Liên tiếp ghi nhận nhiều trường hợp trẻ mắc tay chân miệng nặng

Trẻ P.H.T, 24 tháng nam, chẩn đoán bệnh tay chân miệng độ 3. Ảnh: BVCC
Trẻ P.H.T, 24 tháng nam, chẩn đoán bệnh tay chân miệng độ 3. Ảnh: BVCC
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tuần qua, Bệnh viện Nhi đồng TP HCM tiếp nhận và điều trị thêm 4 trường hợp trẻ bệnh tay chân miệng nặng.

Trường hợp thứ nhất bệnh nhi N.G.L, 8 tháng, ngụ ở Vĩnh Long. Khai thác bệnh sử ghi nhận trẻ bệnh 3 ngày, 2 ngày đầu trẻ sốt, nôn, ói, nổi hồng ban mụn nước ở lòng bàn tay chân, ngày 3 sốt giật mình chới với nên nhập bệnh viện địa phương chẩn đoán bệnh tay chân miệng độ 3. Điều trị theo phác đồ tình trạng không cải thiện nên chuyển Bệnh viện Nhi đồng thành phố.

Tại đây, trẻ biểu hiện lơ mơ mê, mạch nhẹ chi mát da nổi bông, nhịp tim > 200 lần/phút, sốt cao liên tục, được chẩn đoán bệnh tay chân miệng độ 4, xét nghiệm men tim tăng cao, men gan tăng nhẹ, toan chuyển hóa nặng. Các bác sĩ sau đó đã xử trí đặt nội khí quản giúp thở, chống sốc, an thần, hạ sốt tích cực, tình trạng không cải thiện được tiến hành lọc máu liên tục...

Kết quả sau 2 ngày điều trị tình trạng trẻ có cải thiện bớt sốt, nhịp tim giảm, huyết động ổn định, giảm dần thuốc vận mạch, được tiếp tục theo dõi điều trị tích cực.

Trường hợp thứ hai là bé trai P.H.T, 24 tháng tuổi, ngụ ở Trà Vinh. Tình trạng trẻ tương tự trường hợp bệnh nhi thứ nhất, sốt 3 ngày đã đến viện địa phương điều trị nhưng không đỡ nên chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng thành phố.

Trẻ được chẩn đoán bệnh tay chân miệng độ 3, xử trí đặt nội khí quản giúp thở, truyền thuốc điều hòa miễn dịch, hạ sốt. Sau 2 ngày điều trị tình trạng trẻ có cải thiện, giảm sốt, huyết động ổn định.

Trường hợp thứ là bé trai P.Đ.K, 3 tuổi, trú tại ở An Giang. Khai thác bệnh sử ghi nhận trẻ bệnh 4 ngày, 2 ngày đầu sốt, nổi hồng ban mụn nước ở lòng bàn tay chân, loét miệng, ngày 3 sốt, giật mình chới với, nên nhập bệnh viện địa phương chẩn đoán bệnh tay chân miệng độ 3.

Tại Bệnh viện Nhi đồng thành phố, trẻ được chẩn đoán bệnh tay chân miệng độ 3 và được điều trị theo phác đồ. Sau 3 ngày, tình trạng sức khoẻ của trẻ đã cải thiện.

Trẻ P. Đ. K, 3 tuổi, nam, chẩn đoán bệnh tay chân miệng độ 3, điều trị thở máy, truyền IVIG, milrinone, an thần.

Trẻ P. Đ. K, 3 tuổi, nam, chẩn đoán bệnh tay chân miệng độ 3, điều trị thở máy, truyền IVIG, milrinone, an thần.

Trường hợp thứ tư là bé gái N.N.H.M, 6 tuổi, trú tại bà Rịa Vũng Tàu. Trẻ sốt 34 ngày kèm nổi mụn nước, ngày thứ 3 sốt, nhức đầu, nôn ói được bệnh viện địa phương chẩn đoán bệnh tay chân miệng độ 2b, xử trí hạ sốt, chuyển Bệnh viện Nhi đồng thành phố.

Tại đây, trẻ sốt cao 40 độ C, run tay, nhịp tim nhanh,... được chẩn đoán bệnh tay chân miệng độ 3, xử trí đặt nội khí quản giúp thở, chống rung giật, chống phù não, truyền thuốc điều hòa miễn dịch, hạ sốt. Kết quả sau 4 ngày điều trị tình trạng trẻ có cải thiện giảm sốt, hết co giật, nhịp tim giảm, huyết động ổn định, tri giác cải thiện.

Tất cả 4 trường hợp đều có xét nghiệm PCR phết họng trực tràng đều cho kết quả nhiễm EV71 và đều từ các tỉnh chuyển đến.

Qua các trường hợp này bác sĩ Nguyễn Minh Tiến - Phó Giám đốc bệnh viện lưu ý đến các bậc phụ huynh khi thấy con em mình biểu hiện sốt, nổi hồng ban mụn nước ở tay chân mông gối, loét miệng, thêm xuất hiện một trong các triệu chứng giật mình chới với, ói nhiều, sốt cao khó hạ, thở bất thường, run tay chân, đi loạng choạng, ngồi không vững, nuốt khó, da nổi bông (vân tím), xanh tái, lơ mơ, co giật,… hãy đưa ngay trẻ tới bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Trước đó, vào đầu tháng 6, đơn vị cũng đã tiếp nhận và điều trị cho 4 trường hợp bệnh nhi bị tay chân miệng nặng.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.