Bệnh tay chân miệng ở TP HCM tăng mạnh

Ảnh minh họa: Trạm Y tế phường Tam Phú (Sở Y tế TP HCM)
Ảnh minh họa: Trạm Y tế phường Tam Phú (Sở Y tế TP HCM)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Trong tuần qua, TP HCM có 423 ca bệnh tay chân miệng, tăng gần gấp 2,5 lần so với trung bình 4 tuần trước (175 ca).

Sở Y tế TP HCM thông tin về tình hình dịch bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết và COVID-19 trên địa bàn tuần 23 (tính từ ngày 5 đến 11/6).

Cụ thể, trong tuần 23, TP HCM có 423 ca bệnh tay chân miệng, tăng gần gấp 2,5 lần so với trung bình 4 tuần trước (175 ca). Trong đó có 66 ca điều trị nội trú, tăng gấp đôi so với trung bình 4 tuần trước.

Trong tuần 23, TP HCM ghi nhận hầu hết các quận huyện đều có số ca mắc bệnh tay chân miệng tăng so với số ca mắc trung bình 4 tuần trước (19/22 quận huyện).

Số mắc tích lũy đến tuần 23 là 2.407 ca, giảm 53,55 so với cùng kỳ năm 2022 (5.174 ca).

Trong khi đó, trong tuần 23, TP HCM ghi nhận 146 ca mắc sốt xuất huyết, giảm 9,7% so với trung bình 4 tuần trước. Số ca nội trú giảm 8% và số ca ngoại trú giảm 11,2%.

Trong tuần 23, ghi nhận 4/22 quận, huyện và 9/312 phường xã có số ca bệnh sốt xuất huyết tăng so với số mắc trung bình 4 tuần trước.

Trong tuần qua, UBND quận, huyện, TP Thủ Đức tiếp tục triển khai lễ phát động chiến dịch hưởng ứng "Ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết" lần thứ 13 tại các quận, huyện và TP Thủ Đức.

Tính từ đầu năm đến tuần 23, TP HCM ghi nhận 7.918 ca mắc sốt xuất huyết, giảm 38,1% so cùng kỳ năm 2022 (12.786 ca), không ghi nhận trường hợp tử vong.

Về COVID-19, trong tuần 23, TP HCM ghi nhận 54 ca xác định được Bộ Y tế công bố, giảm 63% so với tuần 22 (146 ca). Tính từ đầu năm đến ngày 4.6, TP ghi nhận 5.058 ca COVID-19 xác định.

Thời điểm này, ngành y tế TP HCM tiếp tục truyền thông phòng chống dịch bệnh trên địa bàn, nhất là tay chân miệng, sốt xuất huyết và COVID-19.

Để phòng bệnh, Sở Y tế TP HCM khuyến cáo, các bậc phụ huynh thực hiện các biện pháp sau để phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ:

1. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy cho trẻ và người chăm sóc trẻ.

2. Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ trẻ tiếp xúc hàng ngày.

3. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.

4. Theo dõi sát khi trẻ bệnh để phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh chuyển nặng.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.