiều hơn ăn thịt. Họ chuyên chú đánh cá chủ yếu vì họ rất ham thứ nước “sốt” gọi là balaciam làm bằng cá ướp muối cho mềm và làm nhão ra trong nước. Đây là thứ nước cốt cay cay tựa như mù tạt của ta. Nhà nào cũng dự trữ một lượng lớn dựng đầy trong chum, vại như tại nhiều nơi ở châu Âu người ta dự trữ rượu”.

Ngược dòng lịch sử, nước mắm Nam Ô từng được chọn làm đặc sản tiến vua. Không chỉ vậy, thứ hồn cốt của biển này còn vang danh khắp Đông Dương, có mặt trên bàn ăn và câu chuyện của người Pháp hàng trăm năm trước. Năm 1958, nhãn hiệu Hồng - Hương tại số nhà 42 quốc lộ số 1 - Nam Ô của nước mắm Nam Ô được Viện Pasteur cấp giấy phép công nhận là loại nước mắm nguyên chất và hảo hạng. Người Nam Ô kể rằng, khi xưa cùng với nhãn hiệu Hồng - Hương, còn có nhãn hiệu nước mắm Ký Châu nổi tiếng không kém.

Ông Bùi Văn Phong (80 tuổi), cháu ngoại đời thứ 3 của nhãn hiệu Hồng - Hương năm xưa tự hào: “Nghề làm nước mắm Nam Ô trải qua nhiều thăng trầm theo thời cuộc, nhưng thẳm sâu trong tim mỗi người dân xứ này là tình yêu nghề, yêu những giọt nước mắm mang hồn cốt của biển do chính đôi bàn tay mình làm ra”. Biến thiên thời cuộc làm cho nhãn hiệu nước mắm Hồng - Hương mất đi, ông Phong và người con trai kế nghiệp gầy dựng lại thương hiệu với tên gọi Hương Làng cổ.

Điều đáng nói, làng Nam Ô bên chân sóng ngày một đô thị hóa, cùng với đó là phải nhường không gian phía biển cho các dự án khác phát triển. Thế nhưng, người Nam Ô trước nhiều khó khăn vẫn quyết giữ nghề.

Nghệ nhân Trần Ngọc Vinh, Chủ tịch Hội làng nghề nước mắm truyền thống Nam Ô cho biết, làng nghề nước mắm Nam Ô hiện có 92 hộ dân làm nghề nước mắm, trong đó có 62 hộ tham gia Hội làng nghề truyền thống nước mắm Nam Ô với 10 cơ sở sản xuất quy mô lớn, 17 cơ sở có nhãn hiệu riêng… Dù qua bao thăng trầm, ngày nay mỗi gia đình vẫn giữ hồn cốt xưa trong công thức làm nước mắm của mình với phương châm 3 không: Không hóa chất, không chất bảo quản và không chất tạo màu, tạo mùi. Khách hàng mua nước mắm Nam Ô không chỉ trong mà còn có cả ở nước ngoài. Đây là niềm tự hào đồng thời cũng là động lực để người Nam Ô bền bỉ theo đuổi công việc.

Nâng tầm thương hiệu

Nhắc đến Nam Ô là gợi nhớ về vùng đất cửa Nam bên chân đèo Hải Vân hùng vĩ, nơi dừng chân của bao nghĩa sĩ trên hành trình mở mang bờ cõi. Nam Ô ngày nay vẫn còn lưu lại dấu tích Công chúa Huyền Trân dừng chân và nhiều lăng miếu, giếng cổ có bề dày lịch sử văn hóa có giá trị.

Năm 2020, UBND TP Đà Nẵng phê duyệt Đề án “Bảo tồn làng nghề nước mắm Nam Ô gắn với phát triển du lịch TP Đà Nẵng” với mục tiêu đưa sản phẩm nước mắm Nam Ô trở thành sản phẩm du lịch, tăng thu nhập cho người làm nước mắm và xây dựng làng nghề trở thành điểm du lịch của thành phố. Nhiều hộ dân làm nước mắm bắt đầu mở thêm hướng mới như đón khách du lịch, học sinh, sinh viên tham quan, trải nghiệm.

Cơ sở Hương Làng cổ là một trong những cơ sở đi tiên phong trong việc vừa làm nước mắm, vừa phát triển du lịch cộng đồng. Anh Bùi Thanh Phú, chủ xưởng sản xuất chia sẻ: “Việc mở hướng du lịch cộng đồng giúp tiếng tăm của nước mắm Nam Ô đi xa hơn, nhờ đó, sản lượng bán ra hàng năm tăng cao hơn so với trước. Hương làng cổ cũng thường xuyên đón những em học sinh, sinh viên đến trải nghiệm thực tế. Tôi mong rằng, qua những buổi thực tế như thế sẽ vun bồi lên trong các em tình yêu và niềm tự hào về nghề truyền thống của quê hương”. Gần đây, anh Phú còn kiêm thêm dịch vụ ẩm thực liên quan đến nước mắm Nam Ô dành cho du khách.

Anh Arman - một du khách đến từ Đức hồ hởi: “Tôi rất ấn tượng với khung cảnh làng chài Nam Ô. Ở đây, tôi và các bạn vừa được ngắm biển, trải nghiệm nghề làm nước mắm, vừa được thưởng thức bánh cuốn thịt heo chấm nước mắm ngon và uống ly cafe mắm thơm lừng đặc trưng. Đây là một điểm rất thú vị và đáng giá mà tôi từng được trải nghiệm”.

Ngoài những buổi tham quan, học tập, trải nghiệm thực tế làng nghề, đích thân nghệ nhân Trần Ngọc Vinh còn hướng dẫn, kể về lịch sử truyền thống của làng Nam Ô cho du khách được biết sâu hơn. Ông mong tên tuổi nước mắm Nam Ô đi xa hơn và được nhớ lâu hơn không chỉ vì nó là một thứ gia vị trên bàn ăn mỗi gia đình mà còn vì niềm tự hào của những người dân Nam Ô làm ra nó. “Người Nam Ô hôm nay vẫn luôn tự hào về những gì cha ông mình đã sáng tạo, chắt chiu từ con cá cơm than và hạt muối Sa Huỳnh, Cà Ná để chiết tinh thành giọt nước mắm đặc sánh, thơm lừng, đậm vị. Việc được xác lập chỉ dẫn bảo hộ địa lý thêm một lần nâng tầm đặc sản nước mắm Nam Ô, góp phần vào hành trình giữ nghề và phát triển nghề bền vững”, ông Vinh bộc bạch.

Nước mắm Nam Ô được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể cho Hội làng nghề truyền thống nước mắm Nam Ô năm 2009 và gia hạn vào năm 2018. Năm 2017, sản phẩm này được cấp Giấy chứng nhận “Đạt thương hiệu sản phẩm nổi tiếng” do Ban Tổ chức xây dựng quảng bá thương hiệu và sản phẩm nông nghiệp Việt Nam công nhận. Năm 2019, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có quyết định công nhận nghề nước mắm Nam Ô là di sản phi vật thể quốc gia.

Nguyên liệu làm nước mắm Nam Ô là từ cá cơm than, đánh bắt theo 2 luồng cá từ phía Bắc vào tháng ba âm lịch và từ phía Nam ra vào tháng bảy âm lịch; chum để muối cá có thể được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau như gỗ, sành sứ,...; muối được dùng để ướp cá thường là muối được lấy từ biển Sa Huỳnh hay Cà Ná. Nước mắm Nam Ô được làm theo phương thức đánh, quậy, gài, nén với công thức truyền thống là cá cơm than tươi kết hợp với muối theo liều lượng 10 cá/4 muối, muối và cá được trộn đều trước khi đưa vào ủ; khi chum đầy thì dùng vỉ tre chèn cá xuống, sau đó gài miệng chum cho thật kín và để chum ở nơi khô ráo và hoàn toàn kín gió; sau 12 tháng, khi cá bắt đầu chín rục thành mắm thì mang ra lọc. Để có được những giọt nước mắm thơm tinh khiết, không lẫn xác cá và có màu cánh gián người dân dùng nhiều lớp vải lót trong phễu tre to và để cho từng giọt mắm nhỏ xuống.

Tin cùng chuyên mục

Bà Phan Thị Tố Như chủ nhân thương hiệu phấn nụ Nhất Chi Mai

“Xé màn” hậu cung cùng phấn nụ

(PLVN) - Mang dáng hình của một nụ hoa, phấn nụ đã trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử, xé bỏ bức màn bí mật nơi chốn hậu cung để bước ra đời sống dân dã và tồn tại cho đến ngày nay. Đây được coi là một sản phẩm làm đẹp nổi tiếng của phụ nữ xứ Huế.

Đọc thêm

Mô hình nuôi tôm rừng sinh thái ở Cà Mau mang lại hiệu quả cao

Mô hình nuôi tôm rừng sinh thái ở Cà Mau mang lại hiệu quả cao
(PLVN) -  Để khai thác tối đa lợi thế tự nhiên và gia tăng giá trị cho sản phẩm thủy sản địa phương, tỉnh Cà Mau đang đẩy mạnh mô hình nuôi tôm rừng sinh thái. Mô hình này không chỉ mang lại lợi nhuận cao cho người dân nhờ các doanh nghiệp cam kết thu mua sản phẩm với giá cao hơn thị trường từ 10% đến 20%, mà còn hướng tới phát triển bền vững, thân thiện với môi trường.

Bộ Công Thương phát động Chương trình nhận diện hàng Việt Nam năm 2024

Chương trình nhận diện hàng Việt Nam thường niên trên quy mô toàn quốc với tên gọi “Tinh hoa hàng Việt Nam” “Tự hào hàng Việt Nam” năm 2024 gắn với kỷ niệm 15 năm thực hiện Cuộc vận động của ngành Công Thương. (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) -  Bộ Công Thương vừa phát động Chương trình nhận diện hàng Việt Nam thường niên trên toàn quốc với tên gọi "Tinh hoa hàng Việt Nam – Tự hào hàng Việt Nam" năm 2024. Đây là sự kiện trọng điểm kỷ niệm 15 năm Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", nhằm tăng cường nhận thức, khuyến khích người tiêu dùng và doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn sản phẩm nội địa, góp phần thúc đẩy kinh tế Việt Nam trong tình hình mới.

Sắp diễn ra Ngày hội Cá tra Đồng Tháp

Sắp diễn ra Ngày hội Cá tra Đồng Tháp
(PLVN) -  Ngày hội Cá tra Đồng Tháp – năm 2024 với chủ đề “Cá tra Đồng Tháp - Hành trình xanh – Giá trị xanh” sẽ diễn ra tại TP Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp) trong 2 ngày 16-17/11.

Thương hiệu mỹ phẩm Việt nuôi dưỡng 'vẻ đẹp của sự tử tế'

Sản phẩm nước sen Hậu Giang của Cocoon đạt chứng nhận Fair for life - Cam kết đồng hành phát triển bền vững cùng người nông dân.

(PLVN) - Tự hào là thương hiệu mỹ phẩm tiên phong 100% thuần chay từ thực vật Việt Nam, không có nguồn gốc từ động vật, không thử nghiệm trên động vật... Cocoon không chỉ mang đến tay người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng mà còn không ngừng thể hiện trách nhiệm xã hội, hướng đến một tương lai xanh bằng những việc làm thiết thực.

Tơ lụa – Đẳng cấp tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ Việt Nam

Bền bỉ và dẻo dai, lụa tơ tằm Việt Nam luôn có chỗ đứng trong dòng chảy lịch sử dân tộc. (Ảnh internet).
(PLVN) -  Từ lâu, tơ lụa đã khắc sâu vào tâm thức người Việt như biểu tượng của sự thanh lịch, duyên dáng và cao quý. Không chỉ là một loại vải cao cấp, tơ lụa còn gắn liền với những giá trị văn hóa và nghệ thuật lâu đời, tôn vinh vẻ đẹp dịu dàng, tinh tế của người phụ nữ Việt qua từng thời kỳ lịch sử.

Online Friday 2024 - Lan tỏa giá trị hàng Việt trên nền tảng số

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Diễn ra từ ngày 25/11 đến 1/12/2024, Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024 đặc biệt chú trọng tôn vinh hàng Việt và ứng dụng công nghệ số, giúp người tiêu dùng có cơ hội tiếp cận trực tiếp với công nghệ và sản phẩm Việt chính hãng.

Hành trình xây dựng thương hiệu thủy sản sạch đạt chuẩn quốc tế, chinh phục thị trường trong nước

Hành trình xây dựng thương hiệu thủy sản sạch đạt chuẩn quốc tế, chinh phục thị trường trong nước
(PLVN) - Là đơn vị đầu tiên trong cả nước khi đạt chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế về nuôi trồng thủy sản, HTX Chế biến Thương mại Dịch vụ nuôi trồng thủy sản Cái Bát mang đến các sản phẩm chất lượng cao, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, HTX đang vươn xa, xây dựng thương hiệu thủy sản sạch Cà Mau và khẳng định vị thế trên thị trường.

Thanh Hóa trưng bày 260 gian hàng nông sản, thực phẩm an toàn

Hoạt động trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024 diễn ra từ ngày 24 đến 28/10.
(PLVN) - Sáng 24/10, tại Quảng trường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa, Lễ khai trương “Trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024” đã được tổ chức với 260 gian hàng đến từ các huyện, thị xã trên địa bàn và nhiều tỉnh thành trên cả nước.

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 9: Ưu tiên phát triển cà phê đặc sản, đẩy mạnh chế biến sâu

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 9: Ưu tiên phát triển cà phê đặc sản, đẩy mạnh chế biến sâu

(PLVN) - Gia Lai không chú trọng tăng sản lượng cà phê bằng cách mở rộng diện tích canh tác mà đi vào chế biến sâu, sản xuất theo hướng hữu cơ, kết hợp trồng cà phê với phát triển văn hóa, du lịch… Đó là những định hướng về chiến lược phát triển ngành hàng cà phê được ông Rah Lan Chung – Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai chia sẻ với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam.

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 6: Sáu thập niên ghi dấu ấn trên phố Núi của cà phê Thu Hà

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 6: Sáu thập niên ghi dấu ấn trên phố Núi của cà phê Thu Hà
(PLVN) - Cà phê Thu Hà khiêm nhường với những bộ bàn ghế mộc mạc trên phố Nguyễn Thái Học, TP Pleiku, Gia Lai. Đơn giản nhưng Thu Hà lúc nào cũng tấp nập khách ra vào. Hơn 60 năm nay, cà phê Thu Hà đã được không ít khách đến Pleiku lựa chọn mua về như món quà không thể thiếu của núi rừng Tây Nguyên.

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 3: Xây dựng thương hiệu cà phê của buôn làng để giữ rừng

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 3: Xây dựng thương hiệu cà phê của buôn làng để giữ rừng
(PLVN) - Với niềm đam mê cà phê từ nhỏ, anh Liêng Jrang Ha Hoang (sinh năm 1981, thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng) đã mạnh dạn xây dựng, cho ra đời thương hiệu cà phê Chư Mui. Người đàn ông K’Ho này mong muốn khi thương hiệu cà phê quê hương lớn mạnh, dân làng sẽ có có cuộc sống ấm no hơn, từ đó chăm chút nương rẫy và không còn phá rừng nữa.