Cần bổ sung để các văn kiện thực tiễn hơn

Đại biểu Phan Trung Lý (Nghệ An) phát biểu tại Hội trường
Đại biểu Phan Trung Lý (Nghệ An) phát biểu tại Hội trường
(PLO) - Cơ bản đồng thuận và đánh giá các Dự thảo báo cáo được chuẩn bị công phu, rõ ràng, phân tích đầy đủ các vấn đề, chỉ rõ nguyên nhân, rút ra  kinh nghiệm để đề ra những phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn tới, nhiều đại biểu vẫn cho rằng cần bổ sung một số vấn đề để các văn kiện “thực tiễn” hơn.
Đảm bảo chính sách xã hội tương ứng tốc độ phát triển
Theo Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Phan Văn Tấn (Nghệ An), thời gian qua chúng ta đã làm tốt công tác quản lý phát triển xã hội, thực hiện công bằng xã hội nhưng Dự thảo các văn kiện lần này vẫn cần tiếp tục chỉ đạo để “tổ chức, tạo điều kiện cho nhiều người được thụ hưởng các chính sách xã hội một cách công bằng, tránh bị lợi dụng. 
Hiện nhiều chính sách không “với tới” thực tiễn do thiếu điều kiện đảm bảo, nguồn lực hạn chế, chưa khảo sát đối tượng, điều kiện, đánh giá tác động, nhiều chính sách bị “hở”, bị làm “méo mó”, nhiều chính sách tủn mủn, bị lợi dụng... nên không đảm bảo được mục tiêu an sinh xã hội, công bằng xã hội.
ĐBQH đánh giá, qua 5 năm thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và 30 năm đổi mới, các lĩnh vực an sinh xã hội đã có bước chuyển biến tốt, nhất là về hội nhập. Song, một số ĐB vẫn băn khoăn về chủ trương phát triển khoa học công nghệ (KHCN) trong Dự thảo khi một “quốc sách hàng đầu” lại chưa có sự gắn kết, “bắt tay” với các “quốc sách” khác khiến nhiều năm đầu tư vào KHCN nhưng vẫn đì đẹt, không hiệu quả và không biết sẽ đi đến đâu. Với kết quả này mà xác định mục tiêu đến năm 2030 trở thành một nước có nền KHCN hàng đầu ở ASEAN thì chỉ là “cho vui chứ không có cơ sở vì giờ ốc vít, máy móc đơn giản chưa làm được”.
Khẳng định “phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với phát triển thị trường văn hóa trong văn kiện là vấn đề đúng đắn” nhưng ĐB Nguyễn Văn Minh (TP.HCM) cũng lưu ý chính sách cho văn hóa của nước ta chưa được quan tâm nhiều như các chính sách đãi ngộ với các nghệ sĩ sáng tạo văn hóa “vẫn tư duy theo thời bao cấp”. Vì vậy, “Việt Nam cần đầu tư cho phát triển công nghiệp văn hóa, có chính sách ưu tiên cho văn hóa, khuyến khích các văn nghệ sỹ sáng tạo” – ĐB nhấn mạnh.
Quan tâm hơn đến việc phân công của các cơ quan quyền lực
Nhiều ĐBQH tán thành với định hướng phát triển Nhà nước pháp quyền XHCN, nhất là khi Hiến pháp đã qui định phân công, phối hợp quyền lực trong bộ máy  nhà nước. ĐBQH cho rằng: “Dự thảo văn kiện cần quan tâm nhiều hơn đến việc phân công của các cơ quan quyền lực, xác định được vị trí, vai trò để bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, nhất là các cơ quan tư pháp”. 
ĐB Đinh Xuân Thảo (Hà Nội) cho rằng, về lý luận, cần làm sáng tỏ hơn nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát vì vấn đề kiểm soát chưa cụ thể. Kiểm soát như thế nào, kiểm soát qua lại, kiểm soát ngược chiều hay xuôi chiều, trong hệ thống hay cả bên ngoài... cần được làm rõ.
Đánh giá kết quả thực hiện 3 đột phá chiến lược, ĐBQH cho rằng đã tạo được nhiều đột phá. Điển hình trong xây dựng thể chế, từ chỗ không kiểm soát được số lượng văn bản nợ đọng, đến nay Chính phủ đã đốc thúc, kiểm soát quyết liệt, rốt ráo, hạn chế tối đa tình trạng này. Hay đột phá về xây dựng hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, có chuyển biến lớn, làm thay đổi “bộ mặt’ giao thông...
ĐB Phan Trung Lý (Nghệ An) nhấn mạnh: “Cần đánh giá cao tinh thần thực hiện và chủ trương chỉ đạo quyết  liệt của Chính phủ trong thực hiện 3 đột phá chiến lược”, nhưng đột phá về nhân lực còn hạn chế khi chất lượng lao động không cao, thiếu định hướng phát triển nhân lực cao... Những vấn đề này cần được chú trọng trong Dự thảo các văn kiện và tập trung giải quyết trong giai đoạn tới.
Cũng theo ĐB Đinh Xuân Thảo: “7 nguy cơ được Đại hội 11 đưa ra bây giờ đánh giá lại vẫn còn hiện hữu, ví dụ như diễn biến hòa bình vẫn nghiêm trọng, phức tạp hay tụt hậu so với các nước xung quanh thì nước ta vẫn có khoảng cách rất xa. Các mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2020 không thực hiện được, đầu tư nước ngoài chủ yếu là làm gia công cho họ, công nghiệp phụ trợ chưa phát triển...” là vấn đề mà Dự thảo các văn kiện cần tập trung nghiên cứu, xem xét, thể hiện rõ ràng, sâu sắc hơn, nhất là về giải pháp khắc phục.
Chống hiện tượng Đảng “làm thay, lấn sân”
Công tác xây dựng Đảng là một trong những nội dung được ĐBQH quan tâm trong Dự thảo báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng XII. Theo nhiều ĐBQH, người dân có niềm tin ở Đảng hay không chính là niềm tin vào từng cán bộ, đảng viên cụ thể. Do đó, công tác xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ đảng viên “đủ tài, đủ đức” là vấn đề cốt lõi. Nhất là “phải rà lại để tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của Đảng, chống hiện tượng Đảng “làm thay, lấn sân” – ĐB Phan Trung Lý góp ý. Cùng với phẩm chất cán bộ, đảng viên, ĐBQH đề nghị Dự thảo các văn kiện cần chú ý đến các vấn đề văn hóa, chú trọng đến văn hóa công sở, văn hóa công chức, văn hóa lễ hội..., thậm chí cả “văn hóa báo cáo”.

Đọc thêm

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá
(PLVN) -  Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024 tổ chức ngày 7/12 vừa qua, nhìn lại 11 tháng của năm 2024, cho thấy cả nước đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, nên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước đều phục hồi và phát triển tốt. Đặc biệt, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm và có thặng dư cao.

Hình thành thiết chế luật sư công tại Việt Nam từ góc nhìn thực tiễn hành nghề

Luật sư Nguyễn Thị Thu Hoài. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
(PLVN) - Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận là quyền tiếp cận công lý của người dân, đặc biệt là những nhóm yếu thế còn những hạn chế. Từ góc nhìn thực tiễn hành nghề luật sư, việc hình thành thiết chế luật sư công trong hoạt động trợ giúp pháp lý là một giải pháp cần thiết để bảo đảm quyền lợi pháp lý cho mọi tầng lớp Nhân dân.