Khống chế số lượng cổ phần Vinamilk các nhà đầu tư được đăng ký mua

Rất nhiều nhà đầu tư quan tâm đến cổ phiếu của Vinamilk
Rất nhiều nhà đầu tư quan tâm đến cổ phiếu của Vinamilk
(PLO) - Chỉ có 9% vốn điều lệ tại TCty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk - mã VNM) được bán ra trong đợt đầu và mỗi nhà đầu tư (NĐT) chỉ được đăng ký mua tối đa 2,7% vốn điều lệ. 

Theo ông Nguyễn Đức Chi, Chủ tịch HĐTV TCty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), quy định này là tạo điều kiện cho nhiều nhà đầu tư (NĐT) mua được cổ phiếu VNM  theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ... 

Tại cuộc họp báo tổ chức vào chiều tối 30/11, tức là sau 2 ngày thông báo chào bán cạnh tranh cổ phần của SCIC tại Vinamilk, ông Hoàng Nguyên Học, Thành viên HĐTV , Phó Tổng Giám đốc phụ trách SCIC cho biết, SCIC đã thực hiện bán vốn tại 700 DN nhưng lần này, mặc dù chỉ bán 9% vốn điều lệ song đây là số vốn lớn, có tác động đến thị trường nên SCIC rất thận trọng.

Ông Học cũng cho biết, các bước thực hiện công bố thông tin đã được SCIC thực hiện đầy đủ và ngày 2/12, SCIC sẽ chủ chì tổ chức buổi làm việc với Sở GDCK TP HCM (HSX), Ban tổ chức chào bán cạnh tranh và các đại lý chào bán với sự tham gia của đơn vị tư vấn, Vietcombank để thống nhất quy trình phối hợp giữa SCIC- HSX và đại lý để hướng dẫn NĐT trong số quá trình chào bán.

Về mức giá khởi điểm 144.000 đồng/cổ phần,  ông Nguyễn Đức Chi, Chủ tịch HĐTV SCIC khẳng định việc này đã được báo cáo nhiều cấp thẩm quyền dựa trên căn cứ các phương pháp định giá khác nhau đối với cổ phiếu VNM, dựa trên giao dịch trung bình của cổ phiếu trong thời gian 30, 60 và 90 phiên gần nhất để tìm mức giá phù hợp đạt kỳ vọng của SCIC và phù hợp kỳ vọng thị trường để đưa vào quy chế đấu giá để NĐT tham gia.

“Rất nhiều NĐT, kể cả NĐT nước ngoài quan tâm đển cổ phiếu VNM, do vậy chúng tôi không chế số lượng cổ phần mỗi NĐT cá nhân, pháp nhân được đăng ký mua tối đa là 39.189.150 cổ phần, tương đương 2,7% vốn điều lệ. Còn tại sao 2,7%? Cái này chúng tôi tính nát cả rồi. SCIC tuân theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc chào bán rộng rãi cho NĐT. Do đó, việc chia nhỏ ra sẽ giúp nhiều NĐT mua được cổ phiếu VNM”- Ông Chi giải thích

Về mức tối thiểu, đại diện SCIC cho biết, SCIC không quy định riêng mà thực thiện theo quy định hiện hành của Sở GDCK TP HCM, tức là mỗi NĐT phải mua tối thiểu 20.000 cổ phần

Về mức độ quan tâm của NĐT nước ngoài đến cổ phiếu VNM, ông Chi nhìn nhận, sau khi thực hiện Roadshow tại các trung tâm tài chính Singapore, Hồng Kông và London, SCIC đã tiếp xúc khoảng 100 NĐT. Sau đó, gần 20 NĐT có thông tin trở lại, một số NĐT còn trực tiếp gặp ban lãnh đạo VNM để đưa ra các nghiên cứu sâu hơn. 

Trả lời câu hỏi của PLVN về mối quan tâm của cổ đông hiện đang nắm giữ 11% cổ phần của Vinamilk (F&N) về đợt chào bán này, ông Chi cho biết, cổ đông này hiện vẫn không có ý kiến gì về việc có tham gia đấu giá hay không. “Nếu F&N quan tâm cũng chỉ được đăng ký tối đa thêm 2,7% vốn điều lệ của Vinamilk!”, ông Chi khẳng định.

Tuy nhiên, Chủ tịch HĐTV SCIC cũng thừa nhận, tuy quy chế khống chế mỗi NĐT được mua 2,7% vốn điều lệ, nhưng thị trường sau đó vẫn tiếp tục giao dịch, và NĐT bán cho F&N thì việc này SCIC không kiểm soát được vì đó là quy luật thị trường…

Liên quan đến ý kiến của Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính (VAFI) mới đây cho rằng với việc bán nhiều lần cổ phần nhà nước tại Vinamilk sẽ làm Nhà nước mất 1 tỷ USD, trả lời PLVN, ông Chi cho biết: “VAFI đặt ra phương án bán khác, ai cũng nghĩ phương án của mình hiệu quả nhất nên chúng tôi luôn lắng nghe. Chúng tôi đã làm việc cụ thể với VAFI, đề nghị anh Nguyễn Hoàng Hải trao đổi kỹ đóng góp phương án đó dựa trên nguyên lý gì, có nên thuyết phục cơ quan có thẩm quyền không. Cuối cùng VAFI cũng thống nhất trước mắt bán 9% vốn điều lệ. Chúng tôi đã báo cáo Bộ và Thủ tướng Chính phủ về kết quả làm việc với VAFI…”

Được biết, vốn điều lệ của Vinamilk hiện là 14.514.534.290.000 đồng, Nhà nước hiện đang nắm giữ 45% vốn điều lệ của Vinamilk. Sau đợt bán 9% vốn điều lệ này sẽ tổng kết rút kinh nghiệm để triển khai tiếp các đợt bán vốn sau…

Theo thông tin chào bán cạnh tranh cổ phần của SCIC tại Vinamilk công bố hôm 28/11, ngày 12/12 tới đây, SCIC sẽ chào bán 130.630.500 cổ phần VNM với giá khởi điểm 144.000 đồng/cổ phần. Bước khối lượng là 10 cổ phần, bước giá 100 đồng. Số lượng mua tối thiểu là 20.000 cổ phiếu (đủ điều kiện để giao dịch thỏa thuận theo quy định). Số lượng cổ phần được đăng ký mua tối đa là 39.189.150 cổ phần (tức 2,7% vốn điều lệ).

Đọc thêm

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường
(PLVN) - Ngày 10/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận cùng bà Aler Grubbs, Giám đốc quốc gia Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và bà Martina Stepheny, Giám đốc cấp cao tổ chức FOUR PAWS International (FPI) đồng chủ trì Diễn đàn cấp cao năm 2024 về Một sức khỏe phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người.

Tận dụng các FTA giúp ngân hàng tăng doanh thu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, cơ hội từ các FTA giúp ngân hàng tăng được số lượng khách hàng, tăng doanh thu. Bởi số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, tham gia vào các FTA, nếu họ tận dụng hiệu quả thì đây là nguồn khách hàng tiềm năng cho hệ thống ngân hàng. Như vậy, trước mắt các cán bộ ngân hàng phải hiểu rõ, hiểu sâu để tận dụng, thực thi các FTA.

Cơ bản đã đủ pháp lý để triển khai điện hạt nhân

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân thông tin về dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Tái khởi động dự án điện hạt nhân đang nhận được sự đồng thuận của toàn xã hội. Trong đó, các chuyên gia về điện cho rằng, phát triển nguồn điện hạt nhân không chỉ giúp đa dạng nguồn cung, mà còn bảo đảm an ninh năng lượng và chuyển dịch năng lượng xanh.

FTA Index - công cụ 'hỗ trợ' Quốc hội giám sát, chỉ đạo công tác thực thi FTA

Nhiệm vụ quan trọng của Vụ Chính sách thương mại đa biên là hoàn thành báo cáo kết quả xây dựng Bộ Chỉ số và trình lên Thủ tướng Chính phủ.
(PLVN) - Thông qua FTA Index, cơ quan, doanh nghiệp địa phương có thể soi chiếu được việc thực hiện kế hoạch hành động của Chính phủ gắn với kế hoạch hành động của các tỉnh, thành phố xây dựng FTA Index để xác định được những điểm đã làm được và những điểm cần phải thúc đẩy hơn nữa, từ đó tìm ra những giải pháp, chính sách cụ thể hơn cho các doanh nghiệp trên địa bàn của mình tận dụng được FTA.

Địa chỉ tin cậy giúp địa phương và doanh nghiệp tối ưu hóa lợi ích từ FTA

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
(PLVN) - Cổng thông tin điện tử Hiệp định Thương mại tự do của Việt Nam (Vietnam FTA Portal, gọi tắt là Cổng FTAP tại địa chỉ fta.gov.vn) là một công cụ tra cứu các cam kết về Hiệp định thương mại tự do (FTA) và các thông tin liên quan một cách thông minh, tiên tiến, có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và người dân tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA .

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh
(PLVN) - Dự án xây dựng nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast tại KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh) có công suất thiết kế 400.000 xe/năm với tổng mức đầu tư xây dựng 7.300 tỷ đồng. Dự kiến, tháng 6/2026, dự án hoàn thành tiến độ xây dựng cơ bản và đưa vào khai thác vận hành.