Làng nghề hồi sinh náo nức chờ 'hốt tiền' mùa lũ lớn ĐBSCL

Không chỉ những người nông dân chân chất sống nhờ “tặng vật” phong phú lũ mang theo mà còn có những làng nghề “tựa mình” vào dòng lũ, hình thành nhờ lũ và thịnh suy theo dòng nước lũ. Năm nay, lũ về sớm và dự báo sẽ lớn hơn nhiều năm trước nên những làng nghề “nương” theo mùa lũ cũng “vui như trẩy hội” với hy vọng “hốt bạc”. 

Những dòng nước của các con sông ở miền Tây bất ngờ chuyển sang màu đỏ đục của phù sa báo hiệu một mùa lũ sắp về. Người dân Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hồ hởi đón mừng nguồn sống mới. Có người thấy phù sa hơi ưng ửng trong nước đã “đứng ngồi không yên” lên thượng nguồn trông ngóng. 

“Sống lại” các làng nghề

Nhiều năm trước các làng nghề chỉ hoạt động lưa thưa do lũ cạn. Năm nay hoàn toàn khác, không khí đón lũ đã bao trùm lên hầu hết các làng nghề. Có thể dễ dàng bắt gặp những khuôn mặt tươi rói, phấn khởi của bà con, nhà nhà, người người đều tất bật với công việc, đan đan kéo kéo sản xuất ngày đêm để làm ra dụng cụ, ngư cụ để phục vụ cho ngư dân đánh bắt thủy sản và các sản vật trong mùa lũ.

Những làng nghề nổi tiếng ở miền Tây có thể kể đến như làng lưới Thơm Rơm (Thốt Nốt – TP Cần Thơ), làm lờ, lọp ở Ô Môn (TP Cần Thơ), làng nghề làm lưỡi câu Mỹ Hòa (An Giang) và đóng ghe xuồng ở Lai Vung (Đồng Tháp)… Hiện nay, các làng nghề này cũng đang “tất bật” hoạt động đón chào mùa lũ.

Thời gian này, nhiều cửa hàng ở làng lưới Thơm Rơm (phường Tân Hưng, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ) treo lưới trước cửa, người mua kẻ bán tấp nập. Từ khoảng 5h sáng, hoạt động mua bán, vận chuyển các ngư cụ đánh bắt thủy sản đã làm huyên náo cả một đoạn đường.

Làng lưới hồi sinh sau nhiều năm vắng lũ. Làng đan lưới Thơm Rơm hiện có khoảng 30 hộ dân tham gia sản xuất kinh doanh chính và hơn 300 hộ sản xuất gia công. Nhờ mùa lũ lớn, số lượng sản xuất cũng gia tăng để phục vụ thị trường nên đời sống của bà con nơi đây khá ổn định.

Nghề làm lưới hoạt động quanh năm nhưng tập trung sản xuất mạnh nhất là từ tháng 3 đến tháng 11 âm lịch. Năm nào lũ lớn, thì nhu cầu mua lưới của người dân tăng cao, các cửa hàng phải làm  ráo riết để kịp phục vụ nhu cầu của bà con đánh bắt. Nhiều năm trước sức tiêu thụ rất yếu, các cửa hàng cũng chỉ bán cầm chừng nhưng năm nay mới đầu mùa lũ mà các cửa hàng đã mua bán tấp nập.

Các cơ sở đthuê mướn nhân công để phụ giúp. Hiện nay cơ sở sản xuất Hữu Tý cho ông Lê Hữu Qúy làm chủ có hơn 30 người thợ làm việc từ sáng sớm đến chiều tối. Và thu nhập của họ cũng khá cao, dao động 200.000 – 250.000 đồng/ ngày, tăng ca có khi được 300.000 – 400.000 đồng/ ngày.

Gần 30 năm trong nghề sản xuất lưới ở Thơm Rơm, ông Nguyễn Văn Xô cho biết: "Năm nay bà con nơi đây rất phấn khởi do lũ về sớm, làng lưới lúc nào cũng nhộn nhịp. “Nhờ lưới sản xuất đáp ứng đúng yêu cầu của bà con, nhạy, dễ dính cá, thích nghi địa thế kinh, mương, sông, rạch và giá bán thấp nên sản phẩm bán chạy và rất được ưa chuộng”.

Chị Nguyễn Thị Thu Hà, một chủ cơ sở bán lưới chia sẻ, vào mùa lũ, nhu cầu mua lưới rất lớn, hiện mỗi ngày, cơ sở cung cấp ra thị trường hàng trăm tay lưới. Nơi đây sản xuất khoảng 20 loại lưới để đánh bắt nhiều loại cá khác nhau. Giá thấp nhất từ vày chục ngàn đến cả triệu đồng/ tay lưới (tùy theo dài ngắn và loại lưới tốt xấu). 

Hàng hóa đa dạng

Làng nghề gần 60 năm chuyên sản xuất lọp tép ở phường Thới Long, quận Ô Môn, TP Cần Thơ cũng háo hức vào mùa. Lọp là phương tiện kiếm sống trên sông không thể thiếu của hàng trăm ngàn người dân vùng lũ ÐBSCL trong mùa nước nổi hàng năm. Vì vậy lũ càng lớn thì mặt hàng này càng “hút”.

Hàng chục hộ gia đình đang hàng ngày cần mẫn thực hiện từng công đoạn từ khâu đập vành, chẻ nan, bện hom, dệt khung cho đến câu mình, ráp thành cái lọp hoàn chỉnh. Khi nói đến mùa lũ năm nay, hầu như khuôn mặt của ai cũng lộ rõ vẻ phấn khởi, vui mừng.

Gia đình có hơn 40 năm theo nghề gia truyền làm lọp tép ở phường Thới Long, anh Lê Văn Hải cho biết, cứ vào tháng 2 - 3, các thành viên trong gia đình anh lại tất bật bắt đầu mua tre về làm lọp. Trung bình một mùa gia đình sản xuất khoảng 13.000 cái lọp bán cho các tỉnh miền Tây. Năm nay lũ lớn về sớm nên số lượng này sẽ gia tăng và phải chuẩn bị sớm hơn.

Mỗi năm làng đan lọp Thới Long sản xuất 400 - 500 ngàn cái lọp bán khắp các tỉnh Sóc Trăng, An Giang, Long An và nhiều tỉnh khác.

Cũng là làng nghề đặc trưng phục vụ cho việc làm ăn mùa lũ, làng nghề làm lưỡi câu phường Mỹ Hòa, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang cũng nhộn nhịp đón lũ, không thua kém các làng nghề khác. Đây là làng nghề có bề dày lịch sử lâu năm, gắn bó chặt chẽ với đời sống người dân lao động và đã được công nhận  với tên gọi “Làng nghề truyền thống Lưỡi câu Mỹ Hòa”.

Trải qua bao thăng trầm thay đổi, lúc thịnh lúc suy do con nước lũ nhưng các hộ dân nơi đây một mực không bỏ nghề, quyết tâm gìn giữ làng nghề truyền thống. Nhờ hoạt động của làng nghề, đã giải quyết việc làm cho gần 1.000 lao động tại chỗ, và người dân có cuộc sống ổn định hơn

Không chỉ sản xuất và cung cấp các lưỡi câu cá nước ngọt mà các loại lưỡi câu ếch, rùa, câu cá biển cũng được sản xuất tại làng nghề. Mỗi loại lưỡi câu có hình thức và đặc tính khác nhau phù hợp với loài thủy, hải sản mà người dân muốn đánh bắt. Vì vậy các sản phẩm được đưa đi tiêu thụ khắp các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long, ra tận miền Trung và cả thị trường Campuchia, Malaisia và Lào. 

Trên 60 năm trong nghề, gia đình đã truyền qua 4 đời, ông Bùi Tấn Thành, chủ cơ sở sản xuất lưỡi câu “Trí Thành” cho biết, sản phẩm của làng nghề rất phong phú với hơn 10 chủng loại có tên lưỡi câu rùa, câu đúc, móng heo, vịnh chèo…. với gần 30 kích cỡ lớn nhỏ khác nhau. Các sản phẩm phải qua gần chục công đoạn làm rất tỉ mỉ, phức tạp mới hoàn thành. Năm nay nước lũ lên sớm, nên các hộ thu gom và dự trữ lưỡi câu rất nhiều, để kịp thời cung ứng cho thị trường khi có nhu cầu.

Sức mua “khủng”, nhiều nơi “cháy” hàng

Ghe, xuồng từng được “ví von” như “đôi chân” của người Nam bộ khi hệ thống kênh ngòi dày đặc và giao thông đường bộ chưa phát triển. Khi bước vào mùa lũ, nước  lênh láng tràn bờ, xung quanh bốn bề đều là biển nước thì ghe, xuồng lại là phương tiện đi lại và đánh bắt cá chính của nhiều người dân miền sông nước.

Thời gian này, khi bước đến làng sản xuất ghe xuồng ở xã Long Hậu, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, chúng ta sẽ thấy được không khí sôi nổi, nhộn nhịp khi các người thợ phải tất bật đẩy nhanh tiến độ sản xuất để kịp giao hàng cho khách. Được biết năm nay, người dân ở vùng Đồng Tháp Mười và Từ Giác Long Xuyên đặt hàng với số lượng rất nhiều do mùa lũ sớm. Đây là làng nghề này hoạt động quanh năm, tuy nhiên cao điểm nhất là từ đầu tháng 4 âm lịch cho đến cuối tháng 8 âm lịch. Nếu gặp năm lũ lớn, nhu cầu tăng cao thì mùa cao điểm kéo dài cho đến tận tháng 10. 

Theo ông Đỗ Văn Banh, chủ một cơ sở sản xuất xuồng ở xã Long Hậu, hiện nay các cơ sở sản xuất ghe xuồng nơi đây đang vào mùa cao điểm. Có lúc khách đặt nhiều, xuồng sản xuất ra không kịp giao cho khách hàng. Vì các sản phẩm rất đa dạng, phong phú phục vụ cho nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. Năm nay cơ sở của ông ước tính sẽ cung ứng cho thị trường trên 1.000 chiếc.

Trung bình 1 tuần thì cơ sở đóng ghe, xuồng của anh Trần Bá Ngữ (ấp Long Khánh A, xã Long Hậu, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp) tiêu thụ trên 100 chiếc xuồng, giá lọai I khoảng 1,2 triệu đồng/chiếc, loại II 700.000 - 800.000 đồng/chiếc. Mỗi người thợ một ngày có thể đóng được một chiếc xuồng phục vụ ngư dân đánh bắt trong mùa lũ.

Còn những loại lớn hơn 40 – 50 tấn thì phải mất đến 40 ngày mới xong và giá dao động từ 180 triệu đến 300 triệu đồng/chiếc. Mỗi năm, xã Long Hậu xuất đi khắp nơi gần 4.000 chiếc ghe, xuồng các loại phục vụ người dân miền Tây Nam bộ.

Một số hình ảnh ghi nhận tại các làng nghề:

Bà con ở làng lưới tất bật vào mùa
Bà con ở làng lưới tất bật vào mùa
: Những chiếc lọp đã sẵn sàng cung ứng ra thì trường sau nhiều ngày dài chuẩn bị
: Những chiếc lọp đã sẵn sàng cung ứng ra thì trường sau nhiều ngày dài chuẩn bị
Những chiếc móc câu bé tí nhưng không thể thiếu khi những mùa lũ về
Những chiếc móc câu bé tí nhưng không thể thiếu khi những mùa lũ về
Người dân làng ghe xuồng tất bật với những chiếc ghe lớn, công phu phục vụ mùa lũ
Người dân làng ghe xuồng tất bật với những chiếc ghe lớn, công phu phục vụ mùa lũ
Những chiếc xuồng nhỏ đang rất “hút” khi nhu cầu của bà con quá cao

Những chiếc xuồng nhỏ đang rất “hút” khi nhu cầu của bà con quá cao

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công

Doanh nghiệp đánh giá tích cực về ngành Thuế, Hải quan

(PLVN) - Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công cho biết, VCCI nhận được nhiều ý kiến doanh nghiệp (DN) đánh giá tích cực về ngành thuế và hải quan trong việc giúp DN hoàn thành nghĩa vụ thuế nhanh hơn, thuận lợi hơn, chuyên nghiệp hơn.

Đọc thêm

Ngân hàng “thúc” cập nhật sinh trắc học trước “giờ G”

Các ngân hàng đồng loạt “thúc” khách hàng cập nhật sinh trắc học. (Ảnh: VCB)
(PLVN) - Từ ngày 01/01/2025, các tài khoản ngân hàng chưa đối chiếu, chưa cập nhật sinh trắc học sẽ bị dừng giao dịch trực tuyến. Đây là lý do khiến các ngân hàng đang đồng loạt triển khai các chương trình nhằm thúc đẩy khách hàng thực hiện cập nhật sinh trắc học.

Xuất khẩu 2025 sẽ gặp nhiều thuận lợi

Xuất nhập khẩu đạt kết quả cao trong năm 2024. (Ảnh: VnEconomy)
(PLVN) -  Trên đà thuận lợi của xuất nhập khẩu 2024, Bộ Công Thương dự tính, xuất khẩu năm 2025 sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới đã ổn định trở lại, các thị trường truyền thống phục hồi nhu cầu…

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường
(PLVN) - Ngày 10/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận cùng bà Aler Grubbs, Giám đốc quốc gia Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và bà Martina Stepheny, Giám đốc cấp cao tổ chức FOUR PAWS International (FPI) đồng chủ trì Diễn đàn cấp cao năm 2024 về Một sức khỏe phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người.

Tận dụng các FTA giúp ngân hàng tăng doanh thu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, cơ hội từ các FTA giúp ngân hàng tăng được số lượng khách hàng, tăng doanh thu. Bởi số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, tham gia vào các FTA, nếu họ tận dụng hiệu quả thì đây là nguồn khách hàng tiềm năng cho hệ thống ngân hàng. Như vậy, trước mắt các cán bộ ngân hàng phải hiểu rõ, hiểu sâu để tận dụng, thực thi các FTA.

Cơ bản đã đủ pháp lý để triển khai điện hạt nhân

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân thông tin về dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Tái khởi động dự án điện hạt nhân đang nhận được sự đồng thuận của toàn xã hội. Trong đó, các chuyên gia về điện cho rằng, phát triển nguồn điện hạt nhân không chỉ giúp đa dạng nguồn cung, mà còn bảo đảm an ninh năng lượng và chuyển dịch năng lượng xanh.

FTA Index - công cụ 'hỗ trợ' Quốc hội giám sát, chỉ đạo công tác thực thi FTA

Nhiệm vụ quan trọng của Vụ Chính sách thương mại đa biên là hoàn thành báo cáo kết quả xây dựng Bộ Chỉ số và trình lên Thủ tướng Chính phủ.
(PLVN) - Thông qua FTA Index, cơ quan, doanh nghiệp địa phương có thể soi chiếu được việc thực hiện kế hoạch hành động của Chính phủ gắn với kế hoạch hành động của các tỉnh, thành phố xây dựng FTA Index để xác định được những điểm đã làm được và những điểm cần phải thúc đẩy hơn nữa, từ đó tìm ra những giải pháp, chính sách cụ thể hơn cho các doanh nghiệp trên địa bàn của mình tận dụng được FTA.

Địa chỉ tin cậy giúp địa phương và doanh nghiệp tối ưu hóa lợi ích từ FTA

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
(PLVN) - Cổng thông tin điện tử Hiệp định Thương mại tự do của Việt Nam (Vietnam FTA Portal, gọi tắt là Cổng FTAP tại địa chỉ fta.gov.vn) là một công cụ tra cứu các cam kết về Hiệp định thương mại tự do (FTA) và các thông tin liên quan một cách thông minh, tiên tiến, có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và người dân tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA .

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh
(PLVN) - Dự án xây dựng nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast tại KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh) có công suất thiết kế 400.000 xe/năm với tổng mức đầu tư xây dựng 7.300 tỷ đồng. Dự kiến, tháng 6/2026, dự án hoàn thành tiến độ xây dựng cơ bản và đưa vào khai thác vận hành.