“Loạn” thị trường tỏi đen

Làm tỏi đen cần kiểm soát các điều kiện trong quá trình lên men phức tạp mới ra thành phẩm đạt chất lượng
Làm tỏi đen cần kiểm soát các điều kiện trong quá trình lên men phức tạp mới ra thành phẩm đạt chất lượng
(PLO) - Thời gian qua, trên các diễn đàn, mạng xã hội lên cơn sốt về công thức“tỏi đen tự làm ở nhà”. Nhiều người không ngần ngại bỏ ra 1-3 triệu đồng để mua nồi cơm điện làm tỏi đen với niềm tin nó sẽ cho ra sản phẩm giá rẻ lại có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.

Cơn sốt tự làm tỏi đen?

Theo một số thông tin quảng cáo, tỏi đen có tác dụng tốt đối với sức khỏe như ức chế, tiêu diệt tế bào ung thư; hạ huyết áp; giảm cholesterol máu; phòng ngừa trụy tim mạch… nên loại “thần dược” này được rao bán tại các cửa hàng và trên các trang mạng với giá thành khá cao. Loại trong nước có giá từ 1,2 - 2,5 triệu đồng/kg; loại ngoại nhập từ Hàn Quốc, Nhật Bản có giá dao động khoảng 5 - 7 triệu đồng/kg... 

Do giá thành đắt nên tỏi đen cũng kén người mua, trong khi đó, chỉ cần gõ cụm từ “cách làm tỏi đen” tại Google đã cho ra hàng nghìn kết quả khác nhau, bao gồm cả bài viết, hình ảnh hướng dẫn thực hành làm tỏi đen rất chi tiết. Tuy nhiên các công thức, cách làm này lại không thống nhất.

Có người dùng bia để ủ tỏi, có người để cả củ tỏi để làm, có người lại tách riêng từng tép, hoặc có người dùng giấy bạc để bọc tỏi, nhưng có người lại hướng dẫn dùng giấy ăn. Kể cả thời gian ủ cũng khác nhau: có nơi phải ủ trong nồi cơm điện trong vòng 12 ngày, có nơi 20 ngày, hoặc có người hướng dẫn chỉ cần ủ ấm trong vòng 10 ngày là đã có tỏi đen thành phẩm...

Chị Lê Thị Thảo (Nam Từ Liêm, Hà Nội) khoe thành quả tự làm tỏi đen lên Facebook và nhận được khá nhiều người quan tâm, bình luận. Chị Thảo cho biết, chỉ cần mua máy làm tỏi đen (hay còn gọi là nồi cơm điện) sẽ có ngay tỏi đen xịn như tỏi Lý Sơn hoặc Hàn Quốc, Nhật Bản. Theo đó, người làm chỉ cần bỏ ra vài chục nghìn mua tỏi tươi có thể làm được 0,5 - 0,6kg tỏi đen trong khoảng thời gian 12 ngày.

Để tiết kiệm tiền, anh Nguyễn Duy Hưng (Đống Đa, Hà Nội) đã tự chế nồi làm tỏi đen. Anh lấy nồi nhôm cũ của nhà rồi chế thêm bóng đèn sợi đốt ở bên trong để ủ nóng. Sau đó, anh mua tỏi thường về ủ trong 20 ngày và nó cũng thành “tỏi đen”. Anh Hưng bật bí, tỏi này đến trẻ con ăn còn thích vì nó thơm, dẻo dẻo, ngon ngọt như quả táo tàu. “Có người đặt mua, nên tôi cũng  bán được một ít. Nhưng lấy giá rẻ hơn thị trường chỉ 800.000 đồng/kg thôi, nên giờ nhiều người hỏi mua lắm”, anh Hưng vui vẻ nói.

Nhưng khi hỏi những người tự làm tỏi đen ở nhà sản phẩm của họ có được kiểm tra hay được các cơ quan chức năng chứng nhận đúng, đủ các hàm lượng hoạt chất có lợi cho sức khỏe như tỏi đen “xịn” không, thì đều nhận được câu trả lời “chịu, không biết, thấy nên làm”.

Ăn theo… tỏi đen

Quan tìm hiểu, nguyên nhân tạo nên cơn sốt tự làm tỏi đen ở nhà là do trên thị trường xuất hiện máy làm tỏi đen. Với hình dáng giống chiếc nồi cơm điện, theo quảng cáo, chiếc máy này đã cài chế độ tự động nên chỉ cần một vài thao tác đơn giản và chờ 12 ngày sẽ có thành phẩm như tỏi đen chính hiệu Hàn Quốc, Nhật Bản.

Giá của những chiếc nồi cơm điện này cũng không hề rẻ, dù được giảm tới 30-40% nhưng vẫn ở mức 1-3 triệu đồng/chiếc. Nhưng với những công dụng trời cho và tự làm lại rẻ hơn khi đi mua ngoài cửa hàng, siêu thị nên nhiều người đã không ngần ngại sắm ngay cho mình chiếc máy này. Dù biết rằng, nó có thực sự làm ra tỏi đen có chất lượng như tỏi cô đơn Lý Sơn hay tỏi đen Hàn Quốc, Nhật Bản không thì không ai biết?

Tuy nhiên, theo Học viện Quân y, đơn vị duy nhất ở Việt Nam nghiên cứu thành công quy trình công nghệ lên men tỏi đen và được Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận, thì điểm khác biệt giữa tỏi sản xuất theo quy trình công nghệ tốn gần năm năm nghiên cứu và tỏi đen tự làm tại nhà là hàm lượng hoạt chất.

Không phải cứ tỏi trắng thành tỏi đen là xuất hiện các hoạt chất quý, mà quan trọng là kiểm soát các điều kiện trong quá trình lên men phức tạp, đặc biệt trong 20 ngày đầu. Và thường quy trình lên men tỏi đen của Học viện Quân y phải từ 32 - 45 ngày mới ra sản phẩm đạt chất lượng, chứ không phải 12 hay 20 ngày như người dân tự làm.

“Một trong những yêu cầu quan trọng để tạo ra được sản phẩm tỏi đen đạt chất lượng chính là điều kiện lên men và nguồn nguyên liệu. Nếu có được vùng nguyên liệu đạt chuẩn đầu vào thì sản phẩm tỏi đen đầu ra sẽ có chất lượng đồng đều, ổn định hơn”, nguồn Học viện Quân y. 

Đọc thêm

Hơn 1,1 tỷ USD vốn FDI 'chảy' vào Bắc Giang trong 3 tháng đầu năm

Bắc Giang là địa phương đầu tiên ghi nhận tổng vốn FDI đăng ký vượt mốc 1 tỷ USD trong năm 2023.
(PLVN) - Trong 3 tháng đầu năm 2023, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ghi nhận số dự án mới tăng mạnh. Trong đó, Bắc Giang dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 1,1 tỷ USD, chiếm gần 20,3% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng gấp 5,2 lần so với cùng kỳ năm 2022.

'Cửa' nào cho hệ thống bán lẻ xăng dầu tiếp tục kinh doanh?

DN BLXD mong muốn có quy định cụ thể về định mức kinh doanh xăng dầu.
(PLVN) -  Hiện nay, trên nhiều tỉnh, thành đã xuất hiện tình trạng một số chủ doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu (DN BLXD) làm đơn xin giải thể, sang nhượng cây xăng vì kinh doanh thua lỗ. Dự thảo Nghị định quản lý về kinh doanh xăng dầu sắp đến hạn trình Chính phủ. Liệu có “cửa” nào sáng để hệ thống bán lẻ tiếp tục kinh doanh?

80 doanh nghiệp tỉnh Quảng Tây tìm cơ hội hợp tác với doanh nghiệp Việt

Nhiều hội nghị kết nối với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) được tổ chức để tăng cường kết nối, hợp tác giữa doanh nghiệp 2 bên
(PLVN) - Khoảng 80 doanh nghiệp của Quảng Tây trong các lĩnh vực như dịch vụ logistics, sản xuất và thương mại nông lâm thủy sản, du lịch, vật liệu xây dựng, thương mại điện tử, đầu tư, dịch vụ công trình, sản phẩm cơ khí, ô tô, xe điện, đồ gia dụng… sẽ tham dự Hội nghị kết nối hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Trung Quốc (Quảng Tây) trong thời kỳ mới.

Ngân hàng nhà nước chỉ đạo đẩy mạnh cho vay thu mua, kinh doanh thóc, gạo

Ngân hàng nhà nước chỉ đạo đẩy mạnh cho vay thu mua, kinh doanh thóc, gạo
(PLVN) - Nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn của các thương nhân, doanh nghiệp (DN), người sản xuất, kinh doanh thóc, gạo, đặc biệt trong vụ thu hoạch Đông - Xuân năm 2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng (TCTD), NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thực hiện một số nội dung đẩy mạnh cho vay thu mua, kinh doanh thóc, gạo.

Tái định vị doanh nghiệp: Thời cơ để doanh nghiệp bứt tốc!

Tái định vị doanh nghiệp: Thời cơ để doanh nghiệp bứt tốc!
(PLVN) - Khẳng định tái định vị doanh nghiệp không phải là lựa chọn mà trở thành yêu cầu bắt buộc, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công nhấn mạnh, đây là thời cơ để DN tạo ra đột phá, nền tảng để “bứt tốc” trong tương lai.