Lớp học dành cho người già thời @

Hai vợ chồng già cùng nhau học internet.
Hai vợ chồng già cùng nhau học internet.
(PLO) -Học viên của lớp đặc biệt này “nhỏ” nhất cũng đã qua 50 tuổi, “lớn” thì ngoài 80. Mái đầu ai nấy đều đã ngả bạc, ngón tay lóng ngóng, đôi mắt không còn tinh tường. Mỗi người tìm đến lớp học internet với một lý do riêng, nhưng tất cả đều ham học, không ngại việc đã “bạc tóc” mà vẫn bị “gõ đầu”.

Nhằm tạo điều kiện giúp người cao tuổi tiếp cận kiến thức về internet, có thể ứng dụng các tiện ích cơ bản như đọc báo, gửi mail, mạng xã hội… thuận lợi cho việc liên lạc với người thân, bạn bè, Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ trẻ (Thành đoàn TP.HCM, số 1, Phạm Ngọc Thạch, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM) đã tổ chức lớp Hướng dẫn kiến thức về internet dành cho người cao tuổi. 

Được khởi xướng từ năm 2013, đến nay, lớp học internet dành cho người già đã thu hút hơn 1500 học viên. Trong hai năm đầu, lớp được tổ chức miễn phí. Song, để có nguồn kinh phí duy trì lớp học lâu dài, từ năm 2015, ban tổ chức lớp học bắt đầu thu học phí với giá ưu đãi cho các học viên, chỉ 290 ngàn đồng/khóa/12 buổi. 

Những học viên cao tuổi

Căn phòng nhỏ trên tầng 3 của Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ trẻ nhiều năm qua luôn đông người qua lại. Đều đặn mỗi ngày, các cô chú từ độ tuổi 50-80 đều đến đây để tham gia lớp học internet dành cho người già. Lớp trước chưa hết giờ, học viên lớp sau đã đứng ngồi ở hành lang chờ đến lượt vào lớp.

Bên trong căn phòng nhỏ trang bị cơ sở vật chất hiện đại, nhiều máy tính đều được dán một mẫu giấy, chú thích cặn kẽ cách gõ phím tiếng Việt. Một giáo viên trẻ giải thích,  do các học viên đều cao tuổi nên cần ghi chú rõ ràng để các cụ khỏi quên.

Các học viên đến sớm chờ giờ học của mình.
Các học viên đến sớm chờ giờ học của mình. 

Vừa ngồi xuống ghế, chưa kịp mở máy tính, cụ ông Tạ Văn Mạnh (75 tuổi) đã nhanh chóng giữ một chỗ trống bên cạnh. Cụ giải thích: “Tôi để dành ghế cho bà xã tôi. Hôm nay không biết sao bà đến muộn”. Vợ chồng cụ Mạnh là cặp đôi cao tuổi cùng học internet ở lớp này. 

Cụ ông cho biết mình sống ở TP.Biên Hòa (Đồng Nai). Nhiều năm qua, vợ cụ chuyển lên sống cùng con gái tại quận Bình Thạnh (TP.HCM). Hai cụ xa nhau chỉ liên lạc qua điện thoại, thỉnh thoảng cụ Mạnh mới lên thăm vợ con.

Gần đây, cụ bà biết đến lớp học internet dành cho người già nên đăng kí cho hai vợ chồng cùng tham gia. Cụ Mạnh cười hiền: “Thấy con cháu đứa nào cũng lướt web, đọc thông tin trên mạng, tôi cũng thích lắm, nhưng tụi nó chỉ hoài vẫn không làm được. Đến đây được các cô tận tình chỉ cho, tôi mới biết mở máy tính, tìm kiếm thông tin”. 

Một học viên khác là ông Trần Văn Hồng (62 tuổi, ngụ xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn, TP.HCM). Ông Hồng ở xa nên hôm nào cũng phải đi từ sớm cho kịp giờ học. Ông tâm sự từng công tác trong quân đội, có hai người con đều du học và làm việc ở nước ngoài.

Mỗi năm ông và vợ mới được gặp con một lần, còn lại chủ yếu chuyện trò qua điện thoại. Khi mạng xã hội phát triển, giao tiếp dễ hơn nhưng ông lại “bó tay” vì không biết dùng internet. Trong khi vợ ông lại thành thạo, đêm nào cũng cầm ipad trò chuyện với con, cháu thâu đêm, còn thấy được hình ảnh của con cháu.

“Tôi đâm ra tự ái, nên cũng quyết định học cho bằng bà ấy. Hơn nữa, tôi đã vất vả suốt một đời vì các con rồi, bây giờ đã về hưu, cũng là lúc cập nhật kiến thức, nâng cao đời sống tinh thần của mình”, ông bẽn lẽn nói về lý do tham gia lớp học internet. 

Với cụ bà Vũ Mộng Liên (72 tuổi, ngụ phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, TP.HCM) thì internet còn là một thú vui tuổi già. Cụ Liên kể, dù sống với con nhưng con cháu đều rất bận rộn. Phần lớn thời gian cụ ở nhà một mình. Không có nhiều công việc để làm, cụ chỉ biết sử dụng internet cho đỡ buồn. Nhưng vì chưa thành thạo nên cụ mất rất nhiều thời gian để mày mò. 

Cụ hồ hởi chia sẻ cũng tham gia mạng xã hội Facebook nhưng lại không biết cách sử dụng hiệu quả. “Thỉnh thoảng, tôi đi chơi với mấy người bạn, cũng chụp ảnh, đăng lên Facebook, nhưng tôi không biết thế nào là “like, share”, cũng không thể bình luận được.

Tôi lên mạng thì thấy thông tin về lớp học internet dành cho người già và quyết định đăng kí tham gia để mình không bị lạc hậu, lại có thể ra ngoài cho khuây khỏa, quen được nhiều người bạn mới”, cụ nói.  

Cầm tay “như học sinh lớp Một”

Theo các giáo viên ở đây, học viên đều được hướng dẫn lại từ các thao tác sử dụng máy tính cơ bản, cách sử dụng các ứng dụng trên internet. Cụ thể như cách tắt, mở máy tính, gõ chữ, các lệnh cơ bản, tìm kiếm thông tin, đọc báo trên internet, nghe nhạc, xem phim, cách sử dụng hộp thư điện tử, nhắn tin online, mạng xã hội facebook… Sau khi tham gia khóa học, các học viên có thể tự tin sử dụng internet trong cuộc sống thường ngày.

Học viên được hướng dẫn cụ thể từng thao tác cơ bản.
Học viên được hướng dẫn cụ thể từng thao tác cơ bản.

Trước khi đến với lớp học internet dành cho người già, ông Trần Văn Hồng đã tìm đến một số lớp học. Tuy nhiên, do học chung với người trẻ, họ tiếp thu nhanh, thực hiện thao tác linh hoạt, ông không thể theo kịp.

“Hồi đó tôi đến lớp được một vài buổi nhưng bị “tụt hậu”. Một số thầy bảo tôi cứ về nhà, họ sẽ mang tài liệu đến và hướng dẫn cho tôi học riêng, nhưng tôi thấy như vậy thì phiền họ quá. Với lại khó có thể sắp xếp được thời gian nên đành tạm ngừng. Bây giờ tham gia lớp học này, toàn những người cùng lứa tuổi nên quá thuận tiện. Ngay sau buổi học đầu tiên, tôi đã cùng mấy ông bạn già đã mua ngay một chiếc máy vi tính để thực hành”, ông cười nói. 

Trong lúc ông Hồng chia sẻ, cụ Liên ở bàn bên cạnh, tay lách cách gõ từng phím, cười ngượng ngịu: “Tôi gõ phím như mổ cò vậy đó. Ban đầu cũng ngại lắm, nhưng nhìn xung quanh ai cũng như mình nên tôi tự tin hơn”.

Cũng theo các giáo viên, người học ở đây đều đã lớn tuổi, tiếp thu khá chậm, trí nhớ không còn minh mẫn như người trẻ, nên người dạy phải thật kiên trì, chậm rãi.

Cụ Tạ Văn Mạnh vừa chậm rãi thực hiện các thao tác theo chỉ dẫn của giáo viên, vừa nói vui: “Thực hành như thế này chứ về nhà là quên hết”. Cụ nói, ở nhà, con cháu thỉnh thoảng cũng chỉ dẫn một vài điều, nhưng cụ vốn chậm tiếp thu, lại hay quên, nên đôi khi khiến con cháu “phát khùng”. Đến với lớp học này, cụ thấy thoải mái hơn vì các giáo viên dạy chậm, dễ hiểu, dễ nhớ và có nhiều bạn học cao niên giống mình. 

Nguyễn Thị Mai Khanh (sinh viên năm 3, trường Đại học Sư phạm TP.HCM), một trong những thành viên tham gia giảng dạy tại lớp hướng dẫn kiến thức về internet cho người cao tuổi, chia sẻ, lớp học này thực sự rất hữu ích.

Bố của Khanh cũng là một học viên của khóa trước, biết lớp học cần người dạy nên đã giới thiệu con gái đăng kí tham gia. Nói về công việc đứng lớp, Khanh chia sẻ, hướng dẫn các “cụ” cần phải kiên nhẫn, nhất là trước những câu hỏi lặp đi lặp lại của học viên. 

“Một số người tiếp thu chậm, tay lại cứng, nên khó thực hiện các thao tác trên máy tính. Trong những trường hợp đó, chúng tôi phải cầm tay để hướng dẫn cách làm như chỉ dẫn cho những học sinh lớp một. Song, điều quan trọng chính là tinh thần ham học hỏi, mong muốn được tiếp thu cái mới của các học viên, lại sẵn sàng đặt ra câu hỏi khi không hiểu nên các học viên tiến bộ rất nhanh”, Khanh chia sẻ.

Trưa muộn, cơn giông mùa hạ bất ngờ kéo tới tối sầm. Nhưng trong lớp học đặc biệt, những học viên cao tuổi vẫn chẳng mảy may bận tâm. Các cụ, các ông, bà vẫn hăng say, cắm cúi vào màn hình, tay lóng ngóng bấm từng phím một cách vụng về.

Thi thoảng lại có một cụ ông hay cụ bà hỏi giáo viên một thao tác đã quên, rồi lại háo hức thực hành. Dù các học viên đều cao tuổi nhưng niềm vui, sự nỗ lực tiếp cận công nghệ khiến tinh thần lớp học lúc nào cũng sôi nổi, trẻ trung.

Tin cùng chuyên mục

Những tiếng ca 'tiên phong' của dòng nhạc đỏ

Những tiếng ca 'tiên phong' của dòng nhạc đỏ

(PLVN) - Giữa bom đạn chiến trường khốc liệt, vẫn còn đó khúc ca hào hùng, bi tráng của một thời kỳ kháng chiến cứu nước. Có rất nhiều ca sĩ hát dòng nhạc cách mạng được nhiều người biết đến như Trần Hiếu, Lê Dung, Tường Vi, Thanh Huyền... Nhưng có những cái tên thuộc hàng ngũ tiên phong, trở thành “bậc tiền bối”, đàn anh, đàn chị cho dòng nhạc đỏ một thời.

Đọc thêm

200 nghìn bông hoa bách hợp khoe sắc tại Khu vườn âm nhạc

Tuần lễ hoa bách hợp gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội (ảnh Duy Tiến)
(PLVN) -  “Tuần lễ hoa bách hợp 2024” với chủ đề “Khu vườn âm nhạc - tinh khôi bách hợp tháng 4” diễn ra từ 19 - 28/4 tại bán đảo Skyline (Hà Nội) mong muốn gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội cùng nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật đặc sắc...

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.