“Cầu treo vừa khánh thành đã sụp”: Kè bê tông đã bị thay bằng... đất!

Việc thay đổi thiết kế đường dẫn đầu cầu từ  xi măng cốt thép thành đắp đất khiến nền móng bị yếu
Việc thay đổi thiết kế đường dẫn đầu cầu từ xi măng cốt thép thành đắp đất khiến nền móng bị yếu
(PLO) - Để giảm tổng mức đầu tư công trình, nhịp dẫn từ mố neo M1 tới trụ T1 (dài 18m) kè bằng xi măng cốt thép theo thiết kế ban đầu đã được “thống nhất” chuyển  sang... đắp đất.
Khi nghiệm thu đã cảnh báo lún, nứt
Liên quan đến vụ việc cầu treo dân sinh thôn 2, xã Tiên Lãnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam mới khánh thành đưa vào sử dụng hơn 10 ngày đã bị sụt lún, nứt toác, hôm qua (26/11), ông Dương Văn Thủ - Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Tiên Phước cho hay: “Phòng không giám sát, Ban quản lý Dự án công trình giao thông của Sở Giao thông Vận tải (GTVT) là đơn vị trực tiếp giám sát trong thời gian thi công. 
Tháng 10 vừa rồi, tôi cùng chủ đầu tư, tư vấn giám sát, nhà thầu thi công và Ban quản lý dự án đã đi nghiệm thu cầu treo dân sinh thôn 2, chính tôi đã phát hiện các chỗ lún, nứt do đắp đất cao rất dễ xảy ra sụp khi đưa vào đưa sử dụng nên tôi đã có ý kiến với những đơn vị này. Họ nói trong thời gian bảo hành để xem mưa gió thế nào rồi tính xử lý luôn. Cầu còn nằm trong thời gian bảo hành nên không có vấn đề gì đâu”. 
Cũng theo Trưởng phòng Thủ, chiều 25/11 đã cử nhân viên của Phòng tham gia cùng các đơn vị liên quan để theo dõi việc khắc phục xử lý. “Vì huyện là đơn vị hưởng lợi từ dự án nên phối hợp chủ yếu là trong công tác giải phóng mặt bằng. Vấn đề kỹ thuật của Sở GTVT Quảng Nam, còn giám sát cộng đồng là ở người dân. Nhìn công trình là tôi biết sẽ có những sự cố xảy ra vì cầu nằm trên phần đất “gửi”, ông Thủ nói.
Trong sáng qua, ông Lưu Nhựt, Phó Giám đốc Ban quản lý Dự án công trình giao thông Quảng Nam cho hay, sáng 26/11 ông Nguyễn Thanh Tâm - Giám đốc Ban đã lên hiện trường để xử lý sự việc mà PLVN đã phản ánh.
Về phía mình, ông Nhựt nhận định trong chuyên môn, có khả năng cầu chính sẽ không ảnh hưởng, nhưng ảnh hưởng chất lượng công trình ngay phần đầu cầu. Do nhà thầu thi công đầm lăn không đảm bảo nên bê tông gãy sụp xuống. 
Trước sự việc trên, trách nhiệm thuộc về tất cả các bên liên quan, trong đó trách nhiệm chính vẫn là nhà thầu thi công. Lẽ ra trong quá trình thi công, nhà thầu phải báo cáo thường xuyên tiến độ trên công trường cho Ban quản lý chịu chức năng giám sát, đơn vị giám sát cũng chưa đến kịp thường xuyên để giám sát. 
“Các thiết bị để làm cầu treo dân sinh này như bu lông, dây cáp... đã được giám định chất lượng rất kỹ, đã đáp ứng đầy đủ về tính an toàn cho cây cầu nên không có vấn đề gì. Chứ các thiết bị này có vấn đề về chất lượng khi xảy ra sự cố đứt, sụp cầu chắc sẽ có ông đi tù đó...”, ông Nhật nói.
Cũng trong sáng qua, ông Nguyễn Hồng Quang, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho hay, tỉnh đã có văn bản yêu cầu Sở GTVT, chủ đầu tư là Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Ban quản lý dự án được chủ đầu tư thuê giám sát thi công gấp rút lên hiện trường để kiểm tra, xử lý ngay sự cố nhằm đảm bảo an toàn cho người dân khi lưu thông trên cầu.
Đơn vị thi công tiết lộ điều gì?
Liên quan vấn đề nói trên, trao đổi với chúng tôi, ông Bùi Văn Thành – Giám đốc Xí nghiệp Bình Minh (thuộc Cty TNHH MTV Duyên Hải), đơn vị thi công cầu treo dân sinh thôn 2 ở xã Tiên Lãnh - nói:  “Sáng 26/11, Xí nghiệp đã làm báo cáo gửi Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Ban quản lý Dự án công trình giao thông (Sở GTVT Quảng Nam) và các bên liên quan để giải thích về sự việc trên”. 
Theo ông Thành, cầu treo dân sinh nói trên được đưa vào sử dụng từ ngày 30/7/2015 và chính thức bàn giao đưa vào sử dụng ngày 3/11/2015, các bên thống nhất đánh giá đơn vị thi công đã thi công công trình đảm bảo chất lượng theo hồ sơ thiết kế và các thay đổi đã điều chỉnh. Tuy nhiên, do mưa lớn dài ngày khiến mặt đường phía trụ T1 bị lún (KT 4,0mx1,5m) và chân khay cũng như phần gia cố ta luy phía trụ T1 bị sạt (KT dài 2,5m, cao 2,0m).
Đại diện nhà thầu xây lắp còn tiết lộ với phóng viên, trước đó để giảm tổng mức đầu tư công trình, các bên đã “thống nhất” thay thế kè xi măng cốt thép nhịp dẫn từ mố neo M1 tới trụ T1 (dài 18m) bằng... đắp đất, không chắc chắn.
Ngoài ra, nguyên nhân hư hỏng được vị này giải thích là do thời gian mưa dài ngày nên đất nền đường và đất đắp tứ nón bị ngấm nước kết hợp với dòng nước phía thượng lưu bên phải tuyến hướng T1 đến T2 có lưu lượng nước lớn, dòng chảy mạnh chảy thẳng vào chân khay và mái ta luy gia cố trụ tháp T1 dẫn đến làm sạt lở chân khay kéo theo nền và mặt đường giáp trụ T1 bị lún. 
“Chiều 25/11, đơn vị thi công chủ động khắc phục với tinh thần trách nhiệm cao nhất trong thời gian ngắn nhất, đến ngày 27/11 sẽ xong để công trình đảm bảo an toàn cho người dân đi lại”,  ông Thành cho biết thêm.
Ngoài lý giải từ phía nhà thầu, chi tiết các bên trước đó đã “thống nhất” thay kè bê tông bằng... đất đắp - có được coi là tác nhân chính khiến cây cầu này nhanh lún sụp hơn hay không, Tổng cục đường bộ Việt Nam cần phải sớm trả lời công luận.   
Bao nhiêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa đầu tư đã hỏng?
“Trước khi xảy ra sự cố ở cầu treo dân sinh ở Tiên Lãnh (Quảng Nam), vào cuối tháng 9/2015, cầu treo dân sinh Chợ Quánh (Hà Tĩnh) cũng do Tổng cục Đường bộ Việt Nam làm chủ đầu tư đã xảy ra hiện tượng lún sụt nghiêm trọng quanh mố cầu dù nó vừa được hoàn thành. Giống như ở Quảng Nam, khi được hỏi về sự cố này, người dân sống gần khu vực cầu Chợ Quánh bức xúc: “Cầu vừa xây xong đã sụt lún thế này. Nếu lũ kéo về, không biết chuyện gì sẽ xảy ra nữa?!”.

Đọc thêm

"Thay áo" cho cầu Phố Mới - Điểm nhấn hạ tầng tại Lào Cai

"Thay áo" cho cầu Phố Mới - Điểm nhấn hạ tầng tại Lào Cai
(PLVN) - Thành phố Lào Cai vừa nâng cấp, cải tạo dự án cầu Phố Mới với tổng vốn đầu tư gần 15 tỷ đồng. Dự án nhằm mang lại diện mạo mới cho cây cầu quan trọng này, đồng thời nâng cao an toàn giao thông và phục vụ tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân.

Tỉnh Bình Định chỉ đạo xử lý một số điểm bất cập hạ tầng giao thông trên địa bàn

Tỉnh Bình Định chỉ đạo xử lý một số điểm bất cập hạ tầng giao thông trên địa bàn
(PLVN) - UBND tỉnh Bình Định vừa có công văn về việc xử lý một số điểm bất cập hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh, trong đó chỉ đạo các đơn vị quản lý tập trung kiểm tra và thực hiện các biện pháp đảm bảo ATGT cho phương tiện tham gia giao thông trên các tuyến đường ĐT.638 và quốc lộ 19 đoạn qua địa bàn tỉnh. 

TP Hồ Chí Minh: Khuyến cáo tuân thủ văn hóa metro

Metro số 1 bắt đầu vận hành thương mại từ 22/12/2024.
(PLVN) - Cty TNHH MTV Đường sắt Đô thị số 1 (HURC 1) vừa tổng kết 2 tuần đầu vận hành thương mại metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên và nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc tuân thủ văn hóa Metro.

Giá vé máy bay Tết tăng, chặng TP.HCM đi các tỉnh miền trung “cháy vé”

Giá vé máy bay Tết tăng, chặng TP.HCM đi các tỉnh miền trung “cháy vé”
(PLVN) - Thông tin từ Cục Hàng không Việt Nam cho biết đến thời điểm hiện tại, giá vé máy bay dịp Tết Ất Tỵ tăng trung bình 20% so với trước kỳ nghỉ, tỷ lệ đặt chỗ trên các đường bay từ TP.HCM đến các địa phương đang tăng nhanh chóng trong giai đoạn bắt đầu kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 22-28/1.

'Ẩn họa' trên tuyến đường thuộc dự án liên kết vùng miền Trung tỉnh Quảng Nam

'Ẩn họa' trên tuyến đường thuộc dự án liên kết vùng miền Trung tỉnh Quảng Nam
(PLVN) - Dự án liên kết vùng miền Trung tỉnh Quảng Nam được đầu tư nhằm hoàn thiện mạng lưới kết nối giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Tuy nhiên, dự án này đang chậm tiến độ, mặt đường xuất hiện chi chít “ổ voi, ổ gà” sau mưa lớn gây nguy hiểm cho người đi đường.

Tăng mức phạt có đủ để xây dựng văn hoá giao thông?

Ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ của người dân có sự chuyển biến rõ rệt sau khi Nghị định 168 có hiệu lực. (Ảnh: QĐND)
(PLVN) - Những ngày qua, việc tăng nặng mức xử phạt và áp dụng cơ chế trừ điểm giấy phép lái xe bước đầu tạo hiệu quả tích cực, nâng cao ý thức chấp hành của người dân. Tuy nhiên, để thực sự xây dựng văn hóa giao thông cần nhiều hơn thế.