Lương Sơn (Hòa Bình): Chính sách về BHXH - BHYT được chính quyền đặc biệt quan tâm

Bác sĩ đang khám cho bệnh nhân là người đồng bào DTTS tại huyện Lương Sơn.
Bác sĩ đang khám cho bệnh nhân là người đồng bào DTTS tại huyện Lương Sơn.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đối với huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, thực hiện Chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi luôn được coi là Chương trình trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Huyện ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) huyện tập trung chỉ đạo các phòng, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị và luôn nhận được sự đồng thuận của nhân dân các dân tộc trong huyện, đã kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện.

Việc triển khai Chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được thực hiện đảm bảo tuân thủ theo các quy định, phù hợp với thực tiễn, phát huy dân chủ, có sự tham gia, tổ chức, thực hiện đồng bộ, kịp thời, gắn với công tác cải cách hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc theo dõi, đánh giá, quản lý đối tượng và công khai các chế độ, chính sách giảm nghèo. Chính sách đầu tư cho y tế; Bảo hiểm xã hội (BHXH): Bảo hiểm y tế (BHYT) được Huyện ủy, HĐND - UBND huyện Lương Sơn đặc biệt quan tâm. Phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã có buổi phỏng vấn ông Nguyễn Đức Hải – Giám đốc Trung tâm Y tế và ông Vũ Hồng Thái - Giám đốc BHXH huyện Lương Sơn để tìm hiểu rõ hơn về hai vấn đề này.

Trung tâm Y tế huyện Lương Sơn - Tỉnh Hòa Bình.

Trung tâm Y tế huyện Lương Sơn - Tỉnh Hòa Bình.

Được biết huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình là địa phương có nhiều đồng bào Dân tộc thiểu số và miền núi sinh sống, vậy chính sách đầu tư cho Y tế cấp xã đạt chuẩn đến nay huyện đã triển khai như thế nào?

Ông Nguyễn Đức Hải: Để giảm thiểu số người dân phải vượt tuyến lên điều trị tại các bệnh viện tuyến trên. Huyện đã triển khai các chính sách đầu tư cho y tế xã, kết hợp với ngành y tế đưa các trạm đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã.

Được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời, hiệu quả của Sở Y tế, lãnh đạo Huyện ủy, HĐND - UBND huyện, sự phối kết hợp chặt chẽ của các cấp chính quyền, các ban ngành đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn huyện, đặc biệt là sự đồng lòng, nhất trí của toàn thể cán bộ viên chức trong đơn vị, công tác y tế huyện Lương Sơn đang có những bước phát triển mới: hiệu quả và chất lượng hơn.

Về cơ sở vật chất và nhân lực: Tính đến nay đã có 100% các trạm y tế xã được đầu tư xây mới, sửa chữa, cải tạo bảo đảm cơ sở vật chất phục vụ công tác khám, sơ cấp cứu, thực hiện các chương trình y tế quốc gia: 100% các trạm y tế xã có bác sĩ, các trạm có đủ số lượng người làm việc và cơ cấu chức danh nghề nghiệp, cán bộ thường xuyên được đào tạo, tập huấn chuyên môn. Mỗi tổ, thôn, bản đều có các nhân viên y tế thôn bản, công tác viên dân số. Về thuốc và các trang thiết bị y tế: Trạm y tế xã được cung ứng đủ thuốc chữa bệnh, thuốc cấp cứu phục vụ công tác khám chữa bệnh thông thường và sơ cấp cứu. Khám, cấp phát thuốc hàng tháng, lập hồ sơ quản lý theo dõi các bệnh nhân bệnh mạn tính tại trạm y tế (bệnh tiểu đường, bệnh tăng huyết áp). Được trang bị đủ các trang thiết bị để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.

Bác sĩ đang khám và chữa bệnh cho con em đồng bào DTTS tại huyện Lương Sơn.

Bác sĩ đang khám và chữa bệnh cho con em đồng bào DTTS tại huyện Lương Sơn.

Vấn đề mua BHXH – BHYT cho người nghèo, cận nghèo, hộ dân tộc thiểu số đến nay huyện Lương Sơn đã thực hiện ra sao thưa ông?

Ông Vũ Hồng Thái: Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế là các chính sách rất quan trọng trong những chính sách an sinh xã hội của nước ta. Xác định rõ tầm quan trọng nên trong thời gian qua song song với việc phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số thì công tác mua BHXH - BHYT cho người dân, đặc biệt người nghèo, cận nghèo, hộ dân tộc thiểu số luôn được các cấp chính quyền quan tâm. Hàng năm địa phương đã chủ động rà soát số người nghèo, người cận nghèo, hộ DTTS để có chính sách hỗ trợ nhóm đối tượng này. Trong năm qua đã có 1.588 người thuộc diện người nghèo được nhà nước mua BHYT và 1.230 người thuộc diện cận nghèo được nhà nước và ngân sách tỉnh mua BHYT giúp cho họ được khám chữa bệnh không mất tiền khi chẳng may bị bệnh.

Ngày 19 tháng 10 năm 2023 chính phủ đã ban hành nghị đinh số 75/2023/NĐ-CP về việc sửa đổi và bổ sung một số điều của nghị định 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi một số diều của luật BHYT. Ngay sau khi nghị định ban hành UBND tỉnh đã có công văn 1977/UBND-NVK ngày 3/11/2023 về tiệc tổ chức thực hiện thì UBND huyện đã ban hành công văn số 2870 UBND-LĐTBXH ngày 9/11/2023 hướng dẫn thực hiện nghị định 75 trên địa bàn huyện Lương Sơn.

Theo nghị định 75 Tại địa bàn huyện Lương Sơn không có xã (ATK) trong giai đoạn chống Pháp và Chống Mỹ. Nhóm đối tượng người dân tộc thiểu số sinh sống tại vùng II và vùng III giai đoạn 2016-2020 có 5 xã bào gồn: Cao Sơn; Liên Sơn; Cao Dương; Thanh Cao; Thanh Sơn. UBND huyện đã giao cho cơ quan BHXH huyện và các xã nói trên tiến hành rà soát số lượng người thuộc diện được hưởng hỗ trợ của nhà nước khi mua BHYT (được nhà nước hỗ trợ 70%) với số người là gần 17.000 người, bên cạnh đó thành lập và phân công các tổ đôn đốc thực hiện nghị định này. Tại các xã, các xóm ban chỉ đạo thực hiện chế độ BHXH, BHYT của địa phương đã vào cuộc hết hiệu quả: Nhân dân ở các xóm đều được truyền thông về chính sách dưới nhiều hình thức như trực tiếp, gián tiếp do đó người tham gia rất đông tính đến hết ngày 27/11/2023 (sau 18 ngày phát động) đã có gần 11.000 người tham gia đạt gần 65% số người thuộc diện được hưởng. Trong quá trình thực hiện hàng loạt những nghĩa cử cao đẹp của các mạnh thường quân, các doanh nghiệp trên địa bàn đã chung tay đóng góp để hỗ trợ người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn để họ có được tấm thẻ BHYT.

Với cách thức triển khai thực hiện như thời gian vừa qua chẳng những người dân tộc thiểu số tại địa phương đã tận dụng được chính sách ưu tiên của nhà nước để đảm bảo quyền lợi khi chẳng may bị bệnh mà chỉ tiêu của UBND tỉnh giao là năm 2023 huyện Lương Sơn phải đạt độ bao phủ BHYT 93,24 sẽ đạt kế hoạch.

Xin cảm ơn hai ông!

Đọc thêm

Hội LHPN Nghệ An: Gỡ rào cản văn hóa, mở lối phát triển bền vững cho phụ nữ

Hội LHPN Nghệ An: Gỡ rào cản văn hóa, mở lối phát triển bền vững cho phụ nữ
(PLVN) - Hội LHPN Việt Nam chủ trì thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình MTQG, với mục tiêu thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ, trẻ em vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Bà Nguyễn Thị Quỳnh Hoa - Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Nghệ An trao đổi với phóng viên về những nỗ lực và định hướng của Hội LHPN trong việc thực hiện các công việc của dự án này.

'Chuyển hóa nhận thức, thay đổi cuộc đời': Vai trò của Ban Dân tộc Nghệ An trong Dự án 8

'Chuyển hóa nhận thức, thay đổi cuộc đời': Vai trò của Ban Dân tộc Nghệ An trong Dự án 8
(PLVN) - Bình đẳng giới và chăm sóc phụ nữ, trẻ em tại vùng khó khăn không chỉ là một mục tiêu, mà còn là nhiệm vụ cấp bách trong hành trình phát triển bền vững của đất nước. Tại Nghệ An, Dự án 8 thuộc Chương trình MTQG đã từng bước mang lại những chuyển biến tích cực, giúp xóa bỏ định kiến, thay đổi nếp nghĩ, và nâng cao quyền năng cho phụ nữ dân tộc thiểu số. 

Hiệu quả từ Dự án thực hiện bình đẳng giới và phát triển đời sống phụ nữ - trẻ em tại huyện rẻo cao

Một buổi truyền thông phòng, chống bạo lực gia đình, chăm sóc sức khoẻ sinh sản và ra mắt "đia chỉ tin cậy tại cộng đồng"
(PLVN) -Với địa hình nhiều đồi núi phức tạp, kinh tế còn nhiều khó khăn, nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia đã đạt được những thành công bước đầu trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em nơi đây.

Thắp sáng niềm tin nơi vùng cao Kỳ Sơn: Hành trình đồng hành cùng phụ nữ và trẻ em

Chiến dịch truyền thông phòng, chống tảo hôn-hôn nhân cận huyết thống.
(PLVN) - Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Kỳ Sơn đã trở thành cánh tay nối dài của Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Nghệ An giai đoạn 2020-2025. Sứ mệnh này không chỉ là trách nhiệm, mà còn là lời cam kết bền bỉ trong hành trình nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho phụ nữ và trẻ em nơi đây.

Lan tỏa tinh thần đại đoàn kết các dân tộc ở Bạc Liêu

Quang cảnh Đại hội.
(PLVN) - Ngày 23/11, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Bạc Liêu, đã diễn ra Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bạc Liêu lần thứ IV - năm 2024. Ông Hầu A Lềnh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc của Chính phủ, dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội.

Dự án 8 - Cánh cửa mở ra cơ hội mới cho phụ nữ dân tộc thiểu số Nghệ An

Truyền thông phòng chống bạo lực gia đình chăm sóc sức khoẻ sinh sản và ra mắt mô hình "Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng" huyện Tương Dương.
(PLVN) - Dự án 8 Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi nâng cao vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội với tinh thần "không ai bị bỏ lại phía sau," đã trở thành động lực mạnh mẽ thay đổi cuộc sống của hàng nghìn phụ nữ tại Nghệ An. Những hoạt động thiết thực của dự án không chỉ góp phần nâng cao nhận thức, cải thiện đời sống mà còn trao quyền và mở ra cơ hội mới, giúp phụ nữ dân tộc thiểu số tự tin khẳng định vị thế trong gia đình và xã hội.

Thay đổi nếp nghĩ cách làm của phụ nữ DTTS tại Quỳ Hợp

Hoạt động truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức làm mẹ an toàn, chăm sóc sức khoẻ trẻ em nâng cao nhận thức cho chị em đồng bào DTTS.
(PLVN) - Dự án 8 thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đang tạo nên sự thay đổi rõ nét tại huyện Quỳ Hợp (tỉnh Nghệ An). Bằng chứng là những chuyển biến tích cực, giúp chị em phụ nữ nơi đây tự tin hơn, mạnh dạn hơn trong việc thay đổi tư duy và khẳng định vai trò của mình trong gia đình và xã hội.

Đầu tư hơn 41 tỷ làm 2,6km đường lên đèo Ái Âu

Đầu tư hơn 41 tỷ làm 2,6km đường lên đèo Ái Âu
(PLVN) - Tuyến tỉnh lộ 185 đoạn từ UBND xã Thượng Lâm đến đèo Ái Âu (Lâm Bình – Tuyên Quang) dài hơn 2,6km sẽ được đầu tư 41,25 tỷ đồng, trong đó có 39,95 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Đẩy mạnh tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh Sa Pa

Đẩy mạnh tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh Sa Pa
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) đã và đang đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng về giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, nhằm thay đổi nhận thức của bà con các dân tộc thiểu số, đặc biệt là lứa tuổi học sinh để các em có những định hướng đúng đắn cho tương lai.

Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu thăm, chúc mừng sư sãi và đồng bào Khmer dịp lễ Sene Dolta

Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu thăm, chúc mừng sư sãi và đồng bào Khmer dịp lễ Sene Dolta
(PLVN) - Nhân lễ Sene Dolta 2024 của đồng bào Khmer Nam bộ, ngày 27/9, ông Nguyễn Bình Tân - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Bạc Liêu dẫn đầu đoàn công tác đến thăm, chúc mừng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước và các chùa Cù Lao, Cái Giá Giữa, Cái Giá Chót (xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu).

Nậm Pồ chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Các chính sách vùng đồng bào dân tộc thiểu số được triển khai tích cực đã góp phần nâng cao đời sống người dân.
(PLVN) - Những năm qua, huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) thường xuyên đẩy mạnh thực hiện các chính sách chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng được nâng lên, từng bước xóa đói giảm nghèo, cuộc sống nâng cao rõ rệt.