Làm thế nào để nhắc khéo người bị… hôi miệng?

Ảnh minh họa. Nguồn internet.
Ảnh minh họa. Nguồn internet.
(PLO) - Hơi thở có mùi có thể xảy ra với bất cứ ai, bởi vậy bạn đừng nên tỏ ra khó chịu với người nào bị vấn đề này hoặc đừng quá tự ti nếu bạn là người có hơi thở không được thơm tho. 
Các nhà khoa học đã chứng minh, nguyên nhân gây hôi miệng chủ yếu là do sự phát triển mạnh mẽ của các vi khuẩn trong khoang miệng. Chúng phá vỡ cấu trúc của các axit amin, protein có trong thực phẩm, sản sinh ra các hợp chất dễ bay hơi và có mùi khó chịu như hydrogen sulfide, dimethyl sulfide, methyl mercaptan…
Bài kiểm tra hôi miệng
Không phải ai trong chúng ta cũng có thể tự ngửi thấy mùi hôi miệng của mình. Lý do là bởi chúng ta đã quá quen thuộc với nó. Hơn nữa, những tác nhân bên ngoài như môi trường, thực phẩm cũng khiến bạn khó có thể nhận diện được mùi hơi thở của mình. Do đó, bạn chỉ có thể nhận ra mình bị hôi miệng khi người đối diện biểu hiện khác thường như: Nhăn mặt, lấy tay khẽ che mũi, quay đi chỗ khác hay nhắc nhở vì miệng bạn quá hôi… Và đến lúc ấy thì chắc bạn chẳng còn cái “lỗ nẻ” nào mà chui nữa. Vì vậy, để tránh rơi vào tình trạng “ngượng chín mặt”, hãy thử kiểm tra hơi thở của mình bằng các phương pháp dưới đây:
Cách đơn giản nhất là bạn hãy nhờ người thân hoặc bạn bè đánh giá xem liệu mình có thật sự bị hôi miệng hay không. Tuy nhiên, cách này không chính xác vì người đánh giá có thể bị nhầm lẫn nếu như bạn vừa ăn những thực phẩm có mùi như: Hành, tỏi, mắm tôm, hải sản…
Một cách khác nữa được khá nhiều người áp dụng đó là khum hai bàn tay lại che kín miệng và hà hơi. Cách này có thể giúp bạn nhận biết mùi hôi miệng nhanh nhất nhưng lại không thực sự chính xác.
Phương pháp thử hơi thở cho kết quả chính xác nhất là… liếm lên mu bàn tay, đợi vài giây để nước bọt khô đi và ngửi thử xem khu vực này có mùi hay không? Do nước bọt hấp thụ các khí có mùi hôi trong miệng nên khi bốc hơi, nước bọt sẽ ít nhiều mách cho bạn biết về mùi của hơi thở mình.
Làm thế nào để hết hôi miệng?
Trước hết, hãy đảm bảo bạn uống đủ từ 6-8 ly nước mỗi ngày để tránh bị khô miệng. Sau khi ăn, bạn nên súc miệng bằng nước để rửa trôi các thức ăn mắc kẹt bên trong răng và làm sạch miệng, kiềm chế sự sinh sôi của vi khuẩn. Cần giữ răng miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng 3 lần/ngày sau mỗi bữa ăn chính, dùng thêm nước súc miệng chuyên dụng nếu cần, thường xuyên cạo lưỡi để loại trừ mảng bám.
Bạn nên tránh các thức ăn gây mùi như hành và tỏi vì đánh răng hay súc miệng không đủ để giúp bạn đánh bay mùi hơi thở. Ngoài ra, bạn cũng nên bỏ thuốc lá vì một số chất trong thuốc lá có thể bám lại trên răng, khiến hơi thở bốc mùi. Một loại thực phẩm nữa cần hạn chế là đồ ngọt bởi chúng có thể thúc đẩy sự tăng trưởng của vi khuẩn trong miệng. Vì vậy, bạn nên tránh ăn đồ ngọt sau bữa ăn và nhai kẹo cao su không đường để kích thích tiết ra nước bọt. Đó là cơ chế bảo vệ tự nhiên của miệng chống lại axit mảng bám gây sâu răng và hơi thở hôi.
Nếu những phương pháp trên không hiệu quả, bạn hãy thử súc miệng bằng nước sắc thảo dược. Một số loại thảo dược có khả năng ức chế mùi hôi miệng hiệu quả là: chè xanh, húng chanh, ngò gai, chanh, bạc hà, quế…
Ngoài tác nhân vi khuẩn, hôi miệng có thể là hệ quả của các căn bệnh về răng miệng, viêm tai mũi họng, bệnh hô hấp hoặc bệnh tiêu hoá… Vì vậy, nếu bạn đã thử hết những cách trên mà hôi miệng vẫn quay trở lại, hãy thử đến gặp bác sĩ để xác định xem liệu mình có mắc những căn bệnh trên hay không.
Làm thể nào để nhắc khéo người khác biết họ bị hôi miệng?
Việc nói chuyện với người có hơi thở “bốc mùi” có thể khiến bạn không thoải mái nhưng nếu bạn tỏ thái độ sẽ khiến người ấy cảm thấy xấu hổ và bạn bỗng dưng trở thành một… kẻ vô duyên. Thay vì nói thẳng toẹt, bạn có thể ý nhị mời người ấy một chiếc kẹo cao su không đường hoặc kẹo bạc hà. Nếu bạn của bạn từ chối, hãy nhẹ nhàng nhấn mạnh: “Mình nghĩ bạn nên ăn nó”. Hầu hết mọi người sẽ đều nhận ra được sự gợi ý này từ bạn. Hoặc bạn cũng có thể đưa ra lời gợi ý về việc người ấy đã đến lúc cần đến gặp nha sĩ. 
Tuy nhiên, hãy luôn đảm bảo rằng, bạn đã lựa chọn từ ngữ một cách cẩn thận và sự nhắc nhở tế nhị này là chuyện riêng, chỉ được đề cập ở chỗ vắng người, bởi lẽ người nghe sẽ cảm thấy xấu hổ. Trường hợp không muốn nói, bạn cũng có thể ghi lại một tờ giấy nhỏ và kẹp vào cuốn sổ nhỏ nơi bàn làm việc của người ấy. 
Điều quan trọng là dù ở trường hợp nào, bạn đừng quên sử dụng ngôn từ nhẹ nhàng, chính xác để giúp người ấy không bị quá xấu hổ. Việc này không chỉ giúp người nghe thấy bạn đang quan tâm đến sức khỏe của họ mà bạn còn vô cùng tinh tế nữa. 

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.