Lắng nghe dân

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”, là một nghị quyết đặc biệt quan trọng của Hội nghị Trung ương 5 (khóa XIII). Nghị quyết đã xác định mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể, những việc phải làm từ nay đến năm 2025 và đến năm 2030.

“Đến năm 2023 phải hoàn thành sửa đổi Luật Đất đai năm 2013 và một số luật liên quan, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất”, nghị quyết xác định. Chính vì thế, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), đã được trình Quốc hội, hiện đang được lấy ý kiến của nhân dân.

Phải nói rằng, việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được triển khai sâu rộng đến từng thôn, xóm, tổ dân phố nhằm ghi nhận tâm tư, nguyện vọng, những lo lắng của nhân dân. Mỗi người dân đều được tiếp cận Dự thảo, góp ý kiến trên nền tảng số. Điều này có ý nghĩa chính trị quan trọng; tầm ảnh hưởng, tác động rộng lớn.

Làm sao để Luật Đất đai (sửa đổi) khắc phục được những hạn chế của Luật Đất đai hiện hành (năm 2013)?

“Chính sách, pháp luật về đất đai còn nhiều hạn chế, bất cập, chồng chéo, thiếu thống nhất, ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý, tạo kẽ hở để không ít cá nhân, tổ chức lợi dụng, tham nhũng, trục lợi, gây thất thoát, lãng phí tài sản Nhà nước”, là nhận định quan trọng của Nghị quyết 18-NQ/TW.

Để khắc phục được hạn chế, bất cập này, các chuyên gia, nhà quản lý; các cơ quan nghiên cứu, tư vấn, phản biện phải phát huy cao nhất trí tuệ. Chính phủ rất nghiêm túc, kỹ lưỡng, khoa học, đồng thời với việc phát huy dân chủ rộng rãi là việc các địa phương nơi gần dân, trực tiếp quản lý đất đai phải biết lắng nghe, phản ánh chính xác tiếng nói, tâm tư, nguyện vọng của người dân ở mỗi vùng, miền với đặc trưng văn hóa, điều kiện kinh tế, tự nhiên khác nhau. Biết nghe dân, biết khái quát cũng là năng lực của chính quyền.

Luật Đất đai có nhiều chính sách quan trọng, nên nhiệm vụ quan trọng nhất hiện nay là xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của Nhà nước và người dân trong sở hữu, sử dụng đất đai. Đất đai là tài nguyên đặc biệt của mọi quốc gia.

Luật Đất đai có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng, bảo vệ môi trường, gìn giữ lợi ích, “của để dành” cho muôn đời con cháu mai sau, bởi quy luật “người sinh, đất không đẻ”. Cuộc sống đang đòi hỏi Nhà nước với tư cách chủ thể “thực hiện quyền của chủ sở hữu” phải có tư duy, quan điểm, chủ trương, chính sách mới trong quản lý đất đai; bảo đảm sử dụng đất đai tiết kiệm, bền vững, hiệu quả cao nhất; phòng, chống tham nhũng về đất đai; thực hiện tốt cải cách hành chính, bảo đảm bình đẳng, công bằng, tiến bộ.

Điều này chính là thước đo về năng lực thể chế hóa các chủ trương của Đảng về đất đai của Nhà nước.

Đọc thêm

Vận chuyển đá quý trái phép bị xử lý như thế nào?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Vụ việc vận chuyển trái phép hơn 700 viên kim cương trị giá hàng chục tỷ đồng vừa được phát hiện đã làm dấy lên nhiều thắc mắc về quy định pháp luật liên quan đến việc mang theo kim loại, đá quý khi xuất nhập cảnh. Theo quy định hiện hành, hành lý vượt định mức miễn thuế mà không khai báo hải quan sẽ bị coi là xuất khẩu, nhập khẩu bất hợp pháp. Việc xử lý sẽ căn cứ vào mức độ vi phạm và ý thức của người thực hiện trong trường hợp cụ thể.

Con đường tại Hà Nội bị 'thắt cổ chai' vì vướng khu đất bị cho là “lấn chiếm”: UBND xã Tri Thủy (Phú Xuyên) xác nhận khu đất có nguồn gốc đất công

Con đường bị “thắt cổ chai” khi đi đến khu đất được cho là lấn chiếm đất đình làng. (Ảnh: Vy Hương)
(PLVN) - Sự việc xảy ra tại thôn Vĩnh Ninh, xã Tri Thủy, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, đã kéo dài nhiều năm. UBND xã xác nhận khu đất bị khiếu kiện tập thể có nguồn gốc đất công và UBND huyện đã có văn bản chỉ đạo, nên hàng chục hộ dân trong thôn đề nghị cơ quan chức năng sớm có các động thái xử lý dứt điểm.

Hàng loạt vi phạm xây dựng tại cơ sở Quê Nhà (TP HCM): Phường Thảo Điền cho biết đang đôn đốc lên phương án cưỡng chế

Hàng loạt vi phạm xây dựng tại cơ sở Quê Nhà (TP HCM): Phường Thảo Điền cho biết đang đôn đốc lên phương án cưỡng chế
(PLVN) - Kết luận thanh tra (KLTT) của Thanh tra TP Thủ Đức (TP HCM) đã nêu rõ một số công trình xây dựng, trong đó có cơ sở kinh doanh Quê Nhà trên đường Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, là không phép, sai phép, phải cưỡng chế buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả. Nhưng đến nay, một số cơ sở đã không chấp hành các quyết định xử phạt, cưỡng chế, thậm chí còn xuất hiện dấu hiệu vi phạm mới.

Diễn biến sự việc liên quan Công ty Nhựt Phát - Tây Ninh: Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM) có văn bản trả lời

Diễn biến sự việc liên quan Công ty Nhựt Phát - Tây Ninh: Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM) có văn bản trả lời
(PLVN) - Liên quan sự việc Cty TNHH Sản xuất Tinh bột khoai mì Nhựt Phát - Chi nhánh Tây Ninh khiếu nại Kết luận thanh tra 987/KL-UBND (KLTT) của UBND tỉnh Tây Ninh cho rằng mình không trốn thuế; mới đây, Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM, là đơn vị quản lý số hóa đơn liên quan vụ việc) đã có văn bản trả lời Báo PLVN.

Sắp phúc thẩm vụ “làm giả con dấu” tại Công ty Hoàng Long (Nam Định): Một số tình tiết cần làm rõ

Bản án 83/2024/HS-ST (bên trái) và Đơn của gia đình bị cáo Long gửi PLVN. (Ảnh: Hà Sơn)
(PLVN) - Dự kiến ngày mai (9/1), TAND Cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên phúc thẩm vụ án bị cáo Lưu Văn Long (SN 1955, ngụ TP Nam Định, tỉnh Nam Định) “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức” và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Trước đó, tại phiên sơ thẩm, bị cáo Long bị TAND tỉnh Nam Định tuyên lần lượt 3 năm 6 tháng tù và 2 năm 6 tháng tù về hai tội danh này.

Chuyển nơi cư trú có phải đổi đăng ký xe ô tô không?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bạn đọc hỏi: "Trước đây tôi cư trú tại Hà Nội, hiện giờ tôi mới chuyển vào TP Hồ Chí Minh. Tôi muốn hỏi Bộ Công an, trường hợp của tôi có phải đổi đăng ký xe ô tô khi chuyển nơi cư trú không? Nếu phải đổi thì tôi phải làm những thủ tục gì?".

Mức phạt lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe từ 1/1/2025

Luật sư Lê Hiếu.
(PLVN) - Bạn Huy Phong (Hà Nội) hỏi: Do nhiều lúc phải giải quyết công việc gấp nên tôi hay sử dụng điện thoại khi đang lái xe. Xin hỏi, theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ 1/1/2025 thì hành vi sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông sẽ bị xử phạt như thế nào?