Trong khi mức lương tối thiểu tăng ở mức 7.3%, năng suất lao động vẫn đi theo sau ở mức 4%. Theo chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Thế giới, ông Sebastian Eckardt, Việt Nam cần phải xem xét để giữ không đánh mất lợi thế cạnh tranh của mình trong lĩnh vực sản xuất…
Phát biểu tại lễ khai mạc Hội nghị cấp cao ASEAN 2016, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng đã đưa ra thông điệp: “Việt Nam đang cố gắng vươn lên vị trí số 1 về điểm đến đầu tư trong khu vực Đông Nam Á và thế giới”.
Với chỉ số GDP 6.3%, trong 5 năm qua, Việt Nam đã thu hút số lượng lớn nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI), gấp 5 lần so với Trung Quốc và Ấn Độ, và được dự đoán sẽ tiếp tục gia tăng trong thập kỷ tiếp theo trên một phạm vi rộng của các ngành công nghiệp.
Wall Street Daily đã tóm tắt về khả năng thu hút đầu tư tại Việt Nam với chi phí lao động được coi là một lợi thế cạnh tranh quyết định, tiếp theo là những cơ hội đến từ cải cách thị trường để mở khóa những tiềm năng còn tiềm ẩn và thúc đẩy nền công nghiệp về phía trước.
Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã thống nhất phương án điều chỉnh lương tối thiểu tăng 7,3% trong năm 2017. Quyết định này đến từ thỏa hiệp từ đề xuất tăng 5% của người sử dụng lao động và 11% theo ý kiến của người lao động. Quyết định này đồng thời được xem là chiến lược cạnh tranh để duy trì sức thu hút với các nhà đầu tư nước ngoài (theo Vietnam Briefing).
Ông Sebastian Eckardt, chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Thế giới nhận định: “Việt Nam cần phải xem xét để giữ không đánh mất lợi thế cạnh tranh của mình trong lĩnh vực sản xuất. Trong khi mức lương tối thiểu tăng ở mức 7.3%, năng suất lao động vẫn đi theo sau ở mức 4%”.
Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh trong phát biểu mới đây cũng lưu ý:“Trong những năm tới, dưới tác động của công đoàn lao động về mức lương tối thiểu và những kỳ vọng không ngừng gia tăng của người lao động, chi phí lao động không còn là lợi thế bền vững để thu hút đầu tư nước ngoài. Chúng ta này cần một mô hình tăng trưởng mới, tập trung vào chất lượng, năng suất lao động và kiến thức”.
Theo Báo cáo cạnh tranh toàn cầu 2015- 2016, Việt Nam xếp hạng thứ 56, vượt lên 12 bậc so với vị trí 68 trong năm 2014 – 2015. Trong số 12 giá trị cạnh tranh, quy mô thị trường có kết quả cạnh tranh tốt nhất ở vị trí 33. Môi trường kinh tế vĩ mô (hạng 69) tiếp tục được cải thiện, trong khi cơ sở hạ tầng (vị trí 76) và các tổ chức cộng đồng (hạng 85) đang được tăng cường.
Đáng chú ý, một trong những khả năng cạnh tranh được coi là lợi thế của Việt Nam là lực lượng lao động được xếp hạng 52, trong khi năm ngoái Việt Nam giành vị trí 49. Trình độ tổ chức doanh nghiệp vẫn còn thấp (vị thứ 100) với các công ty điển hình hoạt động ở vị trí dưới của chuỗi giá trị.
Theo bà Kasinee Phantteranurak, Giám đốc dự án Công ty Reed Tradex, người có hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc kinh doanh và nghiên cứu về thị trường công nghiệp Việt Nam, việc gia tăng nguồn tài chính, chuyển giao kỹ năng, và xây dựng khả năng cốt lõi là những yếu tố quan trọng thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam phát triển, trong đó, lao động có tay nghề trở thành giá trị cốt lõi của “mô hình phát triển mới” cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và nền công nghiệp Việt Nam nói riêng.
“Những thông số trên cho thấy rằng Việt Nam có khả năng để vươn lên, thoát khỏi chuỗi sản xuất giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, hơn bao giờ hết, Việt Nam cần tăng cường sự tăng trưởng năng suất lao động trong các lĩnh vực để đạt được một sự phát triển đều cho toàn nền kinh tế, đáp ứng mục tiêu của Chính phủ về việc mở rộng GDP hàng năm lên 7-8% vào năm 2020” - bà Kasinee Phantteranurak đưa ra lời khuyên.
Giám đốc dự án Công ty Reed Tradex cũng cho biết, để chuẩn bị sẵn sàng trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh cho nền công nghiệp, với sứ mệnh là chuyên gia xúc tiến kinh doanh và cơ hội giao thương, Reed Tradex – đơn vị tổ chức triển lãm hàng đầu Đông Nam Á đang chuẩn bị chuỗi chương trình triển lãm và hội thảo chuyên đề, mang đến những cơ hội gặp gỡ và tiếp xúc trực tiếp với những công nghệ mới cho các nhà công nghiệp Việt Nam, đồng thời tăng cường kết nối kinh doanh…