Quản lý sao để mại dâm "hết cửa' chạy lông nhông"?

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLO) - Với mục đích lớn nhất là hạn chế sự lan tràn của hoạt động mại dâm và những hệ lụy xã hội phát sinh, giải pháp “gom vào để quản lý” được nhiều ĐBQH đồng tình khi trao đổi bên hành lang QH sáng qua (26/10).
Không công nhận vẫn "lông nhông" khắp nơi
Theo ĐBQH, không đồng tình với hoạt động mại dâm không đồng nghĩa với việc không công nhận hoạt động này vì “không công nhận nhưng ở khắp nơi, mại dâm vẫn lông nhông ngày càng nhiều”. Thậm chí, nhiều phụ nữ Việt còn “dạt” sang các nước láng giềng để hành nghề mà các cơ quan chức năng bất lực không thể ngăn chặn, xử lý hết được.
ĐB Trần Ngọc Vinh (TP.Hải Phòng) cho rằng, nếu thực tế đang diễn ra, dùng nhiều biện pháp cấm mà không được thì trong thời gian dài phải tính lại, phải quyết tâm làm triệt để, có những biện pháp “cho tồn tại để quản lý” sẽ hiệu quả hơn chứ không thể cứ thả lỏng, sẽ phức tạp hơn.
Lâu nay có những ý kiến coi đó là tệ nạn xã hội, đã có hội thảo phải coi đây là hiện thượng xã hội. Hiện có “Đồ Sơn, Quất Lâm…, mà theo nhiều người là có nhiều thuận lợi, đặc biệt với các tỉnh có khách du lịch nước ngoài đông, hạn chế được cán bộ, công chức sa vào tệ nạn này. 
Nhưng ĐB Lê Như Tiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, giáo dục thanh niên, thiếu niên, nhi đồng của QH chỉ rõ, nếu muốn người ta vẫn có thể “lách” bằng nhiều cách để đến những nơi nhạy cảm. “Nên nếu đã có khu như thế, phải đi đôi quản lý chặt chẽ để tệ nạn không lan ra ngoài khu. Buông lỏng quản lý coi như chúng ta đã thừa nhận việc đó”, ĐB nhấn mạnh.
Công khai để hạn chế
Để đối phó với tệ nạn mại dâm, không phải ngẫu nhiên nhiều quốc gia phát triển cao, có điều kiện, tiêu chuẩn sống và bảo đảm nhân quyền cao, luật pháp nghiêm minh lại chọn phương án “gom vào để quản lý” để đạt lợi ích tối ưu là là hạn chế tệ nạn này. Thực tế cho thấy, “càng cấm càng bùng” nên bước đầu cần có sự thí điểm với mục đích tối cao là “đưa vào khuôn khổ để quản lý”. 
Từ đó, sẽ hạn chế hoạt động mại dâm, bảo vệ được người hành nghề mại dâm, tiến tới áp dụng luật pháp nghiêm minh trong việc đối phó tệ nạn đó. “Một điểm tích cực của việc “gom vào để quản lý” đối với hoạt động mại dâm là sẽ khiến nhiều người “chùn bước”, không dám đến các khu vực nhạy cảm, đặc biệt cán bộ công chức” - ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) hy vọng.
Ông Lê Như Tiến còn cho biết, các nước không thừa nhận mại dâm, không luật hóa nhưng họ làm rất mạnh để kiểm soát, quản lý vấn đề tồn tại xã hội này. Kinh nghiệm của một số nước cho thấy, việc đưa những hoạt động nhạy cảm vào khu phố để quản lý, ngăn chặn sự lây lan của các loại bệnh tật xã hội, không chỉ là quản lý người hành nghề mà còn quản lý cả cán bộ, công chức trước tệ nạn xã hội, nhất là nạn mại dâm.
Theo ông Trần Ngọc Vinh, không nên né tránh thực tế việc cần thiết lập phố “nhạy cảm” hay phố “đèn đỏ” để xử lý tệ nạn đúng bản chất. Cùng với đó, phải  lưu ý về giáo dục đạo đức, phải bảo vệ đạo đức của người Việt vì bất kỳ dân tộc nào, đánh mất nền văn hoá, đạo đức của dân tộc sẽ gây nguy cơ rất lớn.
Số liệu báo cáo của 63 tỉnh, thành phố cho thấy, số người bán dâm có hồ sơ quản lý là 11.240 người, số cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm là hơn 161 nghìn cơ sở, trong đó có hơn 2.561 cơ sở và 6.090 nữ nhân viên nghi hoạt động mại dâm. 
Tệ nạn mại dâm đã và đang gây nhiều hệ lụy cho xã hội, tỷ lệ người nhiễm HIV là 45,3%, tỷ lệ hiện nhiễm trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới tăng 2 lần so với 2012 (3,9%), người hoạt động mại dâm thường bị bạo lực, chiếm đoạt tài sản, bọc lột tình dục; bị kỳ thị, xa lánh, khó tiếp cận với các dịch vụ xã hội...

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.