Phạm Hải Bằng ngụy biện 11 tỷ hối lộ chỉ là "chi hộ" Nhật Bản

Phạm Hải Bằng ngụy biện 11 tỷ hối lộ chỉ là "chi hộ" Nhật Bản
(PLO) - Trong phần trả lời thẩm vấn của HĐXX, bị cáo Phạm Hải Bằng cho rằng số tiền 11 tỷ đồng đang bị quy kết là khoản tiền hối lộ thực ra chỉ là do các bị cáo "chi hộ" phía đối tác.
Sáng 26/10, TAND Hà Nội mở phiên sơ thẩm xét xử 6 bị cáo là lãnh đạo Ban quản lý dự án đường sắt về hành vi lợi dụng chức vụ để nhận khoảng 11 tỷ đồng của nhà thầu JTC (Nhật Bản).
Các bị cáo hầu tòa gồm: Phạm Hải Bằng (56 tuổi, nguyên phó giám đốc Ban Quản lý các dự án đường sắt – RPMU, thuộc Tổng Công ty đường sắt Việt Nam), Trần Văn Lục (57 tuổi, nguyên giám đốc Ban Quản lý các Dự án đường sắt – RPMU, thuộc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam), Trần Quốc Đông (51 tuổi, nguyên phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, nguyên giám đốc RPMU), Nguyễn Văn Hiếu (53 tuổi, nguyên giám đốc RPMU), Phạm Quang Duy (40 tuổi, nguyên phó giám đốc RPMU) và Nguyễn Nam Thái (38 tuổi, nguyên trưởng phòng thực hiện Dự án 3 thuộc RPMU).
Trong phần thẩm vấn, bị xác định là bị cáo chủ mưu, Phạm Hải Bằng lý giải về hành vi của mình: "Ngay sau khi dự án được triển khai, chủ đầu tư và nhà thầu dự đoán có những khó khăn, có những vấn đề vượt quá thẩm quyền của Tổng Công ty đường sắt nên phải báo cáo cấp trên. Giai đoạn này cần nhiều chi phí hoạt động, tổ chức sự kiện. Có nhiều khó khăn, vướng mắc liên quan tới thực hiện hợp đồng... nên tốn kém nhiều chi phí. Chính vì vậy phát sinh phụ lục hợp đồng 01, điều chỉnh giá trị tăng thêm gần 8% - tương ứng với hơn 84 tỷ đồng.
Mặc dù quá trình điều tra cho thấy bị cáo Bằng đóng vai trò chủ mưu "đặt vấn đề đề nghị JTC hỗ trợ tiền", và là người trực tiếp nhận tiền, nhưng trả lời câu hỏi về việc lấy tiền ngoài hợp đồng, bị cáo Bằng đổ lỗi: do bị cáo Duy thực hiện.
Liên quan đến khoảng 11 tỷ đồng được chi tiêu không lưu sổ sách kế toán, bị cáo Bằng trả lời rằng đây là khoản lẽ ra JTC phải chi nhưng Ban quản lý đã chi hộ cho họ .“Đây là khoản tiền chi phục vụ cho hoạt động tư vấn, lẽ ra đối tác tư vấn Nhật Bản phải thực hiện. Nhưng do tư vấn họ không nắm được nên họ đã để phía Việt Nam thực hiện. Phía Việt Nam chi tiêu hộ cho phía Nhật Bản khoản này” - bị cáo Băng nói.
Đáp lại chứng chứ của cơ quan điều tra, về các lời khai của các bị cáo người Nhật Bản, về việc đã có nhiều lần ông Phạm Hải Bằng trực tiếp đề nghị người ta đưa tiền, bị cáo Bằng đáp: “Bị cáo thấy lời khai của phía Nhật Bản không đúng”.
Theo cáo trạng của VKSND Tp Hà Nội, ngày 31/10/2008 Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt Dự án xây dựng đường sắt đô thị tuyến số 1 (giai đoạn 1), giao nhiệm vụ đại diện chủ đầu tư quản lý cho RPMU. Tổ dự án tuyến số 1 gồm 21 thành viên do Phạm Hải Bằng làm Chủ nhiệm dự án. Phạm Hải Bằng có thẩm quyền là đầu mối quản lý toàn bộ lĩnh vực liên quan đến quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án, tổ chức và trực tiếp thực hiện các công việc của dự án.
Đến tháng 9/2009, VNR ký hợp đồng dịch vụ tư vấn kỹ thuật dự án tuyến số 1 với liên danh do Công ty Tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC) đứng đầu. Hợp đồng được định giá hơn 2,9 tỷ yên Nhật và 320 tỷ đồng. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, Phạm Hải Bằng đặt vấn đề gặp một số khó khăn về chi phí trong triển khai dự án và được JTC đồng ý hỗ trợ một khoản kinh phí.
Sau đó, Phạm Hải Bằng thông báo cho Phạm Quang Duy cùng Nguyễn Nam Thái biết để thực hiện. Từ tháng 9/2009 đến tháng 2/2014, Duy và Thái nhiều lần được Bằng giao đi nhận hỗ trợ từ phía nhà thầu với tổng số tiền 11 tỷ đồng. Số tiền trên được ba người chia nhau quản lý, sử dụng: Phạm Hải Bằng giữ 4,8 tỷ đồng; Nguyễn Nam Thái giữ 3,4 tỷ đồng; Phạm Quang Duy giữ 2,8 tỷ đồng.
Theo lời khai tại cơ quan điều tra, Phạm Hải Bằng đã trích từ nguồn tiền hỗ trợ của JTC để đưa cho Trần Quốc Đông 30 triệu đồng, Trần Văn Lục 100 triệu đồng và Nguyễn Văn Hiếu 50 triệu đồng vào dịp tết. Số tiền còn lại được “chuyển hóa” cho việc tiếp khách, ký hợp đồng, in ấn tài liệu, hội họp, đi lại, làm ngoài giờ... Ngoài ra, còn sử dụng chi hỗ trợ Phòng 3 nghỉ mát, hỗ trợ hoạt động Công đoàn, Đoàn thanh niên, Phụ nữ… để vụ lợi cho tập thể, trong đó có quyền lợi cá nhân.
VKSNDTC nhận định hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn thỏa thuận nhà thầu JTC chi tiền ngoài hợp đồng của Phạm Hải Bằng và các đồng phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến uy tín của Việt Nam, ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản trong việc vay, sử dụng vốn ODA. Hiện do Nhật Bản xử lý nhà thầu JTC nên đã làm ngưng trệ việc thực hiện dự án. Cáo trạng cũng xác định các bị can Trần Văn Lục, Trần Quốc Đông, Nguyễn Văn Hiếu và Phạm Quang Duy biết việc nhận tiền từ nhà thầu JTC của Phạm Hải Bằng và Nguyễn Nam Thái nhưng đồng tình để sự việc diễn ra trong thời gian dài.
Quá trình điều tra, các bị can đã tự nguyện nộp tiền để khắc phục hậu quả. Cụ thể, Phạm Hải Bằng nộp 970 triệu đồng và 7 nghìn USD, Phạm Quang Duy nộp 65 triệu đồng, Nguyễn Nam Thái nộp 600 triệu đồng, Trần Văn Lục nộp 100 triệu đồng, Trần Quốc Đông nộp 30 triệu đồng./.

Đọc thêm

Đăng thông tin xuyên tạc trên Facebook, một đối tượng bị bắt giam

Đăng thông tin xuyên tạc trên Facebook, một đối tượng bị bắt giam
(PLVN) -Ngày 20/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, cho biết đã ra quyết định Khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với Bùi Tiến Lợi (SN 1969, nơi thường trú khu phố 8, phường Phú Lợi, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) về hành vi “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Khởi tố thêm 2 cán bộ trong vụ sai phạm về quản lý đất đai tại Lào Cai

Vũ Xuân Nghiêm thời điểm bị bắt giữ.
(PLVN) -  Ngày 19/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Lào Cai đã ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét nơi ở, nơi làm việc  của 2 bị can để điều tra về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" liên quan đến công tác quản lý đất đai tại xã Phong Niên, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.

Bắt tạm giam Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Nam Hào Kiệt

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh đã thi hành lệnh bắt tạm giam bị can Nguyễn Văn Giỏi.
(PLVN) - Liên quan đến vụ án vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn tỉnh An Giang, sáng 20/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh An Giang cho biết vừa tống đạt quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam bị can Nguyễn Văn Giỏi (SN 1991, ngụ huyện An Phú, tỉnh An Giang) - Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Nam Hào Kiệt về hành vi “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”.

Lợi dụng công ty bảo hiểm để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Lợi dụng công ty bảo hiểm để lừa đảo chiếm đoạt tài sản
(PLVN) - Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Hà Giang mới khởi tố vụ án, khởi tố bị can, cấm đi khỏi nơi cư trú và khám xét nơi ở đối với đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức lợi dụng đầu tư vào các sản phẩm của Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam.

Đà Nẵng: Triệt phá đường dây cá độ bóng đá với số tiền giao dịch lên tới 2.000 tỷ

Nguyễn Duy Khanh (áo trắng) cùng đồng bọn bị bắt giữ. (Ảnh: CTTĐT BCA)
(PLVN) - Theo CTTĐT Bộ Công an, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Phòng An ninh mạng) - Công an TP Đà Nẵng phối hợp với Công an quận Hải Châu và Công an TP Hồ Chí Minh vừa triệt xóa một đường dây đánh bạc dưới hình thức cá độ bóng đá qua mạng quy mô liên tỉnh, thành phố, với tổng số tiền giao dịch lên tới 2.000 tỷ đồng.

Bắt giam giám đốc và nguyên giám đốc Trung tâm Quan trắc TN&MT tỉnh Quảng Ninh

Cơ quan CSĐT tống đạt các quyết định tố tụng đối với Hoàng Việt Dũng và Trần Thanh Tùng (Ảnh: Cổng TTĐT Bộ Công an).
(PLVN) - Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh mới ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với 2 bị can là giám đốc và nguyên giám đốc Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Quảng Ninh về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" quy định tại Điều 356 Bộ luật Hình sự.