Lơ là tiêm chủng, hậu quả khó lường!

Không được tiêm chủng đầy đủ, nguy cơ bùng phát dịch bệnh rất cao
Không được tiêm chủng đầy đủ, nguy cơ bùng phát dịch bệnh rất cao
(PLO) - Những năm gần đây, dịch bệnh có xu hướng diễn biến ngày càng phức tạp trên thế giới, khu vực, cũng như ở Việt Nam. Nếu không được tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch, các chuyên gia y tế cảnh báo, nguy cơ bùng phát và quay trở lại của các dịch bệnh là rất lớn.
Tại Việt Nam, hậu quả rõ ràng nhất của việc lơ là tiêm chủng thể hiện ở vụ bùng phát dịch sởi vào năm 2014 (tập trung ở độ tuổi 9-12 tháng tuổi). Và đầu năm 2015, đã xuất hiện không ít trường hợp trẻ em mắc bệnh ho gà ở lứa tuổi 2-4 tháng tuổi… 
Nguyên nhân được các chuyên gia y tế xác định là do các bà mẹ không đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch. Một điều cũng đáng lo lắng không kém là hiện nay tỷ lệ trẻ được tiêm chủng vắc xin viêm gan B sơ sinh trong 24h đầu rất thấp, do đó nguy cơ số trẻ mắc bệnh viêm gan B dẫn đến xơ gan và ung thư gan là không hề nhỏ…
Nhìn ra thế giới, năm 2014 dịch bệnh sởi đã bùng phát dữ dội ở Mỹ, Canada và các nước Châu Âu do người dân không được tiêm chủng. Trong khi đó nước Mỹ đã công bố thanh toán bệnh sởi từ năm 2000. 
Bên cạnh đó, cũng có tới 10 quốc gia ghi nhận bệnh bại liệt và có chiều hướng gia tăng và WHO đã buộc phải cảnh báo “tình trạng khẩn cấp’ tại một số nước khu vực Nam Á, và bệnh có nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam là rất lớn. 
Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, tiêm chủng hiện nay vẫn được công nhận là một biện pháp can thiệp hữu hiệu và thành công nhất. 
Tiêm chủng có thể ngăn chặn từ 2 đến 3 triệu ca tử vong mỗi năm và bảo vệ trẻ em, không chỉ chống lại các bệnh như: Bạch hầu, uốn ván, bại liệt, sởi…, mà còn giúp chống lại các căn bệnh khác, đặc biệt là bệnh viêm phổi và tiêu chảy do vi rút Ro ta – 2 nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi. 
Ngoài ra, nhờ tiêm chủng, ngay cả thanh thiếu niên và người trưởng thành cũng có thể phòng tránh được các bệnh nguy hiểm như: Viêm màng não, cúm, ung thư…
Quan trọng là vậy, nhưng hiện nay, số liệu thống kê cho thấy vẫn còn nhiều trẻ em chưa được tiếp cận tiêm chủng một cách đầy đủ. 
Ước tính có tới 21,8 triệu trẻ sơ sinh trên thế giới không nhận được vắc xin tiêm phòng; nhiều quốc gia chưa cung cấp đầy đủ các loại vắc xin; nhiều gia đình trẻ còn thiếu thông tin về tiêm chủng nên hiểu chưa đúng và chưa đầy đủ về tiêm chủng nên không đưa con em đi tiêm phòng, dẫn đến những hậu quả vô cùng đáng tiếc…
Nhằm giảm bớt những lo lắng, băn khoăn của người dân về sự khan hiếm vắc xin, cũng như chất lượng vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng, TS. Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết:
Việt Nam vừa được WHO đánh giá và công nhận các chức năng NRA (hệ thống quản lý quốc gia về vắc xin) với kết quả rất xuất sắc (tất cả các chức năng đều đạt trên 90% trong đó có 3 chức năng đạt 100%, bình quân cả 6 chức năng NRA đạt 95%. Điều đó cho thấy vắc xin của nước ta được đánh giá rất cao về chất lượng. 
Chúng ta cũng là một trong số các quốc gia có chính sách ưu đãi rất lớn trong công tác y tế dự phòng, tiêm chủng, trong khi rất ít nước hiện nay có thể tự sản xuất và cung ứng vắc xin. 
Để đẩy mạnh hoạt động tiêm chủng, tránh bỏ sót các đối tượng tiêm chủng, góp phần đẩy lùi bệnh tật, ông Phu cho hay, Bộ Y tế đang nghiên cứu xây dựng một phần mềm theo dõi tiêm chủng, trẻ nào chưa được tiêm chủng sẽ được ra soát, thống kê và vận động đi tiêm chủng./.
Hưởng ứng Tuần lễ tiêm chủng năm 2015 do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực Tây Thái Bình Dương phát động, Bộ Y tế phối hợp với UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức Lễ mít tinh “Tuần lễ tiêm chủng” vào sáng 24/4 tại tỉnh Bắc Giang. Tuần lễ tiêm chủng năm nay có chủ đề: “Chung tay cùng tiêm chủng bảo vệ cộng đồng”
Tuần lễ tiêm chủng “Immunization week” là sáng kiến của WHO về bảo vệ cuộc sống bằng vắc xin phòng bệnh thông qua tiêm chủng.  Mục đích của sáng kiến này là nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của tiêm chủng, mở rộng thêm các bệnh được phòng và kiểm soát thông qua vắc xin, tiêm chủng cho những đối tượng có nguy cơ như những người sống ở khu vực biên giới và ven đô thị; đảm bảo tiếp tục các cam kết chính trị cho tiêm chủng.
Hưởng ứng Tuần lễ tiêm chủng thế giới, mỗi khu vực tổ chức sự kiện “Tuần lễ tiêm chủng" trong thời gian nhất định của tháng 4 và lựa chọn các chủ đề riêng của mình./.

Đọc thêm

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Bác sĩ đa chuyên khoa phối hợp tìm ra phương án điều trị cho bệnh nhân.
(PLVN) - Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống ngoạn mục.