Liên tiếp trẻ rách vòm miệng phải cấp cứu mùa dịch, bác sĩ hướng dẫn cách xử trí

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thấy người thân đưa trẻ vào cấp cứu trong trạng thái rất lo lắng, chuyên gia răng - hàm - mặt, BV Nhi Đồng 1 khuyến cáo các bậc phụ huynh nên bình tĩnh thực hiện các bước xử trí ban đầu cho trẻ...

Gần đây, Khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM) liên tục tiếp nhận nhiều trường hợp rách khẩu cái cứng hoặc khẩu cái mềm (các phần vòm miệng) ở trẻ em.

Người nhà đưa bệnh nhi vào cấp cứu thường trong trạng thái rất lo lắng, không biết phải xử trí ban đầu thế nào.

Theo Bác sĩ CK1. Hồ Vân Phụng, Phó Trưởng Khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Nhi Đồng 1, rách khẩu cái là tai nạn dễ xảy ra khi trẻ vừa chơi vừa ngậm những đồ dùng cứng như đũa, ống hút, bút, thanh kim loại hoặc que gỗ… Vết thương nặng hơn có thể đâm thủng thành sau họng.

Một số trẻ dùng ống hút trà sữa bằng nhựa cứng hay ống hút inox, vừa đi vừa uống không may bị vấp ngã, ống hút đâm vào họng cũng làm rách niêm mạc khẩu cái.

Vết thương vùng khẩu cái nằm sâu trong khoang miệng, chảy máu nhiều, rất khó quan sát và xử trí. Vì vậy, khi trẻ chẳng may bị tai nạn này, các bậc phụ huynh cần hết sức bình tĩnh, trấn an bé, sau đó dùng bông gòn hoặc gạc làm sạch vùng miệng một cách nhanh nhất.

Khi đã xác định vùng nào đang chảy máu trong miệng, người nhà cho trẻ cắn gạc ấn vào vùng chảy máu nhằm giảm lượng máu chảy ra từ vết thương. Sau đó, trẻ cần được nhanh chóng đưa đến khám tại bệnh viện hoặc trung tâm cấp cứu gần nhất để bác sĩ xử trí khâu vết thương.

Để phòng ngừa tai nạn rách khẩu cái ở trẻ em, chuyên gia răng - hàm - mặt của Bệnh viện Nhi đồng 1 khuyến cáo, không nên cho trẻ dùng ống hút bằng kim loại hoặc bằng nhựa cứng, nên thay bằng ống hút giấy an toàn hơn cho trẻ.

Khi trẻ ăn uống nên để trẻ ngồi một chỗ, không đi lại, chạy nhảy đùa giỡn, tránh vấp ngã khi đang cầm vật cứng.

Trẻ nhỏ rất hiếu động, hạn chế cho trẻ cầm và chơi những đồ chơi cứng, dạng thanh que. Người thân nên nhắc nhở trẻ không cầm những đồ chơi như vậy, đồng thời giải thích nguy hiểm, tai nạn dễ gặp phải khi chơi những đồ chơi đó.

"Do dịch bệnh COVID-19, đa số các trẻ ở nhà học trực tuyến. Trẻ có nhiều thời gian chơi đùa hơn nên tai nạn này xảy ra với tần suất nhiều hơn. Mong các bậc cha mẹ, người nhà sẽ nâng cao cảnh giác hơn, thường xuyên nhắc nhở trẻ để tránh những tai nạn không may xảy ra, giúp trẻ vui chơi an toàn trong mùa dịch", Bác sĩ CK1. Hồ Vân Phụng khuyên.

Đọc thêm

Điều dưỡng bệnh viện Trung ương Huế: Tận tâm, chuyên nghiệp, thân thiện

Điều dưỡng bệnh viện TƯ Huế luôn coi trọng sự hài lòng của bệnh nhân
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa tổ chức tọa đàm chào mừng Ngày Quốc tế Điều dưỡng 12/5. Tại đây, hơn 350 đại biểu đều thể hiện quyết tâm phải xây dựng hình ảnh người điều dưỡng bệnh viện Trung ương Huế “Tận tâm, chuyên nghiệp, thân thiện”; đồng thời lấy sức khỏe và sự hài lòng của người bệnh là hạnh phúc.

Dùng thêm thuốc ngoài đơn bác sĩ, người đàn ông rơi vào nguy hiểm

Người bệnh nhập viện trong tình trạng tổn thương da nghiêm trọng (Ảnh: Ngọc Phúc)
(PLVN) - Trong thời gian sử dụng thuốc theo đơn điều trị xương khớp, bệnh nhân N.Đ.T (nam, 65 tuổi, trú tại huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) liên tiếp sử dụng nhiều loại thuốc khác ngoài đơn của bác sĩ. Người bệnh sau đó bị tổn thương da 70% kèm theo loét niêm mạc miệng, mắt và bộ phận sinh dục...