Loạt trường đại học công bố điểm sàn thi đánh giá năng lực

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Năm 2023, nhiều cơ sở giáo dục đại học sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực để xét tuyển nên thời điểm hiện tại đã có nhiều trường đã bắt đầu công bố điểm sàn.

Cụ thể, Đại học Kinh tế Quốc dân xét tuyển khoảng 20% chỉ tiêu thí sinh có điểm thi đánh giá năng lực (ĐGNL) năm 2022 hoặc năm 2023 của Đại học Quốc gia Hà Nội đạt từ 85 điểm trở lên. Đối với kết quả thi ĐGNL của Đại học Quốc gia TP HCM, thí sinh phải đạt từ 700 điểm trở lên, hoặc điểm thi đánh giá tư duy năm 2023 của Đại học Bách khoa Hà Nội đạt từ 60 điểm trở lên.

Mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển vào Đại học Ngoại thương theo kết quả thi ĐGNL của Đại học Quốc gia TP HCM là từ 850/1.200 điểm. Mức điểm sàn theo kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội là 100/150 điểm.

Năm 2023, Trường ĐH Hoa Sen thực hiện xét tuyển trên kết quả kỳ thi ĐGNL của Đại học Quốc gia TPHCM từ 600 điểm trở lên cho tất cả các ngành. Ngoài ra, trường còn xét tuyển điểm ĐGNL do ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức.

Đại học Kinh tế - Tài chính TP HCM theo kết quả thi ĐGNL của Đại học Quốc gia TP HCM là từ 600 điểm (theo thang điểm 1.200) ở tất cả ngành học. Năm 2020 và 2022, Đại học Kinh tế - Tài chính TP HCM cũng áp dụng mức sàn 600 điểm. Riêng năm 2021, mức điểm sàn là 650.

Theo thông báo của Trường ĐH Tôn Đức Thắng, thí sinh xét tuyển theo kết quả bài thi ĐGNL của ĐH Quốc gia TP HCM cần đạt ngưỡng điểm từ 600 trở lên (chưa bao gồm điểm ưu tiên). Thí sinh đăng ký xét tuyển trên hệ thống chung của Đại học Quốc gia HCM từ ngày 5/4.

Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP HCM sẽ dành 10-15% chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi ĐGNL của Đại học Quốc gia TP HCM. Đối với các ngành Công nghệ thực phẩm, Quản trị kinh doanh, Công nghệ thông tin và Marketing, mức điểm sàn từ 700 điểm trở lên.

Trong khi đó, thí sinh phải đạt tối thiểu 650 điểm để đủ điều kiện xét tuyển vào các ngành Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Trung Quốc, Kinh doanh quốc tế, Kế toán. Các ngành còn lại có mức sàn là 600 điểm.

Xét tuyển kết quả kỳ thi ĐGNL do Đại học Quốc gia TP HCM tổ chức là một trong 3 phương thức xét tuyển của Đại học Gia Định. Thí sinh cần đạt 600-700 điểm trở lên khi xét tuyển vào chương trình đại trà, từ 700 điểm trở lên khi xét tuyển vào chương trình tài năng.

Theo thông báo của Đại học Quốc tế Hồng Bàng, thí sinh sẽ trúng tuyển khi đạt kết quả kỳ thi ĐGNL do Đại học Quốc gia TP HCM tổ chức từ 600 điểm trở lên (bao gồm điểm cộng khu vực, điểm ưu tiên nếu có). Thời gian nhận hồ sơ và xét tuyển sẽ được điều chỉnh dựa trên lịch thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP HCM.

Mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển vào Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP HCM theo kết quả thi ĐGNL của Đại học Quốc gia TP HCM từ 600 điểm ở tất cả ngành học.

Mức điểm sàn của Trường ĐH Kiến trúc TP HCM từ 700 điểm trở lên.

Đọc thêm

Nghệ An nói không với điện thoại trong buổi học

Đại diện Lãnh đạo Phòng GD&ĐT các huyện, thành, thị và các trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An ký cam kết hưởng ứng Cuộc Vận động.
(PLVN) - Ngành Giáo dục Nghệ An vừa tổ chức Lễ phát động Cuộc vận động “học sinh Nghệ An nói không với điện thoại trong buổi học”. Sự kiện nhằm giúp các em học sinh có thể tập trung rèn luyện học tập, cũng như tránh xa những cám dỗ từ mạng xã hội thông qua việc dùng điện thoại.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác pháp chế

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác pháp chế
(PLVN) -  Trong 2 ngày 17 và 18/10, tại Trường Đại học Quy Nhơn (Bình Định), Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác pháp chế và báo cáo viên pháp luật ngành giáo dục năm 2024 cho cán bộ làm công tác pháp chế của các sở giáo dục và đào tạo, cơ sở giáo dục đại học và trường cao đẳng sư phạm.

Bí mật số 87 - CYBERSPHERE: Sân chơi 'đậm chất luật' cho sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội

Chương trình “Bí mật số 87 - CYBERSPHERE” là hoạt động thường niên do Liên Chi Đoàn khoa Pháp luật Kinh tế - Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức.
(PLVN) - Chương trình “Bí mật số 87 - CYBERSPHERE” là hoạt động thường niên do Liên Chi Đoàn khoa Pháp luật Kinh tế - Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức nhằm chào đón tân sinh viên chuyên ngành Luật Kinh tế. Qua hai chặng cạnh tranh khốc liệt, chặng thi thứ ba với chủ đề “Virtual Connections - Thiết kế cờ và chụp ảnh lớp” tạo không khí bùng nổ giữa các chi đoàn, đem đến sự gắn kết giữa các sinh viên...

Thầy cô và các em học sinh nói gì về quy định cấm học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học

Lớp học nói không với dùng điện thoại tại Trường THPT Đại Mỗ.
(PLVN) - Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi Trưởng phòng (GD& ĐT), các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Hà Nội yêu cầu các đơn vị giáo dục nâng cao hiệu quả quản lý việc sử dụng điện thoại di động và các thiết bị thu, phát sóng trong nhà trường, tuyệt đối không để học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học. PV Báo PLVN đã ghi nhận thực tế ở một số trường THPT (công lập, tư thục) cho thấy rõ sự đồng thuận, nhất trí cao giữa nhà trường, các em học sinh và phụ huynh.

Truyền ngọn lửa tình yêu tiếng Việt

“Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ - Câu chuyện về chữ viết của tiếng Việt” là buổi tọa đàm do Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức mới đây.
(PLVN) - Là một người Việt Nam, chúng ta đã bao giờ thắc mắc chữ viết tiếng Việt ra đời như thế nào? Tại sao chúng ta hiện nay lại đang dùng văn tự Latinh, khác hẳn với các nước “đồng văn” xung quanh như Nhật Bản, Hàn Quốc? Chúng ta vẫn nói mình dùng chữ Quốc ngữ, vậy chữ Quốc ngữ là gì, ai đã tạo ra nó?Những câu hỏi này vẫn luôn “nóng” với nhiều thế hệ bởi chữ viết chính là một trong những thành tựu văn hóa nổi bật nhất của nền văn minh nhân loại, của một quốc gia, dân tộc.

Giáo viên đang chịu nhiều áp lực ngoài chuyên môn

Đừng đặt những áp lực ngoài chuyên môn lên vai thầy, cô giáo, để họ được toàn tâm, toàn ý vào sự nghiệp “trồng người”. (Nguồn: S.T)
(PLVN) - Tại nhiều trường học, các nhà giáo đang phải đối mặt với nhiều áp lực lớn khi ngoài truyền đạt kiến thức còn phải đáp ứng kỳ vọng ngày càng cao của phụ huynh, nhà trường và xã hội, thậm chí đôi lúc giáo viên còn phải kiêm thêm các nhiệm vụ ngoài lề không liên quan đến giáo dục.

Khi bạo lực học đường lên bàn nghị sự

Các đại biểu trẻ em tại phiên thảo luận Tổ. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bạo lực học đường vẫn luôn là vấn đề nhức nhối. Trong phiên thảo luận tổ của Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II vừa qua, các đại biểu đã đưa ra những đề xuất từ góc nhìn trong cuộc sâu sắc, đa chiều về phòng, chống bạo lực học đường…