Lý giải thói "ăn chơi" tháng Giêng của người Việt

Lễ hội đầu xuân ở Quảng Nam
Lễ hội đầu xuân ở Quảng Nam
(PLO) - Người Việt có lẽ không ai không biết câu nói “Tháng Giêng là tháng ăn chơi”. Nhân dịp Tết Nguyên đán, làng quê khắp cả nước nhộn nhịp các mùa lễ hội, Pháp luật Việt Nam xin trích dịch một số tài liệu cổ, nhàn đàm về vấn đề này, để cắt nghĩa một “thái độ sống” thú vị của người xưa.

Nếu tìm hiểu đến ngọn nguồn của câu nói “Tháng Giêng là tháng ăn chơi”, người thời nay có lẽ còn phải giật mình hơn nữa. Bởi không chỉ trong tháng Giêng, cổ nhân còn tổ chức các mùa lễ hội, du ngoạn khắp nơi cho đến hết cả tháng Ba âm lịch. Thông thường, thời điểm bắt đầu nghỉ ngơi là từ sau Tết Nguyên đán, kết thúc với lễ Thanh minh vào tiết cuối tháng Ba. 
Ngày nay, song hành cùng lịch dương, lịch âm vẫn tồn tại. Như vậy, ba tháng “ăn chơi” theo nghĩa chung nhất, được xác định từ ngày mùng một tháng Giêng (tức mùng Một Tết Nguyên đán) đến hết ngày 30 tháng Ba âm lịch. Lịch là như vậy, nhưng thực ra tiết Xuân có thể đến muộn hết sớm hoặc đến sớm hết muộn, tùy theo khí hậu của từng vùng.
Đối với con người, mùa Xuân là mùa của hạnh phúc, sinh sôi, nảy nở; mùa của niềm vui. Tuy nhiên, với cổ nhân làm nghề thuần nông, đây lại là thời điểm không thuận lợi cho việc cấy hái. Kể cả với những chân ruộng cần cày cấy sớm, người ta cũng đã cấy xong giống vào trước Tết Nguyên đán. Thời tiết lúc này cực rét hoặc rất thất thường, có gieo trồng cũng không mang lại hiệu quả như mong muốn.
Cổ nhân có câu “Tháng Ba, bà già chết cóng” là chỉ cái thất thường của tiết trời những tháng này. Ngay cả ở thời chưa xa, khi các phương tiện kỹ thuật như “thâm canh tăng vụ” chưa phổ biến, thì đây là thời điểm vừa hết vụ lúa Đông Xuân, các cánh đồng đều trắng chân rạ, nông dân nghỉ không cày cấy nữa.
Người xưa gọi đây là lúc nông nhàn. Cả năm một hoặc hai vụ lúa, thêm một vụ màu trong quảng canh, cày cấy xong là chơi dài. Tuy thế, nông dân không ngồi yên chờ cái đói, họ bắt cua cá, chặt củi, kiếm hoa quả, săn bắn trên rừng. Vì thế, “công thức” làm việc, lao động của đại đa số người xưa gói gọn trong bốn việc: “canh, tiều, ngư, mục”. Trong đó, canh là cày ruộng, tiều là đốn củi, ngư là đánh cá và mục là chăn thả trâu, bò.  
Như vậy, nguyên nhân đầu tiên của việc “ăn chơi” là do nếu có làm việc cũng không thuận lợi. Đây là nguyên nhân hoàn toàn “chính đáng” với một nước thuần nông. Tiếp đó, nguyên nhân thứ hai lại xuất phát từ chính nhu cầu của con người. Cả năm làm việc vất vả, “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, khi đến Tết, con người sẽ phải nghỉ ngơi. Đây là thời điểm dành cho gia đình, người thân, con cháu tỏ lòng kính ngưỡng đến tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Nói theo ngôn ngữ bây giờ, đây là thời gian dành cho mỗi cá nhân. Sau khi hoàn thành tâm nguyện cá nhân, người ta sẽ phải hướng đến cộng đồng. 
Sau thời điểm Tết Nguyên đán, các làng quê khắp cả nước bước vào mùa lễ hội. Đây là lúc mọi người du ngoạn các thắng cảnh, tham dự các lễ hội, giao lưu với nhau và giao lưu văn hóa giữa các vùng miền. Ở tầng ý nghĩa thực dụng hơn, đây là lúc nam thanh, nữ tú dập dìu, khi tham gia các mùa lễ hội, họ thậm chí có thể tìm thấy hạnh phúc. 
Trộm nghĩ, thời xưa các phương tiện liên lạc chưa thông dụng như bây giờ, quanh năm làm lụng không đi được đến đâu, phải chăng đây là lúc nghĩ cho hạnh phúc riêng. Lịch sử đã từng ghi lại nhiều giai thoại, huyền tích, công nhận nhiều mối tình của các bậc quân vương, công tử, chính xuất phát từ những mùa lễ hội như vậy. 
Vật cầu trong lễ hội đầu Xuân ở làng Thúy Lĩnh (phường Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội)
Vật cầu trong lễ hội đầu Xuân ở làng Thúy Lĩnh (phường Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội) 
Sơ lược vài điều kể trên để thấy phần nào ý nghĩa sâu xa của câu “Tháng Giêng là tháng ăn chơi”. Và quan trọng hơn, cổ nhân có đi chơi cũng rất thanh tao. Họ chỉ đi khi đã làm xong các công việc thiết thân, lễ hội cũng là thể hiện cái đặc sắc về văn hóa của mỗi vùng miền. 
Đối với người xưa cái chơi đầu tiên là sống trong bổn phận tôn giáo, lễ đình chùa và tổ tiên, nên mọi nghi lễ ngày Xuân đều thông qua thờ phụng. Sau đó mới là ngâm vịnh thi phú, hát đối, chơi thư pháp, tranh pháo, nuôi chim, thả cá, trông hoa, đánh cờ... Các trò chơi đánh đu, bơi chải, kéo co, vật... là thấp nhất và chóng vánh. 
Tất cả đều là nghiệp dư, trong hội làng có thi thố và có giải thưởng, những ai muốn đoạt giải đều phải tự thành chuyên nghiệp, như đấu vật, hoặc dựa vào cộng đồng, như đánh cờ có người phò. Những ai giỏi cầm, kỳ, thi, họa đều được xem trọng, đi đâu cũng có cơm bưng, nước rót.

Đọc thêm

Cục trưởng Nguyễn Xuân Bắc: Bất kỳ ai quảng cáo sai sự thật đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật

BTV Quang Minh, MC Vân Hugo bị xử phạt vì quảng cáo sai sự thật.

(PLVN) - Theo Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn Nguyễn Xuân Bắc, bất kỳ công dân nào có hành vi quảng cáo sai sự thật, bán hàng giả… đều chịu trách nhiệm trước pháp luật, không chỉ riêng những người nổi tiếng; Liên quan tới việc quảng cáo sữa sai sự thật, dự kiến BTV Quang Minh và MC Vân Hugo sẽ bị phạt với tổng số tiền là 107,5 triệu đồng.

41 thí sinh rạng rỡ tại đêm chung khảo 'Hoa hậu Việt Nam 2024'

Các thí sinh rạng rỡ, duyên dáng với trang phục áo dài truyền thống. (Ảnh BTC)
(PLVN) - Bám sát chủ đề “Rạng rỡ Việt Nam” và bốn trụ cột: “Nhan sắc - Văn hóa - Trí tuệ - Cống hiến”, 41 thí sinh có màn thể hiện ấn tượng tại đêm chung khảo "Hoa hậu Việt Nam 2024" diễn ra tối 20/4/2025 tại Cung thể thao Quần Ngựa (Ba Đình, Hà Nội).

Sân khấu kịch nỗ lực đưa lịch sử đến gần khán giả trẻ

Sân khấu kịch nỗ lực đưa lịch sử đến gần khán giả trẻ
(PLVN) - Sau “Đức Thượng công Tả quân Lê Văn Duyệt - Người mang 9 án tử”, “Lệ Chi Viên! (Bí mật vườn Lệ Chi)” là vở diễn tiếp theo của chương trình “Sân khấu Sử Việt học đường” được Sân khấu kịch Idecaf (nay là Nhà hát kịch Idecaf) thực hiện mục tiêu lan tỏa tinh thần yêu sử đến thế hệ trẻ.

VTV và CMG công bố chương trình hợp tác truyền thông trọng điểm

Lãnh đạo VTV và CMG nhấn nút khởi động chuỗi chương trình hợp tác giữa hai đài truyền quốc gia của Việt Nam và Trung Quốc (ảnh BTC).
(PLVN) - Chiều 14/4/2025, tại Hà Nội, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và Đài Phát thanh Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CMG) đã phối hợp tổ chức Lễ công bố hợp tác truyền thông VTV - CMG và giới thiệu các dự án truyền thông trọng điểm giai đoạn 2025–2026. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gửi thư chúc mừng toàn thể lãnh đạo, cán bộ, phóng viên và biên tập viên của VTV và CMG.

Phim “Địa đạo” cán mốc 130 tỷ

Phim “Địa đạo” cán mốc 130 tỷ
(PLVN) - Tuần qua, phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” tiếp tục đứng đầu phòng vé. Sự quan tâm của khán giả được dự đoán sẽ giúp bộ phim của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên trụ rạp lâu dài.

Điều ít biết về những nét vẽ đầu tiên của phim hoạt hình Việt Nam

“Đáng đời thằng Cáo” - bộ phim hoạt hình đầu tiên của ngành hoạt hình Việt Nam. (Ảnh: Tư liệu)
(PLVN) - Tại Việt Nam, hành trình phát triển của phim hoạt hình tựa như một bức tranh sống động, rực rỡ sắc màu và đầy cảm xúc. Từ nét vẽ đầu tiên cho đến thành công rực rỡ như hiện tại, đó là công sức của biết bao thế hệ nghệ sĩ đầy đam mê, miệt mài cống hiến với bộ môn được gọi là môn nghệ thuật thứ 8.

Dalat Best Dance Crew vươn tầm quốc tế

Dalat Best Dance Crew 2024 quy tụ nhiều nhóm nhảy chuyên nghiệp.

(PLVN) -  Ngày 11/4, thông tin tại Hội nghị cung cấp thông tin cho báo chí, bà Trần Diệp Mỹ Dung - Phó Bí thư Tỉnh đoàn Lâm Đồng khẳng định: “Dalat Best Dance Crew đã tạo dấu ấn lớn không chỉ trong nước mà còn vươn tầm quốc tế. Cuộc thi không chỉ là sân chơi nghệ thuật mà còn là nguồn cảm hứng sống tích cực, sáng tạo cho giới trẻ”.

Tiếp thêm lòng yêu nước qua những bộ phim chiến tranh, lịch sử

Phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” kỳ vọng sẽ mở ra hướng đi mới cho dòng phim chiến tranh Việt. (ảnh trong phim)
(PLVN) - Những bộ phim chiến tranh, lịch sử Việt Nam giúp khán giả cảm nhận về lòng yêu nước và sự kiên cường, niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Các bộ phim ấy góp phần giữ gìn, phát huy giá trị, bản sắc văn hóa, góp phần tích cực vào phát triển Chiến lược công nghiệp văn hóa Việt Nam.

Trách nhiệm của KOLs, KOCs khi 'vượt giới hạn' trong quảng cáo

Ông Vũ Văn Trung - Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam.
(PLVN) - Không ít trường hợp KOLs (Key Opinion Leaders - “người dẫn dắt dư luận chủ chốt” hay “người có sức ảnh hưởng”), KOCs (Key Opinion Consumers - “người tiêu dùng chủ chốt, có sức ảnh hưởng lớn trên thị trường”) đã lợi dụng lòng tin của khán giả để quảng cáo sai sự thật, “thổi phồng” công dụng, khiến người tiêu dùng phải sử dụng sản phẩm không đúng như cam kết.