Làm sao để người cao tuổi sống khỏe và có ích?

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLVN) - Tuy tuổi thọ trung bình cao (73 tuổi) nhưng gánh nặng bệnh tật kép của người cao tuổi Việt cũng cao. GS Phạm Thắng, Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho biết, người cao tuổi thường mắc các bệnh như đái tháo đường, tăng huyết áp, thoái hóa khớp, ung thư, đột quỵ… Chưa kể, người cao tuổi còn bị rối loạn tâm lý.

Bệnh tật và rối loạn tâm lý bủa vây

Người cao tuổi thường phải đối mặt với những thay đổi về sinh lý, tâm lý lại thêm việc nghỉ hưu, không còn được làm việc như trước nữa dễ khiến họ trở nên tủi thân, cảm thấy không được tôn trọng, cáu gắt, muốn được chú ý.

Chị Hoàng Lan, 41 tuổi ở quận Cầu Giấy (Hà Nội) chia sẻ nỗi vất vả khi chăm sóc bố chồng. Bố chồng chị Lan năm nay ngoài 70 tuổi. Trước đây, ông là người vui vẻ, lạc quan, khỏe mạnh. Nhưng hơn một năm trở lại đây, khi mẹ chồng chị mất, tâm lý của ông thay đổi rõ rệt.

Sợ bố mệt mỏi, chị Lan không cho ông làm bất cứ việc gì trong nhà, có thời gian nghỉ dưỡng. Nỗi buồn mất vợ lại cộng thêm không phải làm việc gì trong nhà, các con đi làm, cháu đi học khiến ông cảm thấy cô đơn, trống trải. Ông hay buồn bã, dễ dàng cáu gắt với những người xung quanh. 

Thay đổi tâm lý của ông khiến cuộc sống gia đình chị Lan thay đổi. Chỉ vì một chuyện bé, ông sẵn sàng xé ra to và cho rằng, con, cháu coi thường mình. Mâu thuẫn bố - con, ông - cháu từ đâu ập tới gia đình chị. Chưa hết, cứ cách ngày, chẳng hiểu vì đâu, ông tự dưng ngồi một chỗ khóc. Gặng hỏi, chị mới hay, ông cảm thấy mình tự ti về chuyện “mắt mờ, chân chậm”, trở thành gánh nặng cho con cháu, trở thành người thừa trong gia đình. Thậm chí, có lần ông đòi “đi theo bà”.

Áp lực công việc, áp lực vì tâm tính bố chồng, chị Lan thấy mệt mỏi. Sau khi tìm tới chuyên gia tâm lý, chị đã tìm được “chìa khóa” cải thiện không khí gia đình ngột ngạt đó. Thay vì để ông rảnh tay, chị mua những chậu cây hoa cảnh “nhờ” ông trồng, tưới cây ở hai ban công chung cư của mình. Biết ông thích nuôi thú cưng, chị mua một chú cún nhỏ “nhờ” ông chăm sóc.

Từ khi có cây, có cún con, cuộc sống ông bận rộn và sinh động hẳn lên. Thay vì trước đây, ông ngồi trầm ngâm ở ghế sofa thì nay đã khác. Khi các con đi làm, các cháu đi học, ông ở nhà chăm sóc cây cảnh. Để cây không bị chết, hoa nở đẹp, ông tìm mua những cuốn sách hướng dẫn cách trồng cây cảnh để nghiên cứu.

Chăm sóc cây cảnh xong, ông quay ra vui đùa cùng thú cưng. Một thời gian ngắn được ông chăm bẵm, chó cún có da, có thịt, quấn quýt ông. Giỏ hoa mười giờ, giàn hoa giấy đơm bông, tỏa sắc đỏ tràn ban công. Các con, các cháu khen hoa đẹp, cún con xinh xắn khiến ông cảm thấy phấn chấn và yêu đời. Ông cảm thấy mình vẫn có ích cho gia đình, mang lại niềm vui tới mọi người. 

Bên cạnh đó, chị Lan và chồng đã dành thêm thời gian để lắng nghe những câu chuyện từ xa xưa của ông, cùng xem bóng đá và bàn luận sôi nổi về trận đấu đó, cổ vũ đội bóng ông thích khiến ông cảm thấy mình có “đồng minh”. Tâm tính của ông dần dần được cải thiện.  

Các rối loạn tâm lý là bạn đồng hành của những người cao tuổi. Các nghiên cứu quốc tế cho thấy rối loạn trầm cảm và lo âu gặp ở 25% bệnh nhân ở các cơ sở đa khoa. Theo TS Trần Thị Hà An, Trưởng phòng Điều trị người già của Viện Sức khỏe tâm thần, sức khỏe tâm thần xảy đến khi não bộ bị tổn thương.

Khi đó, bệnh nhân có biểu hiện suy giảm nhiều lĩnh vực nhận thức, như: Trí nhớ, định hướng, chú ý, ngôn ngữ, tri giác, suy luận, phán đoán, điều hành, khả năng thực hiện các nhiệm vụ liên tục…  35% người cao tuổi cảm thấy thất vọng; 33% không biết chia sẻ vui, buồn cùng ai; 22% cảm thấy rất cô đơn.

Theo nhà tâm lý Mai Hương (Trung tâm Tư vấn Tâm lý gia đình Hà Nội), các con, các cháu thường có ý nghĩ để bố mẹ, ông bà được hưởng an nhàn, không phải làm việc. Nhưng ý nghĩ đó chưa đúng. Thực sự, nếu không thường xuyên vận động trí não và thân thể thì sức khỏe của người cao tuổi sẽ nhanh chóng suy giảm, gây nên nhiều bệnh lý không tốt, mau bị lẫn, không còn chủ động điều khiển được tâm trí, chưa kể họ tự ti cảm thấy mình “vô dụng”.

“Hãy để ông bà, cha mẹ được làm những việc vừa sức mà họ yêu thích. Trò chuyện thường xuyên, cùng xem ti vi, đọc báo và bình luận các vấn đề họ quan tâm để trí óc luôn được hoạt động” - chị Mai Hương đưa ra lời khuyên.

Ngoài đối mặt với tâm lý thay đổi, người cao tuổi (NCT) còn có nỗi lo bệnh tật bủa vây. Người cao tuổi Việt Nam chủ yếu sống ở nông thôn, sống cùng con cháu, đời sống vật chất khó khăn, đa số người cao tuổi hiện nay lại không có tích lũy vật chất. Sức khỏe của người cao tuổi Việt Nam còn nhiều hạn chế.

Tuy tuổi thọ trung bình cao (73 tuổi) nhưng gánh nặng bệnh tật kép của người cao tuổi Việt cũng cao. GS Phạm Thắng, Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho biết, NCT thường mắc các bệnh mãn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, thoái hóa khớp, ung thư, đột quỵ… cần nhiều thời gian điều trị, thậm chí phải điều trị suốt đời. Mặt khác, NCT sử dụng đến 50% tổng lượng thuốc, do đó, chi phí y tế cho người già cao gấp từ bảy đến 10 lần so với người trẻ tuổi.

Phấn đấu 90% người cao tuổi có khả năng tự chăm sóc

Tại Hội nghị "Chính sách chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng" do Bộ Y tế tổ chức, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã nhấn mạnh bảo vệ, chăm sóc, phát huy vai trò của người cao tuổi là truyền thống tốt đẹp từ hàng nghìn năm nay của dân tộc Việt Nam với những đạo lý “Kính lão, đắc thọ”, “Kính trên, nhường dưới”.

Trong những năm qua, mặc dù còn rất nhiều khó khăn nhưng Việt Nam có rất nhiều chính sách quan tâm, chăm sóc và đặc biệt phát huy vai trò người cao tuổi. Tuy nhiên, khi nói đến vấn đề già hoá, dường như ngành y tế và cộng đồng tập trung nhiều đến các thách thức trong chăm sóc sức khoẻ, kéo dài tuổi thọ cho người cao tuổi. Chúng ta phấn đấu để tuổi thọ dân số ngày càng cao nhưng phải sống khoẻ và có ích”, Phó Thủ tướng đặt vấn đề.

Những năm qua, vai trò của y tế cộng đồng, mô hình y học gia đình ngày càng được khẳng định trong công tác chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi, hạn chế lưu trú tại bệnh viện, nhất là đối với điều trị các bệnh mãn tính như huyết áp, tim mạch, tiểu đường…

Cùng với đó, hệ thống các khoa, bệnh viện lão khoa, cơ sở chăm sóc dưỡng lão, hệ thống nhân lực chăm sóc riêng cho người cao tuổi được củng cố và phát triển. Hiện có 46/63 tỉnh, thành phố thành lập lão khoa trong bệnh viện đa khoa cấp tỉnh và gần 30 nhà dưỡng lão tư nhân.

“Trong thời gian tới, cần đẩy mạnh phát triển y tế cơ sở, không chỉ làm công tác phòng bệnh, chăm sóc sức khoẻ ban đầu mà còn chăm sóc người cao tuổi, nhất là người mắc các bệnh mãn tính, với tinh thần làm sao “trong môi trường bệnh viện, người cao tuổi cảm thấy sự chăm sóc và tình cảm ấm áp như ở nhà”, Phó Thủ tướng mong muốn.

Để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe người cao tuổi thích ứng với giai đoạn già hóa dân số, Bộ Y tế đã xây dựng “Đề án chăm sóc sức khỏe người cao tuổi giai đoạn 2017 - 2025”. Đề án được triển khai trên toàn quốc tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; ưu tiên các tỉnh thành phố có tỷ lệ người cao tuổi cao, các tỉnh vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa có nhiều người cao tuổi gặp khó khăn hoặc người cao tuổi là người dân tộc thiểu số.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã ký ban hành Kế hoạch số 93/KH-UBND về việc triển khai thực hiện “Đề án Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi giai đoạn 2017-2025” trên địa bàn đến năm 2025.

Mục tiêu tổng quát của kế hoạch là đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe người cao tuổi thích ứng với giai đoạn già hóa dân số. Các mục tiêu cụ thể có thể kể đến là nâng cao nhận thức, tạo môi trường xã hội đồng thuận và phong trào toàn xã hội tham gia chăm sóc sức khỏe NCT.

Một số chỉ tiêu đến năm 2025: 100% lãnh đạo, các cấp ủy đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn TP được cung cấp thông tin về già hóa dân số, thực trạng, nhu cầu chăm sóc sức khỏe NCT; ban hành các văn bản chỉ đạo, kế hoạch về chăm sóc sức khỏe NCT.

Đạt 90% NCT có khả năng tự chăm sóc, được cung cấp kiến thức, kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe. Ít nhất 85% NCT được khám sức khỏe thông thường định kỳ ít nhất một lần trở lên/năm; được tầm soát một số ung thư sớm thường gặp ở NCT và được lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khỏe tại trạm y tế tuyến xã.

Ít nhất 95% NCT khi bị bệnh được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Các bệnh viện tuyến TP và khu vực (Bắc Thăng Long, Đức Giang, Sơn Tây, Thanh Nhàn, Vân Đình, Hà Đông) thành lập khoa lão. Các bệnh viện tuyến huyện dành một số giường để điều trị người bệnh là NCT. 100% NCT có thẻ bảo hiểm y tế. Thành lập ít nhất một bệnh viện lão khoa của TP Hà Nội.

Đảm bảo 100% NCT cô đơn không nơi nương tựa, không còn khả năng tự chăm sóc, không có người trợ giúp tại nhà được chăm sóc sức khỏe tập trung hoặc hình thức phù hợp. 100% NCT không có khả năng tự chăm sóc được chăm sóc sức khỏe bởi gia đình và cộng đồng. 

Tin cùng chuyên mục

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Đọc thêm

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.

Suy hô hấp cấp vì mắc sởi

Sau 4 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã tỉnh táo, giảm sốt, mức độ tiêu chảy giảm nhiều. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam, 56 tuổi ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh nhập viện trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.

Quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh

TP Cần Thơ đẩy mạnh quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh trên địa bàn. (Nguồn: Sở GD&ĐT TP Cần Thơ)
(PLVN) -  Việc hầu hết các em học sinh (HS) khi gặp vấn đề tâm lý không biết phải gặp ai, làm gì để giúp các em vượt qua là phản ánh rõ nét cho thấy công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều khoảng trống.

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch
(PLVN) - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ CT) mới cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể - PV).

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.