Lạm dụng thuốc “bổ não”, coi chừng hậu quả không ngờ

Chưa có loại thuốc nào có thể giúp học sinh tăng trí nhớ và khả năng học tập (Ảnh minh họa).
Chưa có loại thuốc nào có thể giúp học sinh tăng trí nhớ và khả năng học tập (Ảnh minh họa).
(PLO) - Việc lạm dụng các thuốc “bổ não” có thể gặp phải những tác dụng không mong muốn do thuốc gây ra.

Trước hết, cần khẳng định rằng quan niệm dùng thuốc “bổ não” để tăng trí nhớ cho học sinh trong mỗi mùa thi là một quan niệm sai lầm. Chưa có loại thuốc nào có thể giúp học sinh tăng trí nhớ và tăng khả năng học tập. Hiện tại, chỉ có những loại thuốc dùng để điều trị sự suy giảm trí nhớ ở người bị đột quỵ, chấn thương sọ não, Alzheimer... Ngay cả khi dùng các thuốc này để điều trị, bệnh nhân cũng phải được bác sĩ kê đơn và dùng theo sự hướng dẫn của thầy thuốc.
Một số thuốc sau thường được cho là “bổ não”. Vậy tác dụng thực của chúng như thế nào?

Piracetam

Đây là loại thuốc hưng trí (nootropic - cải thiện chuyển hóa của tế bào thần kinh). Người ta còn chưa biết nhiều về các tác dụng đặc hiệu cũng như cơ chế tác dụng của nó, thậm chí ngay cả định nghĩa về hưng trí cũng còn mơ hồ. Nhưng nói chung, tác dụng chính của các thuốc được gọi là hưng trí như piracetam là cải thiện khả năng học tập và trí nhớ. Người ta cho rằng ở người bình thường và người bị suy giảm chức năng, piracetam tác dụng trực tiếp đến não để làm tăng hoạt động của vùng đoan não (vùng não tham gia vào cơ chế nhận thức, học tập, trí nhớ, sự tỉnh táo và ý thức).
Piracetam tác động lên một số chất dẫn truyền thần kinh như acetylcholin, noradrenalin, dopamin... Điều này có thể giải thích tác dụng tích cực của thuốc lên sự học tập và cải thiện khả năng thực hiện các test về trí nhớ. Thuốc có thể làm thay đổi sự dẫn truyền thần kinh và góp phần cải thiện môi trường chuyển hóa để các tế bào thần kinh hoạt động tốt. Thuốc còn có tác dụng làm tăng giải phóng dopamin và điều này có thể có tác dụng tốt lên sự hình thành trí nhớ.
Thuốc được dùng điều trị triệu chứng chóng mặt, suy giảm trí nhớ, kém tập trung hoặc thiếu tỉnh táo, thay đổi khí sắc, rối loạn hành vi, kém chú ý đến bản thân, sa sút trí tuệ do nhồi máu não nhiều ở người cao tuổi; điều trị nghiện rượu. Ở trẻ em, thuốc điều trị hỗ trợ chứng khó đọc và dùng bổ trợ trong điều trị giật rung cơ có nguồn gốc vỏ não…
Tuy nhiên, khi dùng thuốc, người dùng có thể thấy mệt mỏi, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, trướng bụng hoặc cảm giác bồn chồn, dễ bị kích động, nhức đầu, mất ngủ, ngủ gật… Có thể giảm nhẹ các tác dụng phụ của thuốc bằng cách giảm liều.
Gingko Biloba
Là cao chiết xuất từ lá cây Ginko Biloba đã được chuẩn hóa. Thuốc có tác dụng làm tăng tuần hoàn động mạch ở các chi và đầu, bình thường hóa chứng thấm của mao mạch trong chứng phù nề tự phát, tăng lưu lượng  máu đến não.
Thuốc được dùng cho người mất trí nhớ ngắn hạn, suy giảm tâm thần, thiếu nhạy bén và minh mẫn tâm thần, trầm cảm, khó khăn trong việc tập trung tư tưởng; điều trị các rối loạn chức năng cơ hữu của não, có kèm theo sự sa sút trí tuệ; điều trị trạng thái lão suy (kể cả bệnh Alzheimer).
Không dùng thuốc này cho người mẫn cảm với thuốc và trẻ em dưới 12 tuổi. Các tác dụng phụ không mong muốn có thể gặp như rối loạn tiêu hóa, ban da, nhức đầu…
Galantamine
Galantamin là loại thuốc chống sa sút trí tuệ. Đây là chất ức chế  acetylcholinesterase có tính chất cạnh tranh và hồi phục được. Người ta cho rằng sự thiếu hụt acetylcholin ở võ não được coi là một trong những  đặc điểm sinh lý sớm của bệnh Alzheimer, gây sa sút trí tuệ và suy giảm nhận thức. Chất kháng cholinesterase như galantamin làm tăng hàm lượng acetylcholin nên giảm diễn tiến của bệnh. Tác dụng của galantamin có thể giảm khi quá trình bệnh tiến triển và chỉ ít nơ-ron tiết acetylcholin còn hoạt động. Bởi vậy, thuốc được dùng để điều trị chứng sa sút trí tuệ từ nhẹ đến trung bình trong bệnh Alzheimer.
Các tác dụng phụ thường gặp khi dùng thuốc là buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chán ăn, sụt cân, đau bụng, khó tiêu. Ngoài ra, thuốc có thể gây nhịp tim chậm, hạ huyết áp tư thế, viêm dạ dày - ruột, chảy máu tiêu hóa, khó nuốt, tăng tiết nước bọt, trầm cảm, mất ngủ, ban đỏ…

Vinpocetin

Là một hợp chất có cách tác động phức hợp ảnh hưởng thuận lợi lên chuyển hóa não và tuần hoàn máu. Thuốc có tác dụng bảo vệ thần kinh, kích thích chuyển hóa não, làm tăng vi tuần hoàn não… Thuốc được dùng đường uống để làm giảm những dấu hiệu về tâm thần và thần kinh của các rối loạn mạch não khác nhau như rối loạn trí nhớ, mất ngôn ngữ, loạn vận động, choáng váng, nhức đầu…
Các tác dụng phụ của thuốc như hạ huyết áp tạm thời, rối loạn giấc ngủ, nhức đầu, choáng váng, yếu mệt có thể xảy ra. Trên đường tiêu hóa có thể gặp các triệu chứng như ợ nóng, đau bụng, buồn nôn hoặc những phản ứng dị ứng ngoài da…
Trí nhớ của mỗi người được quyết định bởi yếu tố bẩm sinh và quá trình rèn luyện, học tập tích lũy lâu dài. Không phải cứ dùng thuốc “bổ não” là có thể tăng trí nhớ và khả năng học tập của học sinh.

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

Đọc thêm

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.

Rủi ro tiềm ẩn trong “cơn sốt” làm đẹp đón Tết

Các bác sĩ xử trí một ca biến chứng sau nâng mũi làm đẹp. (Ảnh: BV Trung ương Quân đội 108)
(PLVN) - Trong vòng một tháng qua, các bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp biến chứng nghiêm trọng do làm đẹp. Thậm chí, một số ca rơi vào tình trạng nguy kịch, tưởng chừng không thể vượt qua “cửa tử”.