Khuyến cáo đặc biệt với thí sinh nộp hồ sơ vào trường công an

Ông Hoàng Quốc Hùng
Ông Hoàng Quốc Hùng
(PLO) - "Đối với thí sinh, đặc biệt là những thí sinh ứng thi vào các trường thuộc ngành Công an, tôi mong muốn một lần nữa thí sinh cần hỏi rõ các thân nhân của mình. Hãy vào trang web của Trung tâm LLTP quốc gia tại Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp để tìm hiểu kỹ các thủ tục hướng dẫn, nắm bắt được số điện thoại hỗ trợ", ông Hoàng Quốc Hùng, Giám đốc Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Bộ Tư pháp khuyến cáo.

Đầu mùa thi, ông đã từng lưu ý các thí sinh trên phương tiện truyền thông về vấn đề hồ sơ thi tuyển, nhất là các thí sinh thi vào trường Công an. Tuy nhiên, các trường hợp điểm cao nhưng không đỗ vì chuyện án tích vẫn diễn ra. Theo ông, vấn đề liên quan đến Lý lịch tư pháp ở đây là gì?

- Đến mùa thi nào, thí sinh cũng rất lo lắng về hồ sơ thi tuyển, nhất là các thí sinh thi tuyển vào các trường thuộc ngành Công an. Thí sinh dự thi các trường thuộc ngành Công an cần căn cứ vào các quy định của ngành Công an và một số quy định về lý lịch tư pháp (LLTP) liên quan đến quy định của ngành Công an.

Đối với các quy định của ngành Công an, thí sinh cần lưu ý Thông tư số 53/2012/TT-BCA ngày 15/8/2012 của Bộ Công an quy định tiêu chuẩn chính trị của cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân. Các trường hợp tuyển mới cũng được áp dụng theo Thông tư này.

Theo đó, có một nội dung quan trọng liên quan chặt chẽ đến LLTP là đối với các trường hợp bản thân hoặc thân nhân bị Tòa tuyên phạt dưới 3 năm tù hoặc cho hưởng án treo và đã được xóa án tích, trừ trường hợp phạm các tội như xâm phạm an ninh quốc gia, tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự con người, các tội xâm phạm sở hữu, tội phạm ma túy... đã được quy định trong Bộ luật Hình sự. Nếu hiện thân nhân chấp hành tốt chủ trương, pháp luật của Nhà nước thì Công an các địa phương báo cáo về Tổng cục Chính trị để xem xét, kết luận.

Một vấn đề đặt ra là làm thế nào để thí sinh có đủ thông tin khai hồ sơ thi tuyển một cách trung thực, đầy đủ, chính xác, toàn diện thì tôi cho rằng, mỗi thí sinh trước khi khai sơ yếu lý lịch phải xem xét chính bản thân mình và hỏi rõ các thân nhân của mình, những người được khai trong hồ sơ lý lịch tuyển sinh, rằng họ có từng bị Công an bắt, lăn tay, lập danh chỉ bản hay chưa?

Nếu đã bị Công an bắt giữ, lăn tay, lập danh chỉ bản thì phải yêu cầu người đó trực tiếp đến Sở Tư pháp nơi cư trú để xin cấp Phiếu LLTP số 2. Phiếu này sẽ đáp ứng đầy đủ, chính xác các thông tin cho thí sinh khai sơ yếu lý lịch của mình. Sau khi có Phiếu LLTP số 2 thì thí sinh mới có đầy đủ thông tin để khai lý lịch tuyển sinh theo yêu cầu của Bộ Công an.

Trong trường hợp thí sinh đã khai đầy đủ thông tin theo Phiếu LLTP số 2, đã được Ban Tuyển sinh chấp thuận hồ sơ để cho thí sinh thi tuyển vào ngành Công an và sau khi có kết quả thi đạt yêu cầu thì sẽ hết sức thuận lợi trong việc xem xét trúng tuyển các trường thuộc ngành Công an theo nguyện vọng của thí sinh.

Do đó, trường hợp của cháu Nguyễn Thị Như Quỳnh ở Chi Lăng, Lạng Sơn; Trần Hương Ly ở thành phố Vinh, Nghệ An và các trường hợp tương tự nếu thực hiện đủ các nội dung nêu trên thì tôi hy vọng Bộ Công an sẽ xem xét lại để thu hút được nhân tài, những người có tâm huyết cống hiến cho ngành Công an được vào ngành Công an. 

Với ngành Công an và một số ngành khác, quy định lý lịch “sạch” là do đặc thù, nhưng cũng có ý kiến cho rằng, khi đã được xóa án tích thì coi như chưa bị kết án, vậy tại sao lại nặng chuyện đã có án tích, quan điểm của ông về vấn đề này?

- Điều 63 Bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định: “Người được xoá án tích coi như chưa bị kết án”. Vì vậy, một người đã từng bị kết án nhưng đã được xóa án tích thì không bị phân biệt khi tham gia vào các hoạt động xã hội. 

Đó là chính sách hình sự mang đậm tính nhân văn của pháp luật Việt Nam. Qua theo dõi hệ thống văn bản pháp luật của ngành Công an và một số ngành đặc thù, việc thi tuyển của các ngành này đồng thời chính là việc tuyển dụng, vì vậy, việc thi tuyển được tiến hành theo thủ tục đặc thù riêng của ngành, các thí sinh thi tuyển vào các ngành này cần tìm hiểu kỹ điều kiện, tiêu chuẩn để tránh các trường hợp đáng tiếc không đủ tiêu chuẩn khi đạt điểm cao.

Đối với thí sinh, đặc biệt là những thí sinh ứng thi vào các trường thuộc ngành Công an, tôi mong muốn một lần nữa thí sinh cần chủ động hỏi rõ các thân nhân của mình. Các thí sinh hãy lưu ý vào trang web của Trung tâm LLTP quốc gia tại Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp để tìm hiểu kỹ các thủ tục hướng dẫn, nắm bắt được số điện thoại hỗ trợ. Về phía Trung tâm LLTP quốc gia, chúng tôi sẵn sàng lắng nghe tất cả vướng mắc của thí sinh, đồng thời cam kết sẽ chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời các đơn vị cấp Phiếu LLTP thuộc 63 Sở Tư pháp. Trung tâm LLTP quốc gia - Bộ Tư pháp sẽ luôn đồng hành với các thí sinh.

Thưa ông, hiện có rất nhiều cơ quan yêu cầu người dân khi nộp hồ sơ phải có Phiếu LLTP số 2, việc này ảnh hưởng thế nào đến bí mật đời tư của cá nhân? Việc người yêu cầu cấp Phiếu LLTP số 2 không được ủy quyền cho người khác, kể cả người thân yêu cầu cấp Phiếu có làm khó cho người dân không?

- Theo quy định của pháp luật về LLTP, hiện nay, việc cấp Phiếu LLTP số 2 chỉ cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng để phục vụ hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và cấp cho cá nhân để biết về LLTP của mình. Tuy nhiên, một số cơ quan doanh nghiệp lợi dụng quyền được yêu cầu cấp Phiếu số 2 của công dân để yêu cầu công dân xuất trình Phiếu LLTP số 2 khi làm thủ tục liên quan. 

Đối với vấn đề này, Bộ Tư pháp đã phối hợp với Bộ Ngoại giao làm việc với các cơ quan đại điện của các nước và đã yêu cầu các cơ quan này dừng việc yêu cầu công dân Việt Nam xuất trình Phiếu số 2 khi làm thủ tục có liên quan, vì vậy, thời gian qua, tình trạng các cơ quan nước ngoài yêu cầu công dân Việt Nam xuất trình Phiếu LLTP số 2 đã giảm. Tuy nhiên, một số nước vẫn giữ lập trường yêu cầu xuất trình Phiếu số 2 vì họ cho rằng đó là chủ quyền của họ. 

Việc các cơ quan, doanh nghiệp yêu cầu công dân cung cấp Phiếu số LLTP số 2 khi làm thủ tục có liên quan xâm phạm đến bí mật đời tư của công dân được pháp luật Việt Nam bảo vệ. Vì thế, chúng tôi đang tiến hành dự thảo Luật LLTP sửa đổi bổ sung theo hướng chỉ cấp Phiếu LLTP số 2 cho cơ quan tố tụng, không cấp Phiếu LLTP số 2 cho cá nhân, quy định chặt chẽ hơn về đối tượng được quyền yêu cầu cấp Phiếu LLTP số 2, quy định chặt chẽ hơn về hình thức của Phiếu LLTP số 2 để chấm dứt tình trạng lạm dụng Phiếu LLTP số 2 làm phương hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.

Về thủ tục xin cấp Phiếu LLTP số 2 là một thủ tục rất chặt chẽ nhằm đảm bảo giữ bí mật cá nhân được pháp luật bảo vệ, do đó, Luật LLTP quy định không được ủy quyền cho người khác xin cấp Phiếu LLTP số 2 mà người có yêu cầu phải trực tiếp đến làm thủ tục xin cấp Phiếu LLTP số 2. Để cải cách hành chính và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân khi xin cấp Phiếu LLTP số 2 thì thời gian vừa qua Trung tâm và các Sở Tư pháp đã triển khai Quyết định số 19/QĐ-TTg ngày 08/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thí điểm cấp Phiếu LLTP qua dịch vụ bưu chính, đăng ký cấp Phiếu LLTP trực tuyến. Theo đó, người dân có thể gửi hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu LLTP số 2 qua đường bưu điện và nhận kết quả qua bưu điện.

Theo đánh giá của 32/53 Sở Tư pháp triển khai Đề án 19, việc thực hiện các phương thức cấp Phiếu trên đã phần nào giúp tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí đi lại của người dân. Đặc biệt là đối với người nước ngoài yêu cầu cấp Phiếu LLTP để xin cấp phép lao động hay đầu tư vốn vào Việt Nam mở rộng sản xuất, kinh doanh.

Trân trọng cảm ơn ông!

Đọc thêm

Cải cách thể chế: Đóng góp thiết thực vào sự phát triển kinh tế - xã hội

Năm 2023 là năm thứ 12 liên tiếp Bộ Nội vụ phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan triển khai xác định, công bố Chỉ số cải cách hành chính của các Bộ, các tỉnh. (Nguồn ảnh: Chinhphu.vn).
(PLVN) - Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính (CCHC) Khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ - đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2023 (SIPAS) và Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 (PAR INDEX) của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương do Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức sáng 17/4.

Tổng duyệt diễu binh kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khối Quân kỳ do Trung tướng Nguyễn Trọng Bình, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam chỉ huy.
(PLVN) - Hôm qua (17/4), tại Trung tâm Huấn luyện quân sự quốc gia 4 (Hà Nội), Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì tổng duyệt diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP).

Hội đồng nhân dân các TP trực thuộc trung ương: Phát huy tốt vai trò giám sát trong thực hiện thí điểm chính quyền đô thị

Quang cảnh một kỳ họp của HĐND TP Hà Nội. (Ảnh laodongthudo.vn)
(PLVN) - Thực hiện thí điểm chính quyền đô thị tại một số TP trực thuộc Trung ương là chủ trương đúng đắn, góp phần khắc phục hạn chế, bất cập trong quản lý, điều hành trước đây, khai thác lợi thế để đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới. Trong điều kiện thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị, HĐND, đại biểu HĐND các địa phương này đã phát huy tốt vai trò giám sát của cơ quan dân cử, bảo đảm cho hoạt động quản lý nhà nước ở địa phương đạt hiệu quả, minh bạch và trung thực.

Bộ trưởng Bộ Công an viếng nghĩa trang liệt sĩ Đồi 82

Đại tướng Tô Lâm dâng hương tưởng niệm, tri ân các anh hùng liệt sĩ. (Ảnh: Dũng Tiến)
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 17/4, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an đã dẫn đầu Đoàn công tác đến viếng nghĩa trang liệt sĩ Đồi 82 và dâng hương tại Khu di tích lịch sử Ban An ninh Trung ương Cục miền Nam.

Dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên: Rà soát để đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống pháp luật

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Ngày 17/4, cho ý kiến về dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị các cơ quan tiếp tục rà soát các luật có liên quan để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, trong đó có Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, các luật khác trong lĩnh vực tư pháp.

Thủ tướng: Không bao giờ quên những người làm nên 'cột mốc vàng' lịch sử Điện Biên Phủ

Thủ tướng: Không bao giờ quên những người làm nên 'cột mốc vàng' lịch sử Điện Biên Phủ
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, chúng ta không bao giờ quên các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ "dù bom đạn xương tan, thịt nát/Không sờn lòng, không tiếc tuổi xuân" để góp phần làm nên chiến thắng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", "một dấu mốc bằng vàng chói lọi" trong lịch sử, sau 70 năm vẫn luôn là động lực mạnh mẽ, tiếp thêm sức mạnh to lớn, niềm tin vững chắc cho toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân ta.

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Tên của các anh, các chị đã thành tên non sông, đất nước

Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến phát biểu tại Chương trình. Ảnh: Quang Vinh.
(PLVN) -Sau 70 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ, vẫn còn nhiều liệt sỹ chưa xác định được thông tin, danh tính. Máu xương của các anh, các chị đã hóa vào lòng đất thiêng Tây Bắc, Điện Biên để hôm nay đất nước nở hoa độc lập, kết trái tự do; Nhân dân được sống trong hòa bình, ấm no, hạnh phúc.

Tạo bước thay đổi căn bản trong quản lý, phát huy giá trị di sản văn hóa

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 17/4, tiếp tục chương trình làm việc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Khẳng định dự án Luật đủ điều kiện trình QH tại Kỳ họp thứ 7 tới, Chủ tịch QH Vương Đình Huệ kỳ vọng dự án Luật khi được thông qua sẽ tạo bước thay đổi căn bản trong quản lý, phát huy giá trị di sản văn hóa.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm, tặng quà gia đình chính sách TP Điện Biên Phủ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác thăm khu di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ.
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), ngày 16/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Đoàn công tác Trung ương đã đến dâng hương tại Khu tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp và tặng quà các gia đình chính sách trên địa bàn xã Mường Phăng và xã Pá Khoang (TP Điện Biên Phủ).

Đảm bảo tính chặt chẽ khi cải cách hoạt động quản lý dược

Bộ trưởng Đào Hồng Lan trình bày tờ trình tại phiên họp.
(PLVN) -  Chiều 16/4, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, các đại biểu cho rằng việc cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động quản lý dược cần gắn với cơ chế, điều kiện bảo đảm thực hiện hậu kiểm, đảm bảo kiểm soát được chất lượng thuốc được lưu hành, nhất là việc cắt giảm thủ tục liên quan đến quảng cáo thuốc.