Không có vùng cấm trong dân chủ

Không có vùng cấm trong dân chủ
(PLO) - Đó là ý kiến được đưa ra tại buổi tọa đàm góp ý Dự thảo văn kiện Đại hội Đảng lần thứ 12 với chủ đề “Phát huy dân chủ trong thời kỳ internet; giám sát và phản biện xã hội; đấu tranh phòng, chống tham nhũng” được tổ chức hôm qua (26/10).
Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân chủ trì buổi tọa đàm do Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Thanh tra Chính phủ tổ chức. 
Phát triển kinh tế thị trường phải dân chủ hóa đời sống kinh tế 
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân khẳng định, trong lịch sử phát triển loài người, dù trải qua thời kỳ nào thì dân chủ luôn là xu hướng, là quy luật. Với mỗi quốc gia, từng khu vực có sự phát huy dân chủ khác nhau, nhưng trong thời đại hiện nay, với xu thế hội nhập toàn cầu thì phát triển dân chủ là điều tất yếu. Ông Nhân khẳng định, phát huy dân chủ tức là “nghe nhân dân nói, nói cho nhân dân nghe và làm cho nhân dân tin”, từ đó mới có sự đồng thuận trong nhân dân. 
Trong tình hình hiện nay, điều đáng quan tâm nhất là thái độ đối với dân chủ. Biết sử dụng dân chủ, có thái độ hợp lý đối với dân chủ, có nguyên tắc và cơ chế dân chủ thì văn hóa dân chủ sẽ dần được hoàn thiện. Cơ chế dân chủ sẽ góp phần thúc đẩy xã hội phát triển và văn hóa dân chủ sẽ góp phần làm xã hội thêm lành mạnh. 
GS, TS. Hồ Sĩ Quý, nguyên Viện trưởng Viện Thông tin Khoa học Xã hội cho rằng, dân chủ cần được đảm bảo và thực thi trên tinh thần “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”. Mặt khác, dân chủ phải được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, không có vùng cấm trong thực hành dân chủ.
Liên quan đến việc phát huy dân chủ để hội nhập quốc tế thành công, GS, TS. Nguyễn Quang Liêm (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) khẳng định,Việt Nam phát triển đất nước theo mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tất yếu phải thực hiện dân chủ hóa xã hội; thậm chí phải dân chủ hóa xã hội một cách sâu sắc, toàn diện để thực hiện định hướng xã hội chủ nghĩa. Nói cách khác, quốc gia nào phát triển dựa trên nền kinh tế thị trường thì đồng thời phải dân chủ hóa đời sống kinh tế - xã hội. 
Giám sát và phản biện - giải pháp phòng, chống tham nhũng hiệu quả
Theo các đại biểu, muốn phát huy dân chủ có hiệu quả thì vấn đề quan trọng là phải thực hiện nghiêm túc hoạt động giám sát và phản biện xã hội. Chính hoạt động giám sát và phản biện xã hội là một giải pháp đấu tranh phòng, chống tham nhũng hiệu quả. Vấn đề đặt ra là ai giám sát và phản biện, giám sát cái gì và như thế nào? Điều kiện đảm bảo sự thành công của hoạt động giám sát và phản biện xã hội? 
Cho rằng công tác giám sát hiện nay đang có vấn đề, bằng chứng là bản thân đối tượng bị giám sát chưa có ý thức cầu thị, làm nản lòng người giám sát, TS. Võ Đại Lược (nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế thế giới) đề nghị cần nghiên cứu ban hành một luật riêng về giám sát và phản biện xã hội, trong đó quy định cơ quan bị giám sát phải làm gì, nhân dân được tạo điều kiện giám sát như thế nào, đồng thời cho phép các cơ quan báo chí, truyền thông đại chúng công bố các ý kiến giám sát và phản biện xã hội. 
“Không chỉ vậy, trong công tác giám sát và phản biện cũng phải cho phép người ta được nói trái vấn đề gì và không được nói trái vấn đề gì. Vì phản biện phải nói trái, chứ cứ nói phải mãi thì phản biện làm gì?”- TS.Lược nhấn mạnh.
Còn Phó GS,TS. Phạm Tuấn Huy, đến từ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho rằng, chỉ có thể phản biện xã hội tốt nếu công tác giám sát của MTTQ được  thực hiện tốt, thực chất và có hiệu quả. Vấn đề giám sát có thể ở cơ sở làm là chính, nhưng phản biện xã hội thì phải ở cấp Trung ương. Đặc biệt, trong lĩnh vực ban hành các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước thì công tác phản biện xã hội phải được tiến hành cả trong quá trình chuẩn bị và thực thi. 
Trên thực tế thời gian qua đã chứng minh nhiều chính sách sau khi ra thực tế  vẫn được đưa ra phản biện và đã được thay đổi. Phản biện xã hội trước khi chính sách ban hành cần tính đến phản ứng của xã hội trước chính sách; xác định cơ hội thuận lợi cho việc ban hành chính sách và dự đoán thách thức phải đối mặt khi ban hành chính sách đó.

Đọc thêm

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá
(PLVN) -  Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024 tổ chức ngày 7/12 vừa qua, nhìn lại 11 tháng của năm 2024, cho thấy cả nước đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, nên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước đều phục hồi và phát triển tốt. Đặc biệt, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm và có thặng dư cao.

Hình thành thiết chế luật sư công tại Việt Nam từ góc nhìn thực tiễn hành nghề

Luật sư Nguyễn Thị Thu Hoài. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
(PLVN) - Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận là quyền tiếp cận công lý của người dân, đặc biệt là những nhóm yếu thế còn những hạn chế. Từ góc nhìn thực tiễn hành nghề luật sư, việc hình thành thiết chế luật sư công trong hoạt động trợ giúp pháp lý là một giải pháp cần thiết để bảo đảm quyền lợi pháp lý cho mọi tầng lớp Nhân dân.