Quảng Ngãi hỗ trợ làng nghề, ngành nghề nông thôn để phát triển du lịch

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Quảng Ngãi có nhiều dư địa để phát triển loại hình du lịch làng nghề, bởi đây là vùng đất giàu truyền thống lịch sử với đa dạng các làng nghề hàng trăm năm tuổi và có nét đặc sắc riêng. Vì thế, phát triển du lịch làng nghề sẽ là hướng đi mới mang lại lợi ích lâu dài, giải quyết bài toán kinh tế, việc làm cho người dân và bảo tồn những giá trị văn hóa địa phương.

Hỗ trợ tháo gỡ khó khăn

Theo thống kê của Sở NN&PTNT Quảng Ngãi, toàn tỉnh hiện có 1 làng nghề, 5 làng nghề truyền thống và 7 ngành nghề truyền thống được công nhận. Các làng nghề trên địa bàn tỉnh đa dạng về loại hình và phong phú về sản phẩm, được phát triển theo nhiều nhóm nghề khác nhau như chế biến nông - lâm - thủy sản, thủ công mỹ nghệ, cơ khí, sinh vật cảnh...

Trong đó, có hơn 5.500 cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh với 7 nhóm ngành nghề theo Nghị định 52 của Chính phủ. Trong đó, có 107 doanh nghiệp, 33 hợp tác xã (HTX), 7 tổ hợp tác và 5.424 hộ gia đình, với doanh thu hàng năm hơn 964 tỷ đồng/năm, giải quyết việc làm cho hơn 9.500 lao động, thu nhập bình quân 4,1 triệu đồng/người/tháng.

Các cơ sở sản xuất trong làng nghề chưa có liên doanh, liên kết với nhau để tạo ra hàng hóa lớn, có giá trị cao đủ để cung cấp cho thị trường.

Các cơ sở sản xuất trong làng nghề chưa có liên doanh, liên kết với nhau để tạo ra hàng hóa lớn, có giá trị cao đủ để cung cấp cho thị trường.

Đây là con số khá lớn, tuy nhiên nguồn vốn để Quảng Ngãi đầu tư hỗ trợ phát triển ngành nghề, làng nghề, xử lý môi trường làng nghề tập trung vẫn còn thiếu. Do đó, các cơ sở ngành nghề nông thôn tại tỉnh này ít được tham gia các chương trình xúc tiến thương mại.

Ngoài ra, một “điểm yếu” khác nữa là các cơ sở sản xuất làng nghề chưa có liên doanh, liên kết để tạo ra hàng hóa lớn, có giá trị cao, đủ để cung cấp cho thị trường. Đa số các làng nghề chưa thành lập được các Hội phát triển ngành nghề, làng nghề. Trong khi đó, tổ hợp tác, HTX để phát triển ngành nghề, làng nghề đã hình thành nhưng còn ít.

Đáng lo hiện nay, mật độ dân cư nông thôn ngày càng cao, số cơ sở sản xuất ngành nghề nông thôn ngày càng thu hẹp. Tiêu chí công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống được quy định tại Nghị định số 52 của Chính phủ quy định 20% số hộ làm nghề trong làng. Điều này khó đáp ứng trong điều kiện dân cư nông thôn ngày nay. Do vậy, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian qua không có thêm làng nghề, làng nghề truyền thống.

Trước thực trạng đó, ngành nông nghiệp tỉnh đã có nhiều giải pháp, hỗ trợ. Chẳng hạn như việc hỗ trợ các dây chuyền, thiết bị đồng bộ sản xuất cho 6 HTX trên địa bàn.

Tỉnh Quảng Ngãi hỗ trợ thực hiện Đề án duy trì và phát triển nghề truyền thống sản xuất Gốm Mỹ Thiện.

Tỉnh Quảng Ngãi hỗ trợ thực hiện Đề án duy trì và phát triển nghề truyền thống sản xuất Gốm Mỹ Thiện.

Đơn cử như nghề truyền thống gốm Mỹ Thiện (thị trấn Châu Ổ, huyện Bình Sơn) chỉ còn duy nhất hộ ông Đặng Văn Trịnh làm nghề. Để bảo tồn và phát huy nghề truyền thống có sản phẩm văn hóa đặc sắc này, UBND tỉnh đã hỗ trợ 157 triệu đồng để thực hiện Đề án duy trì và phát triển nghề truyền thống sản xuất Gốm Mỹ Thiện.

Ngoài ra, trong giai đoạn 2020 -2023, Sở NN&PTNT tỉnh cũng thực hiện 9 dự án hỗ trợ máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất cho 9 đơn vị là các cơ sở ngành nghề nông thôn, hợp tác xã với tổng kinh phí hơn 4 tỷ đồng. Năm 2024 được phân bổ 1,3 tỷ để thực hiện 4 dự án phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Phát triển du lịch làng nghề

Thời gian qua, ngoài việc hỗ trợ kinh phí để cơ sở gốm Mỹ Thiện sản xuất, chính quyền địa phương cũng tăng cường kết nối giới thiệu sản phẩm, tạo điều kiện kết nối các tour từ làng gốm đến các địa điểm khác trên địa bàn.

Ở huyện Nghĩa Hành, xưa kia vùng đất dọc sông Phước Giang từng nổi tiếng với nghề trồng dâu, nuôi tằm. Tuy nhiên, nghề này chỉ thịnh trong một thời gian ngắn, bởi thiếu quy hoạch, kỹ thuật nuôi khắt khe, thị trường tiêu thụ bấp bênh.

Tưởng chừng nghề trồng dâu, nuôi tằm đã lụi tàn nhưng từ năm 2015 trở lại đây, giá kén tằm ổn định, các sản phẩm làm ra được bao tiêu nên nghề này từng bước hồi sinh. Chính quyền địa phương khuyến khích người dân giữ gìn và phát triển nghề nuôi tằm gắn với du lịch trải nghiệm, quảng bá hình ảnh làng nghề.

Trồng dâu, nuôi tằm là nghề từng thịnh hành ở vùng ven sông Phước Giang.

Trồng dâu, nuôi tằm là nghề từng thịnh hành ở vùng ven sông Phước Giang.

Cơ sở nuôi tằm của gia đình bà Võ Thị Thu An (xã Hành Nhân) là một trong những điểm thường xuyên đón du khách đến thăm quan học tập. Cùng với đó, những con tằm chín đã trở thành một món hàng được tiêu thụ khá nhiều để làm quà cho du khách thăm quan. Nhờ đó, người nuôi tằm trong thôn cũng như bà An có thêm nguồn thu nhập.

Theo bà An, để giữ nghề, bà sử dụng 2.500 mét vuông đất hoa màu để trồng cây dâu xen với cây ăn quả. Nhờ vậy, bà luôn đảm bảo được nguồn thức ăn cho tằm.

“Nghề trồng dâu, nuôi tằm, không nặng mà nhọc, nhưng thu nhập cao hơn hẳn so với các loại cây như sắn, ngô, lạc,... Giờ có thêm việc phát triển du lịch, khách đến tham quan ngày càng đông, nhất là các em học sinh trong tỉnh học tập thực tế. Chúng tôi càng có thêm thu nhập nên rất phấn khởi”, bà An chia sẻ.

Các em học sinh tìm hiểu về nghề trồng dâu, nuôi tằm.

Các em học sinh tìm hiểu về nghề trồng dâu, nuôi tằm.

Hay như ở thị xã Đức Phổ, nghề gốm Sa Huỳnh cũng đang trở thành điểm đến hấp dẫn. Trải qua hàng ngàn năm, nghề gốm cổ Sa Huỳnh dần đi vào quên lãng. Nhưng đến năm 2023, dưới sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, HTX Gốm tiền sử Sa Huỳnh được thành lập tại thôn Vĩnh An (xã Phổ Khánh) với 7 thành viên.

HTX đồng hành, hỗ trợ những người thợ làm gốm còn lại ở Sa Huỳnh phục dựng, mô phỏng từ kỹ thuật tạo hình đến hoa văn, nhằm hồi sinh dòng gốm cổ của cư dân Sa Huỳnh niên đại cách đây 2.000-3.000 năm và tổ chức hoạt động cho khách tham quan, trải nghiệm làm gốm.

Du khách trải nghiệm làm gốm.

Du khách trải nghiệm làm gốm.

Theo lãnh đạo Sở VH-TTDL tỉnh Quảng Ngãi, thời gian qua, tỉnh đã có nhiều mô hình du lịch cộng đồng gắn với trải nghiệm nghề truyền thống như các tour trải nghiệm làm gốm, làm muối, dệt thổ cẩm, làm nông dân,...

Những mô hình du lịch này không chỉ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, nâng cao thu nhập của người dân thông qua việc đưa khách du lịch trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ, tăng sức tiêu thụ cho sản phẩm làng nghề mà còn giúp quảng bá sản phẩm, giá trị của làng nghề, từ đó, bảo tồn, phát huy hiệu quả các giá trị văn hóa của làng nghề.

Để phát triển làng nghề gắn với du lịch một cách bài bản và lâu dài, cần có sự đầu tư hơn nữa, sản phẩm tạo ra đáp ứng được nhu cầu của du khách và phải được nhận diện một cách cụ thể. Mặt khác, chính quyền địa phương tích cực vào cuộc ủng hộ cũng là “đòn bẩy” để nghề truyền thống được phát triển và nâng tầm.

Tin cùng chuyên mục

Hiệu quả tín dụng chính sách nơi vùng cao Bắc Kạn

Hiệu quả tín dụng chính sách nơi vùng cao Bắc Kạn

(PLVN) -  Trong thời gian qua, với sự quyết liệt chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự chung tay góp sức của nhiều tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, trong đó có sự nỗ lực phấn đấu của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), công cuộc giảm nghèo vì an sinh xã hội bền vững của tỉnh Bắc Kạn đã đạt được những kết quả tích cực.

Đọc thêm

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra dự án Sân bay Long Thành và tặng quà cho gia đình chính sách

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra dự án Sân bay Long Thành và tặng quà cho gia đình chính sách
(PLVN) -  Sáng 9/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dẫn đầu Đoàn công tác của Chính phủ và các bộ, ban, ngành đã có buổi kiểm tra thực địa các gói thầu xây lắp, gói thầu lắp đặt thiết bị nhà ga hành khách và tiến độ thi công sân đỗ máy bay của dự án Sân bay Long Thành (Đồng Nai).

Bộ đội Biên phòng Cà Mau đem niềm vui Tết cho người dân khu vực biên giới

Bộ đội Biên phòng Cà Mau đem niềm vui Tết cho người dân khu vực biên giới
(PLVN) - Ngày 9/1, tại Đồn Biên phòng Khánh Hội, BĐBP Cà Mau phối hợp Tỉnh đoàn Cà Mau tổ chức Chương trình “Xuân biên cương, hải đảo - Tết ấm tình quân dân” năm 2025 với nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực như: khám bệnh, cấp thuốc miễn phí, trao quà Tết cho gia đình chính sách, hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn.

Công an Quảng Ninh triển khai phần mềm quản lý lưu trú ASM

Quang cảnh hội nghị.
(PLVN) - Tại TP Hạ Long, Công an tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị xúc tiến, thúc đẩy triển khai phần mềm quản lý lưu trú ASM phục vụ triển khai Đề án 06/CP; tuyên truyền Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, các văn bản hướng dẫn thi hành và cấp tài khoản định danh điện tử cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thăm, tặng quà tết Ất Tỵ tại Hà Nam

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thăm, tặng quà tết Ất Tỵ tại Hà Nam
(PLVN) - Ngày 9/1, Nhân dịp chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Đoàn công tác của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) do ông Đào Ngọc Dung - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH làm trưởng đoàn đã về thăm, tặng quà động viên gia đình chính sách và trẻ em trên địa bàn huyện Lý Nhân (tỉnh Hà Nam).

Sắp diễn ra Hội chợ hoa đào Vân Đồn năm 2025

Đào phai Vân Đồn, được nhiều gia đình ở địa phương trồng và chăm sóc tại vườn nhà.
(PLVN) - Hội chợ Hoa đào Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh) năm 2025 là chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025); Mừng xuân Ất Tỵ 2025 của địa phương.

Hải Phòng ghi dấu nhiều kết quả nổi bật năm 2024

Hội nghị giao ban báo chí chiều 9/1.
(PLVN) - Năm 2024, Hải Phòng ghi dấu 10 kết quả nổi bật trên các lĩnh vực, chính trị, kinh tế, chuyển đổi số, văn hoá, xã hội. Trong đó, Hải Phòng đã trở thành địa phương đầu tiên và duy nhất trong cả nước đạt mức tăng trưởng 2 con số 10 năm liên tiếp, tiếp tục nằm trong tốp đầu cả nước về phát triển kinh tế.

Khánh thành cầu Pháp Luật Việt Nam ở Bến Tre

Khánh thành cầu Pháp Luật Việt Nam ở Bến Tre
(PLVN) -  Ngày 9/1, tại ấp Tân Hưng, xã Khánh Thạnh Tân (huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre), Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp UBND huyện Mỏ Cày Bắc khánh thành cầu Pháp Luật Việt Nam (Cầu Rạch Dầu). Đây là sự kiện trong chuỗi hoạt động “Tết quân dân” năm 2025 huyện Mỏ Cày Bắc.