Làng không đàn ông ở Kenya

Làng không đàn ông ở Kenya
(PLO) -Umoja - ngôi làng được thành lập năm 1990 ở vùng đồng cỏ Samburu, phía Bắc Kenya - đang trở thành “điểm đến” của những phụ nữ là nạn nhân của bạo lực tình dục, tảo hôn… Điều đặc biệt của ngôi làng này là không hề có bóng dáng của bất kỳ đấng mày râu nào.

Nơi gặp gỡ của những phận đời lầm lỡ

Jane, một cư dân của Umoja kể về lý do chuyển đến ngôi làng đặc biệt này sinh sống. “Tôi đã bị ba người đàn ông cưỡng hiếp khi đi lấy củi trong rừng. Tôi cảm thấy vô cùng xấu hổ và không dám kể câu chuyện với bất cứ ai” - Jane vừa nói, vừa đưa đôi mắt nhìn ra phía xa.

Năm nay 38 tuổi nhưng trông Jane già hơn nhiều so với tuổi của mình. Ngập ngừng, Jane tiếp tục câu chuyện: "Cuối cùng, tôi nói với mẹ chồng tất cả. Khi mẹ chồng nói lại với chồng tôi thì ông ta đánh đập, đuổi tôi ra khỏi nhà. Tôi đã đến Umoja cùng với các con của mình”. Jane không có ý định tái hôn và muốn ở lại trong làng để con cái được học hành đến nơi đến chốn."Tôi không muốn rời bỏ ngôi làng này. Ở Umoja, tôi không có nhiều tiền nhưng tôi có tất cả những thứ mình cần đến” - Jane nói. 
Memusi, một cô gái khác nói rằng, cô đến ngôi làng này vào năm 1998, đúng một ngày sau khi kết hôn. "Tôi bị cha mẹ bán làm vợ một người đàn ông 57 tuổi để đổi lấy bò cho gia đình. Khi đó tôi 11 tuổi", Memusi nói. Judia, 19 tuổi, đến Umoja vào năm 13 tuổi sau khi trốn khỏi nhà để tránh trở thành nạn nhân của nạn tảo hôn. "Mỗi ngày thức dậy, tôi đều mỉm cười với chính mình. Tôi đang nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của những người xung quanh” - Judia chia sẻ.

Ngôi làng Umoja được lập năm 1990 bởi một nhóm phụ nữ từng bị các binh sĩ Anh hãm hiếp. Giờ đây, cư dân Umoja được mở rộng, bao gồm cả những phụ nữ trốn chạy nạn tảo hôn, FGM (tục cắt bộ phận cơ quan sinh dục nữ), bạo lực gia đình và hiếp dâm. Bà Rebecca Lolosoli -người sáng lập của Umoja - từng phải nhập viện vì bị một nhóm đàn ông hành hung sau khi đưa ra ý tưởng thành lập ngôi làng chỉ có phụ nữ.

Thành viên đầu tiên của Umoja gồm tất cả phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình đến từ các làng lân cận. Ở Umoja, phụ nữ, trẻ em gái được học cách làm hàng thủ công mỹ nghệ, buôn bán, nuôi dạy con cái mà không sợ bạo lực và phân biệt đối xử. Bà Lolosoli cho biết, từ khi thành lập, cư dân Umoja nhiều lần phải đối mặt với sự đe dọa tấn công của những người đàn ông địa phương. “Chúng tôi không hề nao núng hay lo sợ. Chúng tôi tự hào về những gì đã làm được trong 25 năm qua” - bà Lolosoli nói.

Trẻ em ở ngôi làng "không đàn ông"
Trẻ em ở ngôi làng "không đàn ông" 
Hiện nay, có 47 phụ nữ và 200 trẻ em sinh sống ở Umoja, thu nhập chủ yếu từ bán trang sức thủ công cho khách du lịch. Những người lớn tuổi trong làng sẽ giáo dục cho người trẻ về nhiều vấn đề trong cuộc sống như hậu quả của kết hôn sớm và FGM. "Tôi đã học được cách làm việc mà trước đây phụ nữ không được phép thực hiện. Tôi được kiếm tiền cho riêng tôi" - Nagusi, một người phụ nữ trung niên có 5 người con nói. 
"Bên ngoài, phụ nữ đang bị phụ thuộc vào những người đàn ông nên họ không thể nhận biết được sự thay đổi. Những người phụ nữ ở Umoja có sự tự do"- Seita Lengima, một cao niên trong làng cho biết.

Vẫn sinh con, nếu muốn

Một điều khiến nhiều người thắc mắc là, với ngôi làng toàn phụ nữ, tại sao lại có quá nhiều trẻ em như vậy. “À, chúng tôi vẫn thích người đàn ông. Họ không được phép ở đây nhưng chúng tôi vẫn có thể có con nếu muốn,  ngay cả khi chưa lập gia đình” - một cô gái trẻ nói.

Lotukoi có lẽ là người đàn ông duy nhất xuất hiện ở Umoja. "Chăm sóc trẻ em, kiếm củi và nấu ăn là việc của phụ nữ; đàn ông phải chăn thả gia súc” - Lotukoi chia sẻ khi được hỏi lý do tại sao phụ nữ trong làng cần anh giúp đỡ. "Thật buồn cười vì bạn không nhìn thấy những người đàn ông trong làng nhưng lại có quá nhiều trẻ nhỏ. Điều đó có nghĩa là, phụ nữ Umoja đi tìm đàn ông bên ngoài" - Lotukoi nói…

Đọc thêm

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.

Còn mãi tiếng 'oanh ca' Ngọc Lan

Cuộc đời của bà cũng mong manh, bạc mệnh như đóa ngọc lan nhỏ bé. (Nguồn: Nhạc vàng online)
(PLVN) - Tháng 3 là mùa trăm hoa đua nở, nhưng cũng là ngày mất đi một danh ca nổi tiếng người Việt Nam mang tên Ngọc Lan. Bà thành danh ở tuổi 30, nhưng “tài hoa bạc mệnh”, người đẹp đã qua đời ở tuổi 45. Hai mươi năm sau ngày mất, nữ danh ca vẫn để lại tiếc nuối không nguôi trong lòng người hâm mộ.