Từ khóa: #làng nghề

Vùng Sơn Long, nguy cơ mai một nghề đan lát

Các sản phẩm đan lát thủ công thường được người già bày bán ở các buổi chợ phiên
(PLO) - Nghề truyền thống đan lát ở 3 xóm Bản Thay, Boong Trên và Boong Dưới thuộc xã Chí Viễn, huyện Trùng Khánh (Cao Bằng) đã xuất hiện kể từ khi lập bản, cách đây hàng trăm năm. Ba xóm này được người dân hay gọi là vùng Sơn Long (bởi có ngọn núi hình con rồng bao quanh) nằm tách biệt với thế giới bên ngoài, nơi đây xưa nay nổi tiếng với nghề đan lát làm chiếu cói, sọt tre, thúng nan… 

Người “giữ lửa” gốm Bát Tràng

Nghệ nhân Trần Văn Độ giới thiệu về tác phẩm gốm sứ của mình
(PLO) - Tác giả của hơn 70 loại men gốm cổ, “cha đẻ” của bộ quà tặng Nhà nước trong một số hội nghị quốc tế lớn, cũng là người khôi phục hơn 200 món đồ gốm theo nguyên mẫu còn lưu trong sách cổ - Nghệ nhân Trần Văn Độ (ở thôn 3, xã Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội), một người đau đáu với văn hóa và nghề truyền thống của cha ông. 

Phát lộ những tinh hoa qua lễ tôn vinh các tổ nghề truyền thống

Xẩm tàu điện do Trung tâm phát triển nghệ thuật âm nhạc Việt Nam biểu diễn tại lễ khai mạc
(PLO) - Nằm trong chuỗi các sự kiện liên hoan Du lịch làng nghề truyền thống Hà Nội - Việt Nam 2016 do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phối hợp với Sở Du lịch, Hiệp hội làng nghề Việt Nam tổ chức, sáng ngày 1/10 lễ rước tôn vinh nghệ nhân nghề truyền thống, các tổ nghề đã được diễn ra tại Hoàng thành Thăng Long. 

“Sợi chỉ đỏ” âm thầm níu giữ trăng rằm

Nghề làm đèn kéo quân vẫn âm thầm được các nghệ nhân làng Đàn Viên (Thanh Oai) lưu giữ
(PLO) - Đêm nay là đêm Trung thu. Trên mọi miền đất nước tràn ngập không khí đêm rằm với những chiếc mặt nạ thân quen, những chiếc đèn ông sao, đèn kéo quân muôn màu… Kỳ thực, cách quãng 2 năm gần đây, trong nhịp chảy xô bồ của thị trường đã có lúc tưởng chừng những thức “quà quê” ấy không còn chỗ đứng. 

Bánh trung thu 'dây chuyền' đang triệt tiêu bánh 'cha truyền con nối'

Bánh trung thu sản xuất theo phương pháp truyền thống đang  bị thu hẹp thị phần trước những thương hiệu thực phẩm lớn
(PLO) - Gần đến dịp Trung thu (Rằm tháng Tám), các cơ sở sản xuất bánh trung thu đang đua nhau cho ra lò những loại bánh có hương vị “độc”. Vì thế, đã phát sinh cuộc cạnh tranh giữa bánh trung thu truyền thống và bánh trung thu hiện đại, mà phần thắng đang thuộc về những thương hiệu, hàng bánh sản xuất theo dây chuyền công nghiệp chứ không phải bánh tại các làng nghề.

Lay lắt làng thêu Thuận Lộc

Bà Đặng Thị Thương, xã viên của HTX Thuận Lộc gắn bó với nghề 
từ thuở ban đầu.
(PLO) - Thời khắc thịnh vượng, nghề thêu đã tạo ra công ăn việc làm, mang đến cuộc sống no ấm cho bao người dân xứ Huế. Thế nhưng hiện nay, nhiều người đã không còn “mặn mà” với nghề thêu khi mức lương quá thấp, sản phẩm thêu ra khó tiêu thụ.

Làng nghề duy nhất chuyên phục vụ người hầu đồng

Sản phẩm thêu hoàn thành
(PLO) -Làng Đông Cứu (xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, Hà Nội) là một làng thêu truyền thống có từ lâu đời. Nơi đây nổi tiếng với khăn chầu – áo ngự, là nơi duy nhất cung cấp đồ hầu đồng cho vua chúa và triều thần thời xưa.

Làng lụa nức tiếng thành Nam

Khi đến làng nghề Cổ Chất, ta dễ dàng bắt gặp những bó tơ vàng, tơ trắng óng ả phơi trên những thanh sào tre.
(PLO) - Từ TP Nam Định theo quốc lộ 21 hoặc xuôi theo dòng sông Hồng khoảng 20km về phía đông nam, sẽ bắt gặp làng dệt lụa Cổ Chất tươi đẹp nằm bên dòng sông Ninh hiền hòa (thuộc xã Phương Định, Trực Ninh).

Kì diệu hoa “nở” từ bàn tay người

Chị Phạm Thị Lê đang ghép lá cho cành hoa lụa.
(PLO) - Cách trung tâm thành phố Nam Định khoảng 10 km về hướng Đông Nam, làng nghề hoa lụa thôn Báo Đáp, xã Hồng Quang, huyện Nam Trực, được biết đến là một trong những làng nghề truyền thống nổi tiếng. Làng có 10 xóm, thì hầu hết các hộ gia đình đều tham gia làm nghề này.

Người đàn ông "quý hiếm" của làng Đọi Tam

Ông Bùi Văn Quý đang tỉ mẩn căng dây trống.
(PLO) - Với một lòng yêu trống, giữ gìn nghề gia truyền của dòng họ, lưu giữ bản sắc của người Việt, ông Quý đã 63 tuổi nhưng vẫn miệt mài dùng đôi tay nghệ nhân tạo ra những âm thanh đặc biệt của tiếng trống làng, trống trường học, trống lễ hội, hay đơn giản những chiếc trống cơm để rồi mọi người gần xa biết đến...

Bấp bênh nghề dệt lụa Vạn Phúc

Bấp bênh nghề dệt lụa Vạn Phúc
(PLO) - Làng lụa Vạn Phúc, Hà Đông được biết đến như cái nôi sản sinh ra những tấm lụa tơ tằm mềm mại, óng mịn, khi hầu như cả làng từ trẻ con cho đến người già ai cũng háo hức tham gia dệt lụa. Thế nhưng đấy là câu chuyện của nhiều năm về trước, còn hiện tại số hộ dân tham gia dệt lụa đã giảm đi đáng kể.

Nơi khởi nguồn chiếc cốc vại trứ danh đong bia hơi Hà Nội

Có thời điểm, 85% tổng số hộ gia đình ở Xối Chì theo nghề, nơi đây tựa như công xưởng cung cấp cốc thủy tinh lớn nhất cả nước
(PLO) - Làng Xối Chì nằm trên một con đường nhỏ kéo dài chừng 400m. Những ngôi nhà đa phần nằm sâu trong nhánh ngõ sâu, hỏi thăm người đi đường, tôi tìm đến địa chỉ lò thổi thủy tinh và sản xuất cốc vại – thứ nghề từng một thuở nuôi sống cả Xối Chì.

Đua theo vụ Tết, người trồng hoa Đà Lạt lỗ nặng

Trong vườn hoa lan Anh Quỳnh
(PLO) - Hiệp hội Hoa Đà Lạt (Lâm Đồng) cho hay, vụ hoa Tết Ất Mùi 2015 Đà Lạt chuẩn bị khoảng 1.800ha hoa các loại để phục vụ, nhưng chỉ số ít người trồng hoa thắng vụ, phần lớn bà con lâm vào cảnh “dở khóc dở mếu” vì thua lỗ nặng…

Sâu lắng Tết làng nghề phương Nam

Sâu lắng Tết làng nghề phương Nam
(PLO) -TP.Hồ Chí Minh - đô thị sôi động phương Nam vẫn ẩn chứa bên trong nhiều yếu tố truyền thống. Tết về, những làng nghề ở Sài Gòn sôi động hơn, rộn ràng hơn, điểm tô vào tết phương Nam một vẻ đẹp sâu lắng bên cạnh cái ồn ã quanh năm…