Khuyến khích nam, nữ kết hôn và sinh con sớm: Trước khi phản đối, hãy lắng nghe...

Việc kết hôn và sinh con muộn gây ra nhiều hệ lụy cho xã hội. Ảnh minh họa. Nguồn Internet.
Việc kết hôn và sinh con muộn gây ra nhiều hệ lụy cho xã hội. Ảnh minh họa. Nguồn Internet.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Thời gian vừa qua, thông tin “khuyến khích nam, nữ kết hôn trước 30 tuổi, không kết hôn muộn và sớm sinh con, phụ nữ sinh con thứ 2 trước 35 tuổi” nhận được nhiều ý kiến phản đối của những người trẻ. Lý do bởi nhu cầu tận hưởng cuộc sống của nhóm người trẻ rất cao và vì thế nhiều nam, nữ và cặp vợ chồng đã, đang trì hoãn việc kết hôn, có con để tận hưởng cuộc sống.

Thực ra việc “khuyến khích nam, nữ kết hôn trước 30 tuổi, không kết hôn muộn và sớm sinh con, phụ nữ sinh con thứ 2 trước 35 tuổi” không phải là thông tin mới. Đây chính là nội dung của Quyết định số 588/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030” được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành vào ngày 28/4/2020 với mục tiêu duy trì vững chắc mức sinh thay thế trên toàn quốc, bảo đảm phát triển nhanh, bền vững đất nước.

Ngay từ khi Quyết định 588 ban hành, nội dung khuyến khích nam, nữ kết hôn trước 30 tuổi, phụ nữ sinh con thứ hai trước 35 tuổi đã thu hút được sự quan tâm rất lớn của dư luận, nhất là người trẻ và hàng năm vào các dịp tháng 7 và tháng 12 có dịp Ngày Dân số thế giới và Ngày Dân số Việt Nam thì thông tin lại trở nên nóng hổi.

Nhiều địa phương mức sinh không chỉ giảm mà còn giảm sâu

Mới đây, ngày 10/11/2023, Hội Phụ sản Việt Nam phối hợp với Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), Bộ Y tế và Công ty TNHH Merck Healthcare tổ chức Hội thảo “Mức sinh thấp tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” lại một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động về sự sụt giảm mức sinh tại Việt Nam và thông điệp khuyến khích nam, nữ kết hôn và sinh con sớm trước độ tuổi 30 và 35.

Theo đó, ThS.BS. Mai Trung Sơn - Phó Vụ trưởng Vụ Quy mô DS- KHHGĐ, Tổng cục DS-KHHGĐ cho biết, Việt Nam đang ở giai đoạn chuyển từ mức sinh cao sang mức sinh thấp, từ mô hình sinh sớm sang mô hình sinh muộn, từ mức chết cao sang mức chết thấp, từ cơ cấu “dân số trẻ” sang giai đoạn “già hoá dân số” và chuyển sang “dân số già”...

Theo Tổng cục Thống kê, năm 2021 mức sinh cao chiếm 42% dân số (33 tỉnh/thành phố) tập trung tại các vùng phía Bắc, mức sinh thông thường chiếm 19% dân số (9 tỉnh/thành phố) và mức sinh thấp chiếm đến 39% dân số (21 tỉnh/thành phố). Mức sinh toàn bộ các tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ (trừ Bình Phước) và vùng Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ giảm mà còn giảm sâu, có mức sinh thực tế đều dưới mức sinh thay thế. Trong đó một số tỉnh, thành phố có mức sinh rất thấp tới 1,48 con. Nếu dưới 1,3 sẽ không có khả năng khôi phục mức sinh thay thế.

Cũng theo ông Sơn, Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 nhấn mạnh mục tiêu: “Duy trì vững chắc mức sinh thay thế, giảm chênh lệch mức sinh giữa các vùng, đối tượng”. Đây là những định hướng chính sách về dân số rất kịp thời nhằm cải thiện mức sinh thấp tại một số vùng, tỉnh, thành phố, đặc biệt là nơi xuất hiện xu hướng mức sinh thấp. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ cho vùng mức sinh thấp đó là: Tập trung tuyên truyền vào lợi ích của việc sinh đủ 2 con; Các yếu tố bất lợi của việc kết hôn, sinh con quá muộn, sinh ít con đối với phát triển kinh tế - xã hội, đối với gia đình và chăm sóc bố, mẹ khi về già; Tập trung vận động nam, nữ thanh niên không kết hôn muộn, không sinh con muộn, mỗi cặp vợ chồng sinh đủ 2 con và nuôi dạy con tốt…

Cùng với đó, tổ chức thí điểm và từng bước mở rộng các biện pháp hỗ trợ các cặp vợ chồng sinh đủ 2 con ở vùng mức sinh thấp. Một số nội dung hỗ trợ, khuyến khích cần thí điểm như: Khuyến khích nam, nữ kết hôn trước 30 tuổi, không kết hôn muộn và sớm sinh con, phụ nữ sinh con thứ 2 trước 35 tuổi; Xây dựng môi trường, cộng đồng phù hợp với các gia đình nuôi con nhỏ; Hỗ trợ phụ nữ khi mang thai, sinh con; Hỗ trợ, khuyến khích các cặp vợ chồng sinh đủ 2 con… Để đạt được điều này, theo BS Mai Trung Sơn, đòi hỏi phải có chính sách, chiến lược hỗ trợ trong thời gian tới.

Kết hôn muộn, sinh con muộn, thì sao?

Tỷ lệ sinh thấp, thiếu hụt nhân lực lao động, dân số già kéo theo nhiều hệ lụy xã hội.

Tỷ lệ sinh thấp, thiếu hụt nhân lực lao động, dân số già kéo theo nhiều hệ lụy xã hội.

Theo Tổng cục Thống kê, độ tuổi kết hôn trung bình của người Việt đã tăng liên tục trong những thập kỷ qua. Từ mốc 24,4 tuổi năm 1989 lên 27,9 vào năm 2020. Cá biệt, một số thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh, độ tuổi kết hôn trung bình của nam giới đã xấp xỉ 30.

Từ góc nhìn của xã hội học, việc kết hôn và sinh con muộn gây ra nhiều hệ lụy cho xã hội. Trả lời truyền thông, Tiến sĩ tâm lý học Nguyễn Tuấn Anh - Viện Nghiên cứu thanh niên cho biết, theo quan niệm truyền thống, nam nữ đến tuổi trưởng thành phải dựng vợ, gả chồng. Và khi đã lập gia đình thì phải sinh con. Bởi mục tiêu của các gia đình, nhất là trong nền văn hóa phương Đông thì việc sinh con là tất yếu, để duy trì nòi giống, nối dõi tông đường, có người thờ phụng.

Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại thì tư tưởng, quan niệm truyền thống dường như ít chi phối đến suy nghĩ, hành động của người trẻ. Vì thế, các cặp vợ chồng không hướng đến mục tiêu kết hôn, sinh con chỉ để duy trì nòi giống hay nhằm thỏa mãn yêu cầu, kỳ vọng từ phía cha mẹ, dòng họ. Mặt khác, áp lực cơm, áo, gạo, tiền... ngày càng tăng thì dường như việc sinh con vô tình trở thành gánh nặng cho các cặp vợ chồng. Khi chưa chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sẵn sàng cho cuộc sống có con thì các cặp vợ chồng sẽ không vội vàng sinh con.

Bên cạnh nguyên nhân trì hoãn kết hôn, trì hoãn sinh con để tận hưởng cuộc sống của một bộ phận người trẻ thì chuyện kết hôn với nam giới tại Việt Nam lại càng khó khăn hơn do tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. Với tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh như hiện nay và tư tưởng trọng nam, khinh nữ vẫn còn tồn tại, thì dự kiến, chúng ta sẽ có 1,5 triệu nam giới bị dư thừa do không có đôi vào năm 2034 và tới năm 2050, sẽ có tới hơn 4 triệu nam giới phải đối diện nguy cơ không lấy được vợ.

Về những ảnh hưởng của xu hướng kết hôn và sinh con muộn có thể xảy đến với bản thân các cặp vợ chồng và tác động đến cơ cấu dân số xã hội, theo ông Nguyễn Tuấn Anh, khi tỷ lệ sinh thấp, quá trình già hóa dân số diễn ra với tốc độ nhanh hơn và tạo gánh nặng về phúc lợi xã hội. Việc con quá nhỏ trong khi bố mẹ đã lớn tuổi cũng gây ra áp lực cho mỗi gia đình trong cả việc chăm sóc con cũng như chăm sóc người cao tuổi. Đặc biệt trong bối cảnh các gia đình sinh ít con mà các cặp vợ chồng lại trì hoãn việc sinh con thì sẽ gây áp lực rất lớn, gây ra tình trạng thiếu hụt lực lượng lao động trầm trọng, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế đất nước...

Từ góc độ của ngành Y, trên website Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, bác sĩ Nguyễn Thị Sim - Phó Giám đốc Trung tâm Sàng lọc, Chẩn đoán trước sinh và Sơ sinh cho biết, việc khuyến khích kết hôn trước 30 tuổi và sớm sinh con là hoàn toàn có căn cứ khoa học, đem lại nhiều lợi ích về sức khỏe cũng như tinh thần cho các cặp vợ chồng, góp phần nâng cao chất lượng dân số và hạnh phúc của mỗi gia đình.

Lý giải về nguyên nhân cần kết hôn trước 30 tuổi và sớm sinh con, bác sĩ Sim cho biết, khả năng sinh sản của cả nam và nữ đều suy giảm theo độ tuổi. Ở nữ giới, số lượng và chất lượng trứng sẽ giảm dần theo thời gian, khiến việc thụ thai sau tuổi 35 sẽ khó có thai tự nhiên hơn rất nhiều. Khoảng 80% các cặp vợ chồng sẽ có thai sau 6 tháng quan hệ thường xuyên. Khả năng này sẽ giảm một nửa ở tuổi gần 40 so với những phụ nữ ở độ tuổi đôi mươi.

Còn ở nam giới, mặc dù tinh trùng được tái tạo liên tục nhưng khả năng sinh sản cũng suy giảm theo độ tuổi. Lượng tinh dịch, số lượng tinh trùng và khả năng vận động của tinh trùng, khả năng quan hệ tình dục cũng bị ảnh hưởng khi tuổi càng cao, đặc biệt với những người thường xuyên chịu áp lực công việc cao hay sử dụng chất kích thích. Ngoài ra, nếu nam giới sinh con ở độ tuổi trên 45 thì thai nhi có nguy cơ bị sẩy và các bất thường liên quan đến di truyền ở trẻ sinh ra rất cao...

Phát triển không bền vững về con người - một thách thức hàng đầu

Tại Hội thảo ngày 10/11 vừa qua, theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương, dự báo tình trạng thiếu lao động do việc kết hôn muộn, thậm chí là ngại kết hôn, ngại sinh con sẽ phổ biến trên toàn thế giới sau năm 2055, ảnh hưởng đến phát triển không bền vững về con người, một thách thức hàng đầu của nhân loại trong thế kỷ XXI. Các quốc gia đang rơi vào tình trạng này đều đang tìm mọi cách để khắc phục.

Đơn cử như tại Hàn Quốc, một trong những nơi có tỉ lệ sinh thấp nhất thế giới, đang hỗ trợ 2 triệu Won cho mỗi trẻ em chào đời tại Thủ đô Seoul và đang đề xuất cho phép mỗi cặp vợ chồng hưởng chế độ thai sản kéo dài 18 tháng thay vì 12 tháng như hiện nay. Đây là nỗ lực thay đổi về mặt chính sách trong bối cảnh có tới 3/4 phụ nữ trong độ tuổi 20 - 40 tại nước này coi việc kết hôn là không cần thiết. Tại Nhật Bản, trước thực trạng tỷ lệ sinh thấp, chủ yếu là do xu hướng kết hôn muộn hoặc không kết hôn, việc tăng cường chương trình hỗ trợ, khuyến khích người dân kết hôn cũng là lựa chọn bắt buộc. Từ tháng 4/2021, các cặp đôi mới kết hôn ở Nhật Bản có thể được nhận khoản trợ cấp tới 600.000 Yên (khoảng 5.700 USD), tất nhiên còn tùy thuộc vào các điều kiện cụ thể kèm theo...

Đọc thêm

Trở thành một phụ nữ đúng nghĩa

Ảnh minh họa. (Nguồn: TCNDN)
(PLVN) - Trong xã hội Việt Nam hiện nay dường như đã có sự chia phe của hai kiểu mẫu phụ nữ: kiểu mẫu “người mẹ” và kiểu mẫu “người tình”. Hai phe này thậm chí còn luôn chê trách, dè bỉu lối sống của nhau. Cách phân chia như vậy hình thành từ rất lâu đời, không phải chỉ ở Việt Nam mà còn ở trên thế giới. Việc phân chia này là không tự nhiên và đến từ sự phân công lao động trong xã hội phụ hệ.

Pháp luật - Nền tảng thúc đẩy văn hóa bình đẳng giới

Các chính sách và chương trình như Đề án 1898 đã giúp nâng cao vai trò và vị thế của phụ nữ dân tộc thiểu số trong các lĩnh vực xã hội. (Ảnh: dangcongsan.vn)
(PLVN) - Bình đẳng giới là một trong những mục tiêu quan trọng trong quá trình phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, pháp luật đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng văn hóa ứng xử về bình đẳng giới, hướng tới thu hẹp và xóa bỏ khoảng cách giới trong xã hội.

Văn hóa ứng xử trong bối cảnh chuyển đổi số: Làm gì để khoảng cách giới không bị nới rộng?

Phụ nữ đang đối mặt với nguy cơ cao hơn về bạo lực giới trong môi trường số. (Ảnh trong bài: AI)
(PLVN) - Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ đang mở ra những cơ hội to lớn để thúc đẩy bình đẳng giới, đồng thời cũng mang lại những thách thức nhất định, trong đó có nguy cơ mở rộng khoảng cách giới nếu không có những giải pháp phù hợp. Trong bối cảnh này, văn hóa ứng xử giữ vai trò quan trọng, không chỉ giúp thu hẹp khoảng cách giới mà còn tạo nên một môi trường số an toàn, công bằng và văn minh hơn.

Bất bình đẳng giới 'ẩn' trong tiềm thức

Gia đình Tiktok Pam yêu ơi được tuyên dương tại Chương trình Gia đình trẻ hạnh phúc 2024. (Ảnh: Đ.H)
(PLVN) - Ở Việt Nam, phụ nữ có hai ngày để được tôn vinh, chưa kể các ngày Lễ Tình yêu, Noel…, tới mức nhiều người có cảm giác xa lạ với định kiến giới. Thế nhưng, bất bình đẳng giới dường như vẫn ẩn sâu trong tiềm thức, văn hóa của người Việt, rằng “đàn ông nông nổi giếng khơi, đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu”…

Văn hóa ứng xử bình đẳng giới vẫn chưa được coi trọng

Áp lực cuộc sống khiến một số phụ nữ bị trầm cảm. (Ảnh: Hồng Ngọc)
(PLVN) - Cuộc sống hiện đại với những khía cạnh của văn hóa ứng xử bình đẳng giới vẫn không được coi trọng từ công việc, mối quan hệ trong gia đình, xã hội, thậm chí ngay trong chính bản thân mỗi người. Những cú sốc, sự thất bại hoặc môi trường tâm lý không thuận lợi khiến nhiều phụ nữ chịu tác động của những sang chấn tâm lý gây trầm cảm.

Khi bình đẳng giới là một tiêu chí văn hóa

Tọa đàm và giới thiệu sách Bình đẳng giới tại nơi làm việc. (Nguồn: NXBPN)
(PLVN) - Trong cuộc sống đời thường, văn hóa thường được dùng với nghĩa một đánh giá tổng hòa về trình độ học thức, lối sống, hành xử của một cá nhân như trong các cụm từ thường gặp: “người có văn hóa”; “hành xử có văn hóa”… Từ đó có thể nhận định, đề cao sự bình đẳng giới trong ứng xử cũng là một phần của văn hóa ứng xử hướng tới sự chuyên nghiệp, văn minh và có tính nhân văn cao giữa cá nhân với cá nhân cũng như trong cộng đồng, xã hội.

Ngành giáo dục việt nam: Mang tinh thần của một dân tộc, càng áp lực càng nỗ lực

Thủ tướng Phạm Minh Chính trò chuyện, động viên các thầy cô giáo. (Ảnh: MOET)
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, kỷ nguyên xây dựng đất nước giàu mạnh và thịnh vượng thì giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu. Sự nghiệp giáo dục nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, để giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực châu Á vào năm 2030 và đạt trình độ tiên tiến của thế giới vào năm 2045.

Hành động vì khí hậu sau COP29: Hành trình mới và cam kết mạnh mẽ

COP29 đánh dấu một cột mốc quan trọng với việc thông qua khuôn khổ thị trường carbon toàn cầu. (Ảnh: UNFCCC)
(PLVN) - Hội nghị lần thứ 29 của các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) tại Baku (Azerbaijan) đã đánh dấu một cột mốc quan trọng với việc thông qua Khuôn khổ thị trường carbon toàn cầu. Đây được coi là một thành tựu đáng kể, mở ra cơ hội cho việc giảm phát thải khí nhà kính hiệu quả hơn về mặt chi phí. Tuy nhiên, bên cạnh những hứa hẹn, thị trường carbon toàn cầu cũng đối mặt với nhiều thách thức cần được giải quyết để bảo đảm tính hiệu quả và công bằng.

Tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 2 trong vụ xe rác rơi xuống sông

Cả 2 nạn nhân mất tích trong vụ xe rác lao xuống sông đều đã được tìm thấy.

(PLVN) -  Sáng 23/11, thông tin từ lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế, sau một thời gian nỗ lực tìm kiếm, đã tìm thấy cả 2 thi thể nạn nhân mất tích sau khi xe chở rác bất ngờ húc gãy lan can cầu treo Bình Thành, lao xuống sông Hữu Trạch (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà).

Cháy lớn tại công ty sản xuất đồ gỗ ở Bình Dương

Cháy lớn tại công ty sản xuất đồ gỗ ở Bình Dương
(PLVN) - Đến 13 giờ ngày 23/11, lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn (PCCC&CHCN) tỉnh Bình Dương và lực lượng chức năng TP Bến Cát đã cơ bản khống chế được đám cháy tại Công ty Công ty Trách nhiệm hữu hạn Mori Shige (địa chỉ 225E ĐT 744, khu phố Lồ Ô, phường An Tây, TP Bến Cát , tỉnh Bình Dương).

Xuất hiện băng tuyết trên đỉnh Fansipan

Xuất hiện băng tuyết trên đỉnh Fansipan
(PLVN) -  Sáng sớm ngày 23/11, do ảnh hưởng của lưỡi áp thấp lục địa, khu vực đỉnh Fansipan, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai, nhiệt độ xuống rất thấp, xuất hiện lớp băng mỏng.