Kinh nghiệm thành công của Nhật Bản trong việc giảm tỷ lệ nghiện thuốc lá điếu

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tại Hội nghị Scientific Summit lần thứ 4 vừa qua, TS. BS. Hiroya Kumamaru - chuyên gia tim mạch, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa AOI, Nhật Bản đã có những chia sẻ về kinh nghiệm của quốc gia này trong việc đưa sản phẩm thuốc lá làm nóng vào quản lý thành công, nhằm mục tiêu giảm tác hại của thuốc lá điếu.

Theo báo cáo mới nhất của ngành, sau khi thuốc lá làm nóng (TLLN) được đưa vào Nhật Bản vào năm 2014, kể từ năm 2015, lượng thuốc lá tiêu thụ tại đây đã giảm 44% trong 5 năm.

PV: Thưa ông, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đã quyết định hợp pháp hóa các sản phẩm TLLN vào thời điểm nào?

- TS. BS. Kumamaru: Tại Nhật Bản, các sản phẩm thuốc lá được quản lý bởi Bộ Tài chính, không phải bởi Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW). Vì TLLN có chứa nguyên liệu lá thuốc lá nên sản phẩm này có thể được kinh doanh một cách hợp pháp. Câu hỏi đặt ra là TLLN nên được quản lý và đánh thuế theo danh mục nào. Ban đầu, các sản phẩm này nằm trong danh mục “các sản phẩm khác” của “thuốc lá tẩu”. Một vài năm sau, Bộ Tài chính đã quyết định thành lập một danh mục mới dành riêng cho sản phẩm này.

PV: Trước, trong và sau khi hợp pháp hóa TLLN, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản cũng như các tổ chức y tế công cộng khác đã triển khai nghiên cứu nào để đo lường tác động của sản phẩm này lên người dùng? Kết luận của những nghiên cứu này là gì?

- TS. BS. Kumamaru: Tôi có thể liệt kê 4 nghiên cứu quan trọng nhất.

Thứ nhất, Viện Y tế Công cộng Quốc gia đã nghiên cứu và công bố hàm lượng nicotine trong đầu lọc thuốc lá điếu và khí hơi (aerosol) từ TLLN gần giống như hàm lượng nicotine trong thuốc lá điếu thông thường. Trong khi đó, hàm lượng nitrosamine tạo ra từ thuốc lá (TSNA) và hàm lượng CO từ TLLN lần lượt chỉ bằng 1/5 và 1/100 so với sản phẩm còn lại".

TS. BS. Hiroya Kumamaru với phần tham luận tại Scientific Summit lần 4, được tổ chức theo hình thức trực tuyến.

TS. BS. Hiroya Kumamaru với phần tham luận tại Scientific Summit lần 4, được tổ chức theo hình thức trực tuyến.

Thứ hai và thứ ba, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản và Trung tâm Ung thư Quốc gia đã tiến hành 2 nghiên cứu để xem xét hiệu ứng phơi nhiễm thụ động của TLLN. Từ đó đưa ra quy định việc sử dụng TLLN khác biệt so với việc hút thuốc lá điếu. Cụ thể, “mức phơi nhiễm với khí hơi (aerosol) từ TLLN trong một phòng kín hút thuốc ở điều kiện thông thường được đánh giá là có thể chấp nhận được. Mức này thấp hơn 3 bậc so với thuốc lá thuốc lá điếu trong cùng điều kiện”.

Thứ tư, nghiên cứu của Phòng Dịch vụ Y tế, Cục Dịch vụ Y tế, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản cũng so sánh nồng độ nicotine và các hạt vật chất (PM2.5) trong không khí ở không gian một buồng tắm nhỏ. Kết luận cho thấy, “kết quả nghiên cứu Indoor Air Quality (Chất lượng không khí phòng kín) không phản đối việc đưa TLLN vào quy định để được phép sử dụng trong nhà; tuy có sự phơi nhiễm với khí hơi (aerosol), nhưng vẫn ở mức có thể chấp nhận được, không giống như khói của thuốc lá điếu đốt cháy thông thường”.

PV: Cụ thể, các sản phẩm TLLN ở Nhật Bản đã được đưa vào quản lý như thế nào?

- TS. BS. Kumamaru: Nhật Bản có cách tiếp cận kết hợp khi quản lý sản phẩm thay thế không khói thuốc. Cụ thể, thuốc lá điện tử có chứa nicotine được Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản quản lý và được xem như một dược phẩm. Trong khi đó, TLLN được xem là một sản phẩm thuốc lá vì có các thành phần làm từ lá thuốc lá và được quản lý bởi Bộ Tài chính. Tuy nhiên, khuôn khổ quy định đối với TLLN ngày càng khác xa so với khuôn khổ quản lý thuốc lá điếu đốt cháy thông thường, vì được nới lỏng hơn rất nhiều, bao gồm từ mức thuế, nội dung nhãn cảnh báo sức khỏe hoặc quy định khu vực cấm sử dụng.

TS. BS. Hiroya Kumamaru - chuyên gia tim mạch, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa AOI, Nhật Bản.

TS. BS. Hiroya Kumamaru - chuyên gia tim mạch, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa AOI, Nhật Bản.

PV: Còn tỷ lệ thanh thiếu niên sử dụng TLLN là bao nhiêu? Các sản phẩm này có tạo ra hiệu ứng “bắc cầu” (chuyển sang hút thuốc lá điếu) không?

- TS. BS. Kumamaru: Dữ liệu nghiên cứu do Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản ủy quyền cho thấy mức độ sử dụng TLLN của thanh thiếu niên khá thấp, cả về giá trị tuyệt đối và tương đối so với thuốc lá điện tử và thuốc lá điếu thông thường.

PV: Theo ông, các sản phẩm này có đóng góp gì vào chính sách kiểm soát thuốc lá của Nhà nước?

- TS. BS. Kumamaru: Mặc dù không thể bình luận thay cho Bộ Tài chính và Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, tuy nhiên từ quan điểm của một chuyên gia chăm sóc sức khỏe, tôi nghĩ rằng các sản phẩm này đã góp phần giảm lượng thuốc lá tiêu thụ đến 44% trong vòng 5 năm.

PV: Theo ông, ở Việt Nam, khi quản lý TLLN, làm sao để đối tượng ngoài ý muốn, bao gồm cả thanh thiếu niên và người đã cai thuốc tiếp cận sản phẩm?

- TS. BS. Kumamaru: Cần có khuôn khổ quy định phù hợp để giảm thiểu việc sử dụng của những đối tượng ngoài ý muốn. Ví dụ, ở Nhật Bản, các nhà bán lẻ thuốc lá có trách nhiệm không bán sản phẩm cho trẻ vị thành niên. Họ cần kiểm tra ID để xác minh độ tuổi. Nếu vi phạm, họ sẽ bị phạt nặng. Quy định rõ như vậy cũng có thể hữu ích với trường hợp của Việt Nam.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!

Đọc thêm

Đặt đồ ăn online và nguy cơ tiềm ẩn

Còn tồn tại nhiều rủi ro liên quan đến an toàn thực phẩm khi người tiêu dùng đặt thức ăn qua ứng dụng online. (Ảnh minh họa - baochinhphu.vn)
(PLVN) - Đặt thực phẩm online qua ứng dụng đã trở thành thói quen của nhiều người, đặc biệt tại các đô thị lớn. Không thể phủ nhận rằng hình thức này mang lại nhiều tiện ích, tuy nhiên, đằng sau đó là hàng loạt những nguy cơ tiềm ẩn về chất lượng thực phẩm, sức khỏe người dùng và những vấn đề về trách nhiệm pháp lý khi sự cố xảy ra.

Bộ Công Thương phát động Chương trình nhận diện hàng Việt Nam năm 2024

Chương trình nhận diện hàng Việt Nam thường niên trên quy mô toàn quốc với tên gọi “Tinh hoa hàng Việt Nam” “Tự hào hàng Việt Nam” năm 2024 gắn với kỷ niệm 15 năm thực hiện Cuộc vận động của ngành Công Thương. (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) -  Bộ Công Thương vừa phát động Chương trình nhận diện hàng Việt Nam thường niên trên toàn quốc với tên gọi "Tinh hoa hàng Việt Nam – Tự hào hàng Việt Nam" năm 2024. Đây là sự kiện trọng điểm kỷ niệm 15 năm Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", nhằm tăng cường nhận thức, khuyến khích người tiêu dùng và doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn sản phẩm nội địa, góp phần thúc đẩy kinh tế Việt Nam trong tình hình mới.

Sắp diễn ra Ngày hội Cá tra Đồng Tháp

Sắp diễn ra Ngày hội Cá tra Đồng Tháp
(PLVN) -  Ngày hội Cá tra Đồng Tháp – năm 2024 với chủ đề “Cá tra Đồng Tháp - Hành trình xanh – Giá trị xanh” sẽ diễn ra tại TP Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp) trong 2 ngày 16-17/11.

Thương hiệu mỹ phẩm Việt nuôi dưỡng 'vẻ đẹp của sự tử tế'

Sản phẩm nước sen Hậu Giang của Cocoon đạt chứng nhận Fair for life - Cam kết đồng hành phát triển bền vững cùng người nông dân.

(PLVN) - Tự hào là thương hiệu mỹ phẩm tiên phong 100% thuần chay từ thực vật Việt Nam, không có nguồn gốc từ động vật, không thử nghiệm trên động vật... Cocoon không chỉ mang đến tay người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng mà còn không ngừng thể hiện trách nhiệm xã hội, hướng đến một tương lai xanh bằng những việc làm thiết thực.

Hoàng Anh Gia Lai đưa các sản phẩm Nông nghiệp sạch vào chuỗi Siêu thị Kingfoodmart

Ông Đoàn Nguyên Đức – Chủ tịch Tập đoàn HAGL phát biểu tại buổi lễ.
(PLVN) -  Sáng ngày 2/11/2024, tại Khách sạn Rex (TP HCM), Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) và Công ty Cổ phần King Food Market (Siêu thị Kingfoodmart) tổ chức Lễ ký kết hợp tác chiến lược phân phối sản phẩm, nhằm đưa các sản phẩm nông nghiệp sạch, chất lượng cao của HAGL vào hệ thống siêu thị Kingfoodmart nhằm phục vụ người tiêu dùng trong nước.

Tơ lụa – Đẳng cấp tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ Việt Nam

Bền bỉ và dẻo dai, lụa tơ tằm Việt Nam luôn có chỗ đứng trong dòng chảy lịch sử dân tộc. (Ảnh internet).
(PLVN) -  Từ lâu, tơ lụa đã khắc sâu vào tâm thức người Việt như biểu tượng của sự thanh lịch, duyên dáng và cao quý. Không chỉ là một loại vải cao cấp, tơ lụa còn gắn liền với những giá trị văn hóa và nghệ thuật lâu đời, tôn vinh vẻ đẹp dịu dàng, tinh tế của người phụ nữ Việt qua từng thời kỳ lịch sử.

Loạt sản phẩm “Yoho Mekabu Fucoidan” chưa được cấp phép vẫn bán tràn lan trên các sàn thương mại điện tử

Loạt sản phẩm “Yoho Mekabu Fucoidan” chưa được cấp phép vẫn bán tràn lan trên các sàn thương mại điện tử
(PLVN) -  Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế mới đây thông tin về một số sản phẩm có tên gọi “Yoho Mekabu Fucoidan” thuộc nhóm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ nhưng chưa được cấp Giấy tiếp nhận đăng ký công bố sản phẩm, chưa được phép lưu thông trên thị trường. Tuy nhiên, các sản phẩm hiện đang được quảng cáo và  rao bán trên một số sàn thương mại điện tử. 

Lập kỷ lục xuất khẩu thủy sản hơn 1 tỷ USD trong 1 tháng

Xuất khẩu thuỷ sản trong tháng 10/2024 đạt trên 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2023. (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) - Tháng 10/2024, xuất khẩu (XK) thủy sản Việt Nam ước đạt trên 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm trước. Đây là lần đầu tiên sau 27 tháng (kể từ tháng 6/2022), XK thủy sản theo tháng trở lại mốc 1 tỷ USD, đánh dấu bước phục hồi quan trọng cho các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam.

Hệ quả khôn lường khi trẻ nhỏ bị 'lậm' AI

AI cung cấp các tính năng học tập, giải trí vượt trội cho trẻ em, nhưng đồng thời nó cũng tiềm ẩn nhiều hậu quả khó lường. (Nguồn: Christian Moro)
(PLVN) - Trong xã hội hiện đại, khi công nghệ ngày càng phát triển, trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực trong học tập, giải trí và giao tiếp cho mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, đằng sau những lợi ích, tồn tại những cạm bẫy nguy hiểm, đặc biệt đối với trẻ nhỏ, nhất là khi gia đình lơ là trong giám sát, khiến trẻ "lậm" (say mê quá mức - PV) AI.