Doanh nghiệp ''ngấm đòn'' dịch bệnh Covid-19

ảnh minh họa
ảnh minh họa
(PLVN) - Do phụ thuộc rất lớn vào nguồn cung cấp nguyên phụ liệu, linh kiện đầu vào nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc, các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam đang “ngấm đòn” do dịch bệnh Covid-19 kéo dài.

Theo đại diện Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu cả nước tháng Hai chỉ đạt 18,6 tỷ USD, tăng 1,5% so với tháng Một. Cộng dồn 2 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu đạt 36,92 tỷ USD, tăng nhẹ 2,4% so với cùng kỳ.

Đáng chú ý, xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) chỉ đem về 25,51 tỷ USD, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm 2019. Nếu không tính dầu thô, mức tăng chỉ còn 0,5%.

Rõ rệt nhất là nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm hơn 85% tổng kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước trong 2 tháng vừa qua chỉ tăng được 4,1% so với cùng kỳ năm trước.

Ông Trương Thanh Hoài – Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) - cho biết, các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam hiện nay phụ thuộc rất lớn vào nguồn cung cấp nguyên phụ liệu, linh kiện đầu vào nhập khẩu từ Trung Quốc và các quốc gia khác đang chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh (Hàn Quốc, Nhật Bản) để phục vụ sản xuất.

Trong đó, một trong số những ngành chịu ảnh hưởng nhiều nhất là ngành điện - điện tử. Thậm chí nhiều doanh nghiệp chỉ còn đủ lượng linh kiện, phụ kiện phục vụ cho sản xuất trong khoảng đến giữa hoặc cuối tháng 3/2020.

Chỉ tính riêng năm 2019, Việt Nam đã phải chi ra 40 tỷ USD để nhập khẩu các mặt hàng này, trong đó nhập từ Hàn Quốc là 16,8 tỷ USD, từ Trung Quốc là 13,8 tỷ USD và Nhật Bản là 1,7 tỷ USD.

“Trung Quốc cũng như một số quốc gia khác như Hàn Quốc, Nhật Bản là thị trường tiêu thụ lớn đối với một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, vì vậy ảnh hưởng của dịch bệnh cũng sẽ tác động đến kim ngạch xuất khẩu và thị trường tiêu thụ ngoài nước của nhiều ngành sản xuất công nghiệp,” ông Hoài nói.

Trong khi đó, việc gián đoạn tại một số cửa khẩu cũng ảnh hưởng không nhỏ tới xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản.

Theo đại diện Bộ Công Thương, trong 2 tháng đầu năm xuất khẩu của nhóm này giảm tới 14% so với cùng kỳ năm 2019 và chỉ có 2 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng so với cùng kỳ là gạo và sắn (tăng lần lượt là 20,5% và 55,8%).

Riêng nhóm hàng nông, thủy sản của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm đã có 8/9 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm 2019.

Những mặt hàng giảm mạnh là: rau quả giảm 17,4%, thủy sản giảm 17,7%; hạt điều giảm 19,3%, càphê giảm 9,8%, chè các loại giảm 19,4%, hạt tiêu giảm 18,8% và cao su giảm 24,2%.

“Trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát tại Trung Quốc, nhóm hàng nông, thủy sản chịu ảnh hưởng rất rõ rệt bởi đây là thị trường xuất khẩu nông, thủy sản chủ lực của Việt Nam,” đại diện Bộ Công Thương thông tin thêm.

Không chỉ xuất khẩu bị ảnh hưởng, nhập khẩu của Việt Nam từ một số quốc gia châu Á cũng sụt giảm, trong đó thị trường Trung Quốc giảm 0,4% so với cùng kỳ năm 2019.  

Với ngành da giày, túi xách, hiện trên 60% nguyên phụ liệu trong ngành phải nhập khẩu, chủ yếu từ Trung Quốc, Hàn Quốc… do vậy nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực này sẽ phải gánh thêm nhiều khó khăn khi dịch bệnh diễn  biến phức tạp và kéo dài.

Trước thực tế trên, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã chỉ đạo Cục Công nghiệp đánh giá một cách đầy đủ các khó khăn cũng như đặc thù của từng khu vực doanh nghiệp để từ đó phối hợp cùng các Bộ, ngành đưa ra các giải pháp đúng và trúng để hỗ trợ doanh nghiệp, bình ổn thị trường trong nước.

Ông cũng cho rằng đây là thời điểm ngành công nghiệp trong nước nhìn lại vị trí trong liên kết chuỗi, từ đó có định hướng tái cơ cấu hợp lý, tăng cường nội lực về công nghiệp hỗ trợ để chủ động nguồn cung lâu dài, tránh phụ thuộc vào một số thị trường đầu vào nhất định. Đặc biệt là việc nắm bắt cơ hội từ các thị trường tại EU sau khi EVFTA có hiệu lực, cộng hưởng với CPTPP để mở rộng đầu ra cho sản phẩm công nghiệp trong nước.

“Việc ứng phó với Covid-19 không chỉ dừng ở đây, mà phải tính đến giải pháp khôi phục và phát triển mạnh mẽ hơn ngành công nghiệp nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung sau khi dịch bệnh kết thúc, dù đó là ở thời điểm nào,” Bộ trưởng nhấn mạnh.

Tin cùng chuyên mục

Chợ truyền thống "ế ẩm"và bài toán nan giải cho các tiểu thương tại Vĩnh Long

Chợ truyền thống "ế ẩm"và bài toán nan giải cho các tiểu thương tại Vĩnh Long

(PLVN) -  Hiện tình hình kinh doanh của các tiểu thương tại khu bách hóa tổng hợp (chợ Vĩnh Long) ngày càng ế ẩm. Trước tình trạng này, nhiều người chọn cách bỏ lô sạp tìm việc khác, lại có người kiên trì tìm cách bán hàng online để phù hợp thị trường, nhưng kết quả không như mong đợi vì còn rất nhiều cái khó.

Đọc thêm

Lợi thế của ngành Dầu khí khi chuyển dịch năng lượng

Cảng Dịch vụ Dầu khí của PTSC tại Vũng Tàu - nơi sản xuất chân đế dự án điện gió ngoài khơi. (Ảnh: Minh Hữu)
(PLVN) - Chuyển dịch từ năng lượng hóa thạch sang các dạng năng lượng xanh, sạch, thân thiện với môi trường đang là xu thế chung của các tập đoàn năng lượng trên thế giới. Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) nhìn nhận, nếu không sớm chuyển đổi theo xu thế thì việc PVN bị tụt lại phía sau là tất yếu.

Xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2024 tăng 15%

Hàng hóa qua Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành, Lào Cai. (Ảnh: T.Bình)
(PLVN) - Theo Tổng cục Hải quan, lũy kế trong 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu ước đạt 123,64 tỷ USD, tăng 15% (tương ứng tăng 16,12 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.

Đường dây mạch 3 chưa đảm bảo tiến độ cam kết

Đường dây mạch 3 chưa đảm bảo tiến độ cam kết
(PLVN) - Ngày 7/5 , Bộ Công Thương đã tổ chức cuộc họp giao ban trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương liên quan và chủ đầu tư để kiểm điểm tiến độ và tình hình thực hiện các dự án Đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).

Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử sau từng lần bán đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu

Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử sau từng lần bán đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu
(PLVN) -  Tổng cục Thuế vừa có Công văn 1780/TCT-DNL gửi các Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử (HĐĐT) theo từng lần bán hàng đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu (BLXD).

Thu nội địa tăng gần 11% so với cùng kỳ

Toàn ngành Thuế phấn đấu hoàn thành dự toán thu NSNN; triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tăng cường quản lý thu, chống thất thu...
(PLVN) -  Lũy kế thu ngân sách nhà nước (NSNN) do ngành Thuế quản lý trong 4 tháng đầu năm 2024 đã đạt hơn 640.000 tỷ đồng, bằng 43% so với dự toán, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2023.