Tăng cường phòng bệnh tay - chân - miệng cho trẻ

Số ca bệnh tay - chân - miệng có xu hướng tăng. (Ảnh - VGP/Thiện Tâm)
Số ca bệnh tay - chân - miệng có xu hướng tăng. (Ảnh - VGP/Thiện Tâm)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Bộ Y tế vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh tay - chân - miệng. Theo Bộ Y tế, số ca mắc tay - chân - miệng có xu hướng tăng nhanh trong các tuần gần đây, đồng thời ghi nhận sự xuất hiện của virus Enterovirus (EV71) có khả năng gây bệnh nặng ở một số trường hợp mắc bệnh.

Cha mẹ cần có kiến thức nhận biết

Những ngày qua, số phụ huynh đưa con em đến khám bệnh tay - chân - miệng tại các bệnh viện trên cả nước tăng nhanh. Số ca bệnh trong đầu tháng 6 cao gấp hai lần so với hai tuần trước đó. Nguyên nhân khách quan một phần do bệnh tay - chân - miệng bắt đầu vào mùa, một phần vì sự xuất hiện của virus Enterovirus (EV71) - tác nhân thường gây bệnh tay - chân - miệng nặng, nguy cơ tử vong cao. Còn nguyên nhân chủ quan chính là sự thờ ơ của một số phụ huynh trước căn bệnh tưởng “nhẹ” mà “không nhẹ” này. Có những trường hợp cứ đến thời điểm giao mùa là trẻ lại mắc bệnh tay - chân - miệng, có khi còn tái đi tái lại nhiều lần.

Trên thực tế, bệnh tay - chân - miệng không khó phòng ngừa, quan trọng hàng đầu là vệ sinh môi trường sinh hoạt, vệ sinh ăn uống. Nhưng không ít phụ huynh vẫn chủ quan, cho rằng “trẻ con nào chẳng mắc tay - chân - miệng” hay “bệnh này nhẹ”. Một số bậc cha mẹ có quan nhiệm sai lầm về căn bệnh này, như: trẻ ở nhà thì không bị bệnh tay - chân - miệng. Sàn nhà, đồ chơi, vật dụng xung quanh trẻ nếu không được vệ sinh thường xuyên đều có thể trở thành môi trường lây bệnh. Trẻ không ra khỏi nhà vẫn có thể mắc bệnh do tiếp xúc người mắc bệnh không có triệu chứng, thường là người chăm sóc, người lớn.

Hay quan niệm chỉ có những trẻ nhỏ mới bị tay - chân - miệng là không đúng. Tay - chân - miệng đa số chỉ gặp ở những trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt những trẻ dưới 3 tuổi, nhưng người lớn và trẻ lớn vẫn có thể bị. Thậm chí nhiều trẻ lớn mắc bệnh tay - chân - miệng cũng có thể gặp biến chứng dẫn đến suy hô hấp, suy tuần hoàn.

Ngoài ra, nhiều cha mẹ thiếu kiến thức nhận biết về căn bệnh này. Nhiều người vẫn nhầm lẫn bệnh tay - chân - miệng với các bệnh khác như sốt phát ban hay sốt xuất huyết bởi dấu hiệu ban đầu của các bệnh này khá giống nhau. Hay một số trẻ bị biến chứng thần kinh, co giật liên tục, cha mẹ đưa đến bệnh viện vẫn khai báo con bị chứng động kinh mà không biết đã bị biến chứng bệnh tay - chân - miệng ... Không ít trường hợp nhầm lẫn đã dẫn đến loạt hậu quả khó lường. Chính vì thế, vai trò của các bậc cha mẹ là hết sức quan trọng, cha mẹ cần hiểu biết đúng về căn bệnh tay - chân - miệng để có thể ứng phó kịp thời, kiểm soát dịch bệnh một cách tốt nhất.

Lên kế hoạch phòng, chống tay - chân - miệng

Trong ngày 12/6, GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, cho biết, theo hệ thống báo cáo giám sát bệnh truyền nhiễm, trong 5 tháng đầu năm 2023 cả nước đã ghi nhận 8.995 trường hợp mắc tay - chân - miệng tại 63 tỉnh, thành phố; trong đó có 3 trường hợp tử vong tại: Đắk Lắk, Kiên Giang, Long An. So với cùng kỳ năm 2022, số ca mắc giảm 28% nhưng số ca tử vong tăng 2 trường hợp. Trong đó, miền Nam ghi nhận số ca mắc cao nhất (6.204 ca); tiếp đó là miền Bắc (2.007 ca); miền Trung Tây Nguyên (656 ca); Tây Nguyên (130 ca).

Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị triển khai thực hiện lập kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch phòng, chống bệnh tay - chân - miệng trên địa bàn; kiểm tra đánh giá về nhân lực cơ sở vật chất trang thiết bị y tế thuốc hóa chất và vật tư y tế tại cơ sở khám, bệnh chữa bệnh trực thuộc bảo đảm sẵn sàng tiếp nhận và điều trị bệnh tay -chân - miệng. Các đơn vị tăng cường theo dõi người bệnh tay - chân - miệng đang nằm nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; đặc biệt trong các ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ cuối tuần…

Các Sở Y tế chỉ đạo, kiểm tra và giám sát cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc thu dung, điều trị người bệnh theo hướng dẫn chẩn đoán điều trị bệnh tay -chân - miệng của Bộ Y tế. Đồng thời, tăng cường các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm trong bệnh viện; phân tuyến điều trị; tổ chức sàng lọc phân loại người bệnh điều trị ngoại trú và điều trị nội trú…

Bên cạnh đó, Bộ Y tế yêu cầu các Sở Y tế tham mưu và trình UBND tỉnh, thành phố các biện pháp tăng cường phòng, chống bệnh tay - chân - miệng; công tác truyền thông; bảo đảm đủ trang thiết bị, thuốc, hóa chất và vật tư y tế cần thiết để đáp ứng yêu cầu điều trị.

Bộ Y tế cũng giao Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế, Bệnh viện Nhi Đồng 1, Bệnh viện Nhi Đồng 2, Bệnh viện Nhi Đồng TP HCM, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM, các Bệnh viện Bệnh nhiệt đới các tỉnh rà soát các điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, thuốc, hóa chất và vật tư y tế tại các đơn vị điều trị bệnh tay - chân - miệng để tiếp nhận các ca bệnh nặng từ các cơ sở khám chữa bệnh trong tỉnh và các tỉnh khác chuyển đến.

Đồng thời, các đơn vị tăng cường công tác chỉ đạo tuyến tập huấn và tổ chức các kíp thường trực cấp cứu, sẵn sàng hỗ trợ chuyên môn cho các tỉnh theo địa bàn đã được phân công và khi có yêu cầu hỗ trợ.

Bệnh tay - chân - miệng chủ yếu được điều trị triệu chứng như: Hạ sốt, giảm đau do các vết loét gây nên và điều trị các biến chứng nếu có. Đối với những trường hợp nhẹ, chỉ cần sử dụng thuốc giảm đau, an thần... Tuy nhiên, trẻ cần được theo dõi sát, để xử trí kịp thời những biến chứng xảy ra. Nhưng nếu nguyên nhân gây bệnh là do virus Enterovirus (EV71), thì có thể dẫn đến tử vong (do biến chứng viêm não màng não, viêm cơ tim, phù phổi..) nếu không xử trí kịp thời.

Tin cùng chuyên mục

Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)

Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.