Ký ức về sân bay Nội Bài và đời sống Hà Nội 45 năm trước

Mặt trước giấy thu hồi hộ chiếu cùng dấu nhập cảnh ở Nội Bài của Công an ngày 17/7/1979 vẫn với tên “CỬA KHẨU GIA LÂM”. Mặt sau tờ giấy thu hồi hộ chiếu ngày ấy với nhằng nhịt những chữ ký cho phép tạm trú và đong gạo.
Mặt trước giấy thu hồi hộ chiếu cùng dấu nhập cảnh ở Nội Bài của Công an ngày 17/7/1979 vẫn với tên “CỬA KHẨU GIA LÂM”. Mặt sau tờ giấy thu hồi hộ chiếu ngày ấy với nhằng nhịt những chữ ký cho phép tạm trú và đong gạo.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hà Nội vừa kỷ niệm 70 năm ngày tiếp quản Thủ đô. 70 năm đã qua, biết bao nhiêu đổi thay… Chứng kiến sự phát triển không ngừng ở Hà Nội hôm nay ngày càng văn minh, hiện đại nhiều người cũng chưa quên về những năm tháng Hà Nội còn khó khăn, thiếu thốn.

“Đường trời” ngày trở về

Với tôi, kỷ niệm về sân bay Nội Bài và những ngày mới tốt nghiệp đại học về nước cách đây tròn 45 năm chẳng bao giờ có thể quên.

Cuối tháng 6/1979 sau 6 năm du học, chúng tôi - một đoàn sinh viên Việt Nam tốt nghiệp đại học ở Liên Xô và các nước Đông Âu về nước. Năm 1979 là năm đầu tiên các sinh viên tốt nghiệp từ Đông Âu và Liên Xô về nước phải đi bằng máy bay, vì tàu hỏa qua Trung Quốc đã bị gián đoạn do chiến tranh biên giới phía Bắc.

Rời Thủ đô Maxcova vào chiều 16/7/1979 trên máy bay của Hãng hàng không Liên Xô Aeroflot, sau gần 20 tiếng đồng hồ bay, với các điểm dừng tiếp dầu ở Taskent (Uzbekistan), Karachi (Pakistan), Kalkuta (Ấn Độ), chiều ngày 17/7/1979 chúng tôi về tới sân bay Nội Bài, Hà Nội.

Nghe tiếp viên thông báo: “Máy bay sắp hạ cánh xuống sân bay quốc tế Nội Bài, Thủ đô Hà Nội…”. Mặc kệ máy bay vẫn đang bay, nhiều người trên máy bay tháo dây an toàn, nhao nhao đứng nhổm lên cố nhìn qua cửa sổ máy bay, tiếp viên trên máy bay quát không được phải chạy tới chạy lui để “dúi đầu”, “đè vai” các vị khách, bắt ngồi xuống ghế. Trong lúc tiếp viên còn đang ra sức giữ trật tự trên khoang thì nghe tiếng “thịch” rất to, người ngồi trong máy bay nảy lên. Máy bay chạm đất. Sân bay quốc tế Nội Bài là đây ư?

Căng mắt ra nhìn. Chẳng thấy nhà ga nào cả. Qua cửa sổ máy bay đang lăn từ đường băng vào nơi đỗ, ngoài trời tháng 7 nắng chang chang, xa xa nhìn thấy mấy ngôi nhà cấp 4 lợp fi-bro xi măng.

Rất nhiều người lần đầu tiên nghe thấy tên “Nội Bài”! “Nội Bài là sân bay nào”? Nào có mấy ai khi đó biết “sân bay Nội Bài” chính là sân bay Đa Phúc của không quân, mới được chuyển đổi sang làm sân bay dân dụng chưa đầy một năm trước đó, vì sân bay Gia Lâm đường băng ngắn không tiếp nhận được máy bay cỡ lớn.

Máy bay đỗ, mọi người xuống thang máy bay, lên xe buýt chở vào nhà chờ để làm thủ tục nhập cảnh trong cái nắng tháng 7 hầm hập. Nhà chờ để làm thủ tục nhập cảnh là căn nhà cấp bốn, mái lợp fi-bro xi măng, trần cót ép, mấy chiếc quạt trần treo thấp tè, quay lờ đờ như… đuổi ruồi. Vừa mệt sau chuyến bay dài gần hai chục tiếng đồng hồ, lại gặp thời tiết nóng bức hầm hập, trong khung cảnh đơn sơ của sân bay Thủ đô. Ngay con dấu đóng trên Giấy nhập cảnh cho chúng tôi ngày 17/7/1979 thuở ấy của Công an nhân dân vũ trang (khi đó chưa gọi là Biên phòng cửa khẩu) vẫn là tên “CANDVT CỬA KHẨU GIA LÂM”.

“Đường trời” ngày trở về và Nội Bài 45 năm trước là như thế.

Chuyện tạm trú và đong gạo ngày ấy

Việc đầu tiên sau khi về là phải khai báo tạm trú với Công an. Có chứng nhận tạm trú mới được đong gạo theo tiêu chuẩn, còn phiếu thực phẩm không có.

Hết 3 tháng tạm trú được đong gạo tiêu chuẩn 13 cân một tháng, chưa có giấy gọi đi làm, lại ra Cơ quan Công an để gia hạn tạm trú rồi sang Phòng Lương thực để xin giấy đong gạo. Cứ 3 tháng một lần phải làm như thế vì chưa đi làm là chưa cho phép nhập lại hộ khẩu về gia đình hay vào cơ quan nào đó. Chỉ được phép tạm trú và không có “tạm trú” là không có… gạo!

Sang đến lần tạm trú thứ 3 thì không được phép tạm trú liền 3 tháng nữa, chỉ được phép tháng một. Tiêu chuẩn gạo không còn 13 cân nữa, rút xuống còn 10 cân mỗi tháng.

Tờ giấy thu hồi hộ chiếu được Sứ quán Việt Nam ở Liên Xô cấp ngày 15/7/1979, một ngày trước khi lên máy bay về nước, chúng tôi phải giữ như giữ báu vật, phải có tờ giấy này mới đăng ký được tạm trú và đong gạo.

Ngay ở dưới chỗ đóng “triện” đỏ của tờ giấy này đã ghi rành rành, rõ ràng như thế. Dù tờ thu hồi hộ chiếu chữ đánh máy nhòe nhoẹt trên giấy không lấy gì làm trắng và rất bở, nhưng phải giữ nó vô cùng cẩn thận. Mất tờ giấy đó thì đố mà chứng minh được với “nhà chức trách” mình là ai. Mất hoặc nhòe chữ thì... không biết chuyện gì sẽ diễn ra. Thậm chí mỗi lần đi gia hạn tạm trú hoặc đăng ký gạo cũng phải lựa lời với các anh, các chị “chức trách” nhè nhẹ tay ký kẻo… rách giấy của em.

Hà Nội đã có một thời như thế…

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh hoạ.

Bữa cơm gia đình – thứ quý giá đang dần mất đi

(PLVN) - Trong guồng quay hối hả của cuộc sống hiện đại, có một điều tưởng chừng như đơn giản nhưng lại trở thành xa xỉ: một bữa cơm gia đình đúng nghĩa. Đó là lúc mọi người quây quần bên nhau, không công việc, không điện thoại, chỉ có sự chia sẻ, tiếng cười, và tình cảm chân thành.

Đọc thêm

Huế thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam

Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” thu hút hàng nghìn người dân, du khách tham dự.
(PLVN) - Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong việc tổ chức một hình thái lễ hội đương đại mang tầm quốc gia, quốc tế. Trải qua hơn 24 năm tồn tại và phát triển, Festival Huế đã khẳng định được thương hiệu trong lòng du khách gần xa. Festival Huế đã là một sự kiện văn hóa tiêu biểu, trở thành thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế, là dịp để giới thiệu và quảng bá hình ảnh, đất nước, con người và văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Huế nói riêng một cách sinh động.

Đẩy mạnh chuyển đổi số để tạo bước đột phá trong bảo tồn giá trị di sản ở Cố đô Huế

Nhiều du khách khám phá sự hiện đại với công nghệ số trong Đại Nội Huế
(PLVN) - Thừa Thiên Huế với 8 di sản Thế giới, khoảng 1 nghìn di tích lịch sử. Có thể khẳng định, quần thể Di tích Cố đô Huế có hệ thống đồ sộ với các công trình di tích có lối kiến trúc cung đình độc đáo. Vì vậy, để lưu giữ nguồn dữ liệu về những yếu tố gốc của các công trình di tích cho muôn đời sau, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm tạo bước đột phá trong bảo tồn giá trị di sản.

Chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của vị vua yêu nước

Cuốn sách Hàm Nghi Hoàng đế lưu vong - nghệ sỹ ở Alger. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Những hậu duệ của Vua Hàm Nghi đã hiến tặng các tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của Vua Hàm Nghi cho các bảo tàng, di tích Việt Nam. Những tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật hiến tặng ấy minh chứng sống động cho một giai đoạn đầy thăng trầm trong lịch sử Việt Nam. Việc hiến tặng các kỷ vật của Vua Hàm Nghi có ý nghĩa quan trọng đối với công tác bảo tồn di sản, tôn vinh các giá trị lịch sử của dân tộc. Các kỷ vật được hồi hương, mở ra thêm cơ hội để người dân trong nước, đặc biệt là thế hệ trẻ được chiêm ngưỡng và tìm hiểu về vị vua yêu nước.

Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà

Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà
(PLVN) - Tối 15/11, tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ của Lễ hội cá tôm sông Đà lần thứ 2 năm 2024.

Thành cổ giữa lòng thành phố Biên Hoà

Thành cổ giữa lòng thành phố Biên Hoà
(PLVN) - Thành cổ Biên Hoà được người dân xây dựng vào đầu thời nhà Nguyễn. Đến năm 1834 vua Minh Mạng thứ 18 cho đắp lại bằng đất theo hình cánh cung, bốn mặt thành đều dài 70 trượng, cao 4 thước 3 tấc, dày 1 trượng, mở 4 cửa hào rộng 2 trượng sâu 6 thước, đặt tên là Thành Cựu

Vang xa những làn điệu Quan họ Bắc Ninh

Hát Quan họ trên thuyền. (Ảnh: Thanh Tùng)
(PLVN) - Sau khi Dân ca Quan họ được vinh danh, Bắc Ninh có nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực nhằm thực hiện tốt cam kết với UNESCO về bảo tồn và phát huy giá trị của di sản thế giới. Nhân kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) tỉnh Bắc Ninh cho biết, từ ngày 11 - 30/11/2024 sẽ có nhiều hoạt động đặc sắc.

Thêm hiểu sâu sắc về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của dân tộc Việt Nam

NSND Vương Duy Biên, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng hoa chúc mừng Ban tổ chức chương trình. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Được sự nhất trí của UBND huyện, Phòng Văn hóa Thông tin huyện Cẩm Khê, hôm nay - ngày 10/11, Đảng ủy - Hội đồng Nhân dân - Ủy ban Nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Tuy Lộc và Ban quản lý di tích lịch sử Đình Hội tổ chức Lễ động thổ Đình Hội cùng các công trình phụ trợ và Tọa đàm Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.

'Tấm vé' về với Hà Nội xưa

'Tấm vé' về với Hà Nội xưa
(PLVN) - Thủ đô nghìn năm văn hiến Hà Nội được ví như bảo tàng sống với hàng ngàn di tích lịch sử, văn hóa nổi bật. Vì thế, Hà Nội luôn là nguồn cảm hứng bất tận, là đề tài rung động tâm hồn các nghệ sỹ trong nỗ lực gìn giữ văn hóa đất Kinh kỳ.

Đồng dao - Đi tìm di sản tuổi thơ xưa trong thời hiện đại

Đồng dao - Đi tìm di sản tuổi thơ xưa trong thời hiện đại
(PLVN) - Trong ký ức của nhiều thế hệ, đồng dao gắn liền với tiếng cười hồn nhiên của trẻ thơ vang vọng khắp sân làng, những trò chơi tuổi thơ đơn sơ mà thú vị. Những bài đồng dao ấy không chỉ là những lời ca vui vẻ, mà còn chứa đựng trong mình cả nền văn hóa, lịch sử và giá trị truyền thống của dân tộc.

Tôn vinh cây trà tổ 400 tuổi ở Suối Giàng

Tôn vinh cây trà tổ 400 tuổi ở Suối Giàng
(PLVN) -  Lễ hội tôn vinh cây trà tổ Shan tuyết hơn 400 tuổi được tổ chức trang trọng với nhiều hoạt động sôi nổi, đặc sắc nhằm gửi gắm ước mơ và cảm tạ trời đất đã ban phước lành cho dân bản.