(PLVN) - Một trong những thế mạnh của tỉnh Hòa Bình là phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng, du lịch mạo hiểm, du lịch tâm linh... gắn với đó là công cuộc khôi phục và phát triển các làng nghề, làng nghề truyền thống vừa phát triển du lịch vừa bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc.
(PLVN) - Với việc được cấp Giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý của Cục Sở hữu trí tuệ, sản phẩm nước mắm Nam Ô (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) càng khẳng định thêm thương hiệu. Chắt chiu từ con cá cơm than, từ hạt muối mặn mòi vị biển, nước mắm Nam Ô làm nên hồn cốt của xứ biển bãi ngang, của những người dân sống bên chân núi Hải Vân bốn mùa sóng vỗ…
(PLVN) - Ngày 12/4, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức Hội nghị Công bố Quyết định và trao bằng công nhận danh hiệu làng nghề, chứng nhận sản phẩm OCOP cấp Thành phố năm 2023. Theo đó, Hà Nội có thêm 15 làng nghề và 104 sản phẩm OCOP 4 sao năm 2023.
(PLVN) - Hà Nội nổi tiếng với hơn 1.000 làng nghề thủ công truyền thống nhưng tại các điểm đến của Thủ đô lại thiếu những sản phẩm lưu niệm “đặc sản”. Đây là trăn trở chung của những người yêu văn hóa truyền thống và những người làm du lịch.
(PLVN) - Làng nghề truyền thống Việt Nam không chỉ mang giá trị kinh tế mà còn đóng góp rất lớn vào bức tranh văn hóa của đất nước. Bảo vệ, phát triển các làng nghề truyền thống cần sự chung tay từ các chương trình của Chính phủ, các chính sách hỗ trợ của địa phương cho đến sự nỗ lực thích ứng với thời cuộc của chính các làng nghề.
Dưới bàn tay tài hoa của nghệ nhân Ngô Đình Tám (sinh năm 1963), ở làng nghề kết Long mã tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh, từng loại quả được tạo hình, sắp xếp kết thành một tác phẩm nghệ thuật độc đáo.
(PLVN) - Cận Tết Quý Mão 2023, không khí sôi nổi, tất bật gói bánh và khẩn trương để kịp giao những xe hàng là hình ảnh của nhiều hộ gia đình tại làng Diệm Xuân, xã Việt Xuân ( Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc).
(PLVN) - Bình Dương nổi tiếng với nhiều cụm khu công nghiệp nhưng không dừng lại ở đó khi nhắc đến Bình Dương người ta nghĩ ngay đến các ngành nghề thủ công mỹ nghệ và nổi tiếng nhất vẫn là làng nghề gốm sứ Bình Dương.
(PLVN) - Hà Nội hiện có hơn 1.350 làng nghề, chiếm 1/3 số làng có nghề và làng nghề được công nhận của cả nước. Trong đó, có những làng nghề hơn 1.000 năm phát triển gắn với quá trình hình thành Thăng Long - Hà Nội; nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo.
(PLVN) - “Bến Hến” là tên gọi ví von của làng Tân Phú (TP Tam Kỳ, Quảng Nam). Khi suốt bao đời nay, nghề khai thác và tách ruột hến vẫn được gìn giữ và phát triển như một nghề truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa địa phương.
(PLVN) - Những chiếc bánh đa được làm từ gạo trắng, vừng đen…là niềm tự hào, đặc sản nổi tiếng 300 năm qua của làng Vĩnh Đức nói riêng và người dân xứ Nghệ nói chung. Những ngày cận Tết Nguyên đán, làng bánh đa Vĩnh Đức đỏ lửa ngày đêm để phục vụ thị trường trong và ngoài nước.
(PLVN) - Làng nghề truyền thống là một trong những nét đặc trưng gắn liền với hình ảnh đời sống của một quần thể tạo ra sức hấp dẫn với du khách. Dần theo thời gian, nhiều làng nghề dần mai một và biến mất, nhưng tại Cần Thơ vẫn còn những người con của vùng đất phù sa quyết tâm “giữ lửa” với nghề cha truyền con nối, dù rằng bị ảnh hưởng từ nhiều yếu tố mà lớn nhất là từ đại dịch Covid-19.
(PLVN) - Tại nhiều làng nghề, các sản phẩm đạo nhái, lai tạp nguồn gốc được nhập khẩu từ nhiều nơi, gắn mác thương hiệu truyền thống và được đưa ra bày bán tràn lan cho khách du lịch. Do quá trình thương mại hóa và hiệu quả kinh tế nên nhiều gia đình tại các làng nghề cũng quay lưng với chính sản phẩm truyền thống.
(PLO) - Đầu tư vốn hàng chục tỷ đồng cho việc xây dựng trung tâm thương mại tại làng Bát Tràng để góp phần phát triển làng nghề cổ truyền nhưng đến nay Công ty cổ phần Đầu tư và Du lịch Quang Minh đã gặp “tai họa” khi dự án bị đình trệ không thời hạn vì UBND TP Hà Nội thực hiện quy hoạch lại làng nghề gốm sứ nổi tiếng này.