Làng cổ làm tương nơi địa đầu Tổ quốc

Bánh tương phơi nắng 5-6 ngày cho khô, thơm và vàng.
Bánh tương phơi nắng 5-6 ngày cho khô, thơm và vàng.
(PLO) - Nghề làm tương lúa mì ở phố Thông Huề thuộc xã Thông Huề, huyện Trùng Khánh (Cao Bằng) từ lâu đã nổi tiếng bởi mùi vị thơm ngon đặc biệt. Trải qua nhiều thế hệ, đến nay, bà con vẫn giữ được kỹ thuật làm tương cổ xưa truyền thống của tổ tiên, tạo nên sự độc đáo, hiếm có từ khâu chọn nguyên liệu cho đến quy trình làm rất công phu. Điều đó đã khiến cho thứ gia vị bình dân này lan truyền khắp tỉnh, người làm tương bận rộn mà vẫn không đủ bán.

Mưu sinh với nghề tổ truyền

Nằm ngay ven bờ sông Bắc Vọng, cách tỉnh lộ 206 khoảng vài chục mét, phố Thông Huề thuộc địa phận xã Thông Huề hiện ra với những mái nhà cao tầng xen kẽ nhà gạch đá cấp bốn mọc san sát. Vào những ngày trời nắng, khi đi vào phố Thông Huề, một cảnh tượng thường thấy là hàng loạt chậu tương, bánh tương được phơi từng dãy với mùi hương của tương tỏa khắp. Bao đời nay, nơi đây vốn nổi tiếng trong các bản làng gần xa trong tỉnh với nghề làm tương lúa mì truyền thống - một gia vị không thể trong các bữa ăn hàng ngày, trong các dịp lễ, tết, cưới hỏi của người Tày, Nùng. Đây là nơi tụ họp chợ phiên xã, chủ yếu buôn bán nhỏ lẻ nên hiện nay chỉ còn 30 - 40% số hộ dân làm tương chuyên nghiệp.

Tương lúa mì Thông Huề là thương hiệu nổi tiếng trong huyện Trùng Khánh, được các huyện thị lân cận biết đến, thế nhưng không phải nhờ họ biết cách quảng bá, kinh doanh tài tình mà lại là bằng “hữu xạ tự nhiên hương”. Không cần mở xưởng làm tương quy mô, hiện đại mà chính nhờ làm bằng thủ công truyền thống mới giữ nguyên vẹn mùi vị thơm ngon cũng như màu sắc vàng sánh của tương. Chính cách làm thủ công thông qua bàn tay con người mới có thể tạo ra những giọt tương vàng óng ánh thơm ngon lạ thường mà không nơi nào khác có thể giống được.

Theo chị Nông Thị Huyền (24 tuổi) ở phố Thông Huề, mới về làm dâu được hai năm và đang làm nghề tương do nhà chồng truyền dạy cho biết: “Những ngày trời nắng phải tranh thủ làm tương để phơi, những ngày mưa thì khó làm lắm. Tương ở đây có giá khoảng 30.000 đồng/chai 1 lít. Có loại chai 0,5 lít, 1 lít, 2 lít, 5 lít thì tính giá tương ứng với lượng tương đó. Để bán chạy phải làm tương thơm ngon, mà muốn như vậy phải làm nhiều công đoạn rất cầu kỳ. Tương lúa mì được dùng để kho thịt, làm nước chấm cho món luộc, làm gia vị nêm rất quan trọng trong món đặc sản khau nhục nổi tiếng của người Tày, Nùng. Trong dịp tết “So lọc” mùng 6/6 âm lịch và Rằm tháng Bảy thì mọi người mua tương về để làm nước chấm thịt vịt hoặc trộn lẫn ăn với bún, ăn ngon lắm”.

Nghề làm tương lúa mì truyền thống ở phố Thông Huề đã đem lại thu nhập ổn định cho người dân, trung bình mỗi mẻ tương mỗi hộ kiếm được từ 5 – 10 triệu đồng tùy theo số hộ làm ít hoặc nhiều. Đây là thứ gia vị, hương liệu được chế biến khá cầu kỳ, tốn nhiều thời gian cũng như sự khéo léo, kinh nghiệm của những người thợ làm tương. Tương lúa mì được xem là sự kết tinh độc đáo từ những nguyên liệu tự nhiên như lúa mì, ngải đắng và tinh khí của ánh nắng mặt trời. Nhờ vậy, món tương đã mang lại hương vị đậm đà lại vừa thơm ngon, bổ dưỡng ít có loại gia vị nào có được.

Chị Nông Thị Huyền ở phố Thông Huề đang cạo bánh tương khỏi lớp vỏ lá ngải cứu sau khi phơi nắng.
Chị Nông Thị Huyền ở phố Thông Huề đang cạo bánh tương khỏi lớp vỏ lá ngải cứu sau khi phơi nắng.

Khám phá “bí kíp” tuyệt mật nghề làm tương lúa mì

Theo các cụ cao niên ở phố Thông Huề, nghề làm tương lúa mì độc đáo này không biết có từ bao giờ, được cha ông truyền lại thì phải giữ gìn cái tinh túy của tương từ đời này sang đời khác. Muốn giữ được cái tinh túy đem lại mùi vị thơm ngon phải trải qua quy trình làm thủ công công phu, cực nhọc.

Đầu tiên thợ làm tương chọn được nguyên liệu chất lượng, chọn loại lúa mì mẩy hạt, sàng sẩy sạch sẽ, phơi khô, sau đó đem xát thành bột, hòa bột vào nước sôi nhào đều và nặn thành từng bánh tròn đường kính khoảng 20cm. Tiếp theo là đun nước sôi rồi thả bánh đã nặn xuống, đợi đến khi bánh chín nổi lên mới đem phơi nắng. Dùng lá ngải về ủ khoảng 3 – 4 tối cho bánh mốc xanh, sau đó phơi khô cho đến khi bánh có mùi thơm của lúa mì và đem về rửa sạch cho hết phần mốc xanh của lá ngải.

Công đoạn thứ hai là ngâm muối, đem bánh tương đun nước muối và lọc sạch. Bánh tương sau khi phơi khô đem bẻ từng miếng nhỏ và cho vào nước muối đã lọc ngâm khoảng 2 - 3 tuần để bánh mềm rồi đem ra phơi nắng một tuần nữa cho khô, thơm và có màu vàng. Sau đó, mang bánh đã phơi đem đi xát thành bột đặc.

Cuối cùng là công đoạn đánh tương, bánh xát thành bột đựng vào trong chậu hoặc xô rồi mang ra phơi nắng, đánh đều tương từ dưới lên sao cho các lớp tương được hấp thụ đủ ánh nắng. Công đoạn đánh tương được cho là rất quan trọng bởi nếu chưa thuần thục sẽ làm tương có mùi vị không đồng đều.

Ông Hoàng Văn Vinh (53 tuổi) ở phố Thông Huề, xã Thông Huề - một thợ làm tương có kinh nghiệm lâu năm cho hay: “Làm tương không hề đơn giản. Muốn có được mẻ tương thơm ngon thì người thợ phải tinh ý, có kinh nghiệm. Chỉ việc đảo tương một lần vào mỗi buổi sáng cũng cho ra chất lượng khác. Cách khuấy tương qua loa hay khuấy đều từ đáy cũng thành mùi vị khác. Nghề làm tương cũng mang lại mức thu nhập ổn định cho gia đình tôi, nếu so với mức sống ở nông thôn thì làm tương mang lại thu nhập khá hơn, đảm bảo được cuộc sống cho gia đình”. 

Theo anh Hoàng Văn Thịnh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thông Huề - một cán bộ trẻ lớn lên ngay tại phố Thông Huề cho biết: “Tương ở Thông Huề có chất lượng rất tốt, được nhiều hộ gia đình tin dùng nhưng lại chưa tiến xa mở rộng thị trường xa hơn bởi những khó khăn mà nghề tương cùng người dân nơi đây đang phải đối mặt. Đây cũng là bài toán khó cho nhân dân và chính quyền địa phương trong việc phát triển và bảo vệ làng nghề truyền thống.

Thứ nhất, tương Thông Huề chưa có một quy định chung về nhãn mác, chai lọ chung mang thương hiệu làng nghề tương, thậm chí còn không có nhãn mang thương hiệu riêng của gia đình. Thứ nữa là nguồn vốn để mở rộng thị trường còn hạn hẹp, các hộ gia đình làm tương kinh doanh không được hỗ trợ vốn, do kinh doanh tương làm chủ yếu bằng phương pháp thủ công, phụ thuộc vào thời tiết. Chủ yếu các hộ gia đình bỏ tiền ra tự tiêu tự sản nên việc làm tương còn bấp bênh không ổn định”.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Đọc thêm

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.

Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Quốc vương Brunei

Chủ tịch nước Lương Cường gặp Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 14/11 theo giờ địa phương, nhân dịp dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima (Peru), Chủ tịch nước Lương Cường đã hội kiến Quốc vương Brunei Darussalam Hassanal Bolkiah.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 1: Nhận diện vấn đề

Tại Hội nghị Trung ương 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết 27-NQ/TW “Về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới”. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Xây dựng và hoàn thiện thể chế là “đột phá của đột phá”, là nguồn lực, động lực cho phát triển. Tuy nhiên, một số tồn tại, hạn chế ảnh hưởng tới chất lượng lập pháp và thi hành pháp luật đã được chỉ ra qua nhiều nghị quyết của Đảng, nhiều kỳ họp Quốc hội vẫn chưa được khắc phục triệt để...

Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II

Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II
(PLVN) - Sáng 14/11, tại tỉnh Bình Dương, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và UBND tỉnh Bình Dương tổ chức Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II với chủ đề “Sáng tạo ứng dụng công nghệ số vào các ngành, lĩnh vực để phát triển kinh tế số và nâng cao năng suất lao động”. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình dự và chỉ đạo hội nghị.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc tại 'Thành phố Trung dũng - Quyết thắng'

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Làm việc với Ban chấp hành (BCH) Đảng bộ TP Hải Phòng, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Tổng Bí thư Tô Lâm chúc mừng và biểu dương những nỗ lực, cố gắng và những kết quả mà Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân TP Hải Phòng, "Thành phố Trung dũng - Quyết thắng", đã đạt được, đóng góp tích cực vào thành công chung của cả nước...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đoàn kết phải được thể hiện bằng những hành động cụ thể

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đoàn kết phải được thể hiện bằng những hành động cụ thể
Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), sáng 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân các dân tộc tại khu dân cư khu 8, thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. Cùng dự có lãnh đạo các bộ, ngành, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn.

Tuyên bố chung Việt Nam - Peru

Tuyên bố chung Việt Nam - Peru
Nhân dịp Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Peru theo lời mời của Tổng thống Dina Ercilia Boluarte Zegarra, ngày 13/11 theo giờ địa phương, hai bên đã ra tuyên bố chung về việc tăng cường quan hệ song phương giữa nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Peru. Trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung:

Hội thảo khoa học quốc gia 'Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn'

Ảnh minh họa. Nguồn: VOV
Ngày mai - 15/11, Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” diễn ra tại Hà Nội. Hội thảo do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức.

Việt Nam - Peru hướng tới đưa quan hệ lên một tầm cao mới

Lễ đón Chủ tịch nước Lương Cường tại Sân bay Quốc tế Jorge Chávez ở Lima, Peru. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Peru của Chủ tịch nước Lương Cường và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam diễn ra đúng vào dịp hai nước kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Chuyến thăm được kỳ vọng sẽ là dấu mốc lịch sử, góp phần củng cố nền tảng quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai nước, nâng cao hiệu quả hợp tác trong các lĩnh vực tiềm năng và hướng tới đưa quan hệ lên một tầm cao mới.