Kỳ lạ người phụ nữ mắc bệnh nghiện uống… dầu hỏa

Kỳ lạ người phụ nữ mắc bệnh nghiện uống… dầu hỏa
(PLO) - “Bén duyên” với dầu hỏa trong một lần bị đau bụng, bà Lê Thị Hằng (62 tuổi, ngụ tổ 2, ấp Thuận Thành, xã Thuận Lợi, huyện Đồng Phú, Bình Phước) nhiều năm ròng coi dầu hỏa là món ăn chính, phải vất vả lắm mới “cai nghiện” được.
Bà Hằng vốn là công nhân chăm sóc cao su cho Nông trường 6 (Công ty cao su Phú Riềng). Năm 1987, một lần bị đau bụng, sau khi thoa dầu gió nhiều lần vẫn không thấy đỡ, bà lấy dầu hỏa thoa và uống thử một ít thì cơn đau bụng dứt ngay. Cứ thế, mỗi lần đau bụng hay nhức đầu, bà lại sử dụng dầu hỏa như một loại thuốc đặc trị hiệu quả. Chỉ trong vòng ba tháng bà Hằng đã trở thành “con nghiện” dầu hỏa. 
Ông Lê Liệu (63 tuổi, chồng bà Hằng) cho biết: “Chuyện bà ấy lấy dầu hỏa để chữa đau bụng tôi cũng không để ý. Nhưng sau một thời gian thấy vợ lúc nào cũng có mùi dầu hỏa và có nhiều biểu hiện khác thường, tôi phát hiện vợ tôi hay bỏ gạo vào một cái hũ rồi đổ dầu vào trộn ăn. Tôi cố gắng ngăn cản, khuyên nhủ nhưng vợ tôi cũng không bỏ được”. 
Một thời gian sau, hai con trai của bà Hằng lần lượt qua đời vì bệnh tật. Đau buồn, bà ngày càng uống nhiều hơn, chứng nghiện dầu hỏa càng trở nên trầm trọng. “Từ lúc hai đứa con chết, ngày nào tôi cũng sử dụng dầu hỏa như một chất xúc tác để ăn uống hàng ngày. Những thứ thức ăn khi nhúng vào dầu hỏa mới thấy ngon miệng và ăn được nhiều. Có khi tôi còn đem trộn dầu hỏa với cơm ăn hàng ngày. Chồng cấm, tôi đem ra ngoài ngõ giấu, sáng đem lên lô cao su vừa làm vừa ăn”, bà Hằng thuật lại.
Những ngày tháng “nghiện”, bà Hằng như một nô lệ của dầu hỏa, nhất là giai đoạn từ năm 1987-1991. Điều khiến nhiều người ngạc nhiên là từ ngày xem dầu hỏa như liều thuốc bổ, bà Hằng không bao giờ ốm đau, bệnh tật. Ngược lại vài ngày không được dùng đến bà lại thấy đau nhức và mệt mỏi trong người. 
Ông Phạm Phước Hà, Đội phó đời sống Nông trường 6, nơi bà Hằng từng làm công nhân cho biết: “Hàng tháng, mỗi lần đội 6 ra nông trường lấy dầu hỏa để phát cho công nhân, bà Hằng đều phấn khích, xung phong đi gánh về cho đội. Sau mỗi chuyến đi bà Hằng đều ghé các tiệm tạp hóa ven đường mua bánh tráng nhúng vào dầu ăn một cách ngon lành. Vài hôm không có dầu hỏa là bà ấy lại la đau gối, mệt mỏi… Hiểu và thông cảm cho hoàn cảnh, nhiều công nhân cũng chia sẻ lại cho bà một ít”.
Năm 1993 gia đình bà Hằng chuyển về tổ 2, ấp Thuận Thành, xã Thuận Lợi (Đồng Phú) sinh sống. Đây cũng là cách để giúp bà Hằng “cai nghiện”, dứt bỏ sở thích kỳ quái. Theo bà Hằng, bà đã sử dụng dầu hỏa liên tục trong 5 năm (1987 - 1991) thì bắt đầu “cai”. Tuy nhiên, bỏ được khoảng 10 ngày thì bà không thể chịu nổi nên phải dùng trở lại. Từ năm 1993 trở đi, bà Hằng bỏ được hẳn cho đến nay.
Nói về kỳ tích cai nghiện này, bà cho biết, do áp lực từ chồng con không cho sử dụng, mặt khác bản thân cũng sợ mang bệnh làm khổ con cái sau này. Để không có cơ hội tiếp cận lại dầu hỏa, gia đình bà đã bỏ tất cả mọi thứ vật dụng liên quan đến dầu hỏa. Hàng ngày bà đi làm thuê cho bà con lối xóm đến tối mới về nhà. Thời gian đầu bà thấy trong người cũng khó chịu như đau gối, nhức đầu… nhưng dần dần không được ngửi thấy mùi dần rồi cũng quen và bỏ hẳn cho đến nay.
Hiện sức khỏe của bà Hằng vẫn bình thường, lâu lâu chỉ hay đau khớp vì tuổi già. Đến nay, cuộc sống của gia đình bà Hằng đã tương đối ổn định và không còn phải đi làm mà chỉ ở nhà trông các nom cháu. Trong cuộc sống ăn uống hàng ngày bà Hằng chỉ còn ăn được nửa chén cơm, chủ yếu là uống sữa. 
Thời gian gần đây gia đình đã đưa bà đi khám, xét nghiệm sức khỏe. Sau khi chẩn đoán các bác sĩ đều khẳng định sức khỏe cũng như nội tạng của bà Hằng vẫn bình thường, không có dấu hiệu gì bất thường. Bà Hằng cười: “Đã hơn 20 năm qua tôi đã không dùng đến nó. Nhưng khi ngửi mùi tôi vẫn cảm thấy… nhớ”.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.