Khó giảm thiểu thuyền thúng, bè mảng khai thác ven bờ

Khó giảm thiểu thuyền thúng, bè mảng khai thác ven bờ
(PLO) - Hiện nay, trên 2/3 số tàu cá của các tỉnh do công suất nhỏ nên chỉ khai thác ven bờ. Do ô nhiễm môi trường và đánh bắt hủy diệt, nguồn lợi hải sản ven bờ ngày càng cạn kiệt, sinh kế của người dân gặp nhiều khó khăn. Nhiều tỉnh đã có lộ trình xóa sổ thuyền thúng, bè mảng, giảm thiểu số phương tiện đánh bắt gần bờ tuy nhiên kết quả khó khả thi vì những người đánh bắt ven bờ chủ yếu là người nghèo, không có trình độ nên việc chuyển đổi nghề gặp nhiều khó khăn.

Cạn kiệt nguồn hải sản ven bờ

Năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị định 33/2010/NĐ-CP quy định 3 ngư trường khai thác hải sản tương ứng với công suất của tàu thuyền khai thác. Theo đó, vùng ven bờ chỉ được khai thác hải sản với các thuyền có công suất từ 20CV trở xuống. Tuyến lộng được khai thác bởi các tàu có công suất từ 20CV đến 90CV và vùng khơi được khai thác bởi các tàu có công suất lớn (từ 90CV trở lên). Tuy nhiên, dọc theo vùng biển khắp cả nước, việc khai thác hải sản vẫn tràn lan, không tuân theo các quy định của nghị định này. 

Ngoài thuyền có công suất từ 20 CV trở xuống, do điều kiện khó khăn, ngư dân ven biển các tỉnh chủ yếu khai thác hải sản ven bờ bằng các bè mảng, thuyền thúng. Bè mảng được bà con làm bằng các cây luồng, gắn động cơ từ 6 - 12 CV nên không thể ra khơi xa, chỉ căng buồm kéo rùng, kéo lưới đánh bắt các loại cá lẹp, cá trích, tôm, ghẹ... ven bờ, hiệu quả kinh tế thấp, thu nhập bấp bênh. Thuyền thúng, tàu cá nhỏ cũng khai thác tương tự như vậy. 

Theo thống kê của Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Thanh Hóa, toàn tỉnh hiện có hơn 7.055 tàu cá các loại, tập trung chủ yếu ở các địa phương ven biển là: Hoằng Hóa, Quảng Xương, Tĩnh Gia và thị xã Sầm Sơn. Trong đó, tàu có công suất dưới 90 CV chiếm 5.524 tàu, 1.531 tàu từ 90 CV trở lên. Do phần lớn là tàu có công suất nhỏ, ngư trường đánh bắt chủ yếu vùng gần bờ nên tình trạng khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ đang ở mức báo động. Bên cạnh đó, do không được quản lý chặt chẽ, tình trạng đánh bắt theo hướng hủy diệt bằng các nghề cấm như: giã cào, chất nổ, xung điện, lưới mắt nhỏ... càng làm tăng nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi ven bờ. 

Mặc dù có tới 65km đường bờ biển nhưng Trà Vinh chỉ có 189 tàu khai thác xa bờ, thấp hơn tất cả 28 tỉnh, thành ven biển. Còn 1.300 tàu còn lại là tàu đánh bắt gần bờ. Theo báo cáo của Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Trà Vinh, mật độ tàu thuyền tập trung đánh bắt gần bờ rất cao, cạnh tranh nhau gay gắt. Phần lớn dùng công cụ khai thác mang tính hủy diệt như cào bay, xung điện…Tình trạng này đã khiến nguồn lợi thủy sản vùng biển gần bờ nhất là nhóm cá nổi, cá tầng đáy vĩnh viễn biến mất. Nhiều hệ sinh thái là nơi cư trú, cung cấp dinh dưỡng, bãi sinh sản cho các loài thủy sản bị đe dọa. 

Nguồn lợi thủy sản trên vùng biển Kiên Giang hiện đã giảm rất rõ. Theo đó, tỷ lệ cá tạp trong một mẻ lưới chiếm tới 30-40%, một số loài hải sản có giá trị kinh tế như cá thu, tôm thẻ… trở nên khan hiếm. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang, hiện toàn tỉnh có khoảng 10.322 tàu thuyền làm nghề khai thác thủy sản, trong đó nghề lưới kéo là 3.213 chiếc. Sản lượng khai thác nghề lưới kéo chiếm khoảng 80% tổng sản lượng khai thác toàn tỉnh. Cũng chính lực lượng 

đội tàu hành nghề lưới kéo (kéo đôi và kéo đơn) là nguyên nhân dẫn đến suy giảm nguồn lợi thủy sản. Do mật độ tàu thuyền tập trung đánh bắt gần bờ cao, cạnh tranh khai thác và dùng công cụ mang tính hủy diệt, như cào bay, xung điện… đã làm cho ngư trường biển bị hủy diệt thảm hại.

Giảm thiểu bằng cách nào?

Theo chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam và quy hoạch phát triển nghề cá của địa phương, đến năm 2025, cơ cấu tàu khai thác ven bờ tỉnh Thanh Hóa sẽ giảm từ 74% như hiện nay xuống còn 47,1%, tập trung phát triển nghề khai thác có hiệu quả như nghề lưới vây, nghề câu, lưới rê, mành chụp, giảm những nghề khai thác kém hiệu quả, đặc biệt là những nghề xâm hại đến nguồn lợi thủy sản.

Nhằm giúp ngư dân nâng cao năng lực đánh bắt xa bờ, bảo vệ nguồn lợi thủy sản gần bờ, từ năm 2010 đến nay, tỉnh Trà Vinh đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ của địa phương và trung ương cho ngư dân. Trong đó, UBND tỉnh đã ban hành quyết định về hỗ trợ đóng mới, cải hoán tàu cá khai thác hải sản xa bờ. Trường hợp đóng tàu cá sử dụng máy mới được hỗ trợ 300 triệu đồng/tàu, trường hợp cải hoán tàu công suất máy từ 250 CV trở lên được hỗ trợ 105 triệu đồng/tàu. Để đội tàu hoạt động hiệu quả thì tỉnh phải đầu tư ít nhất là 2.000 tỷ đồng. 

Đà Nẵng là thành phố quyết liệt trong việc giảm thiểu tàu cá nhỏ khai thác ven bờ. Theo Đề án chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, cơ cấu tàu thuyền theo hướng phát triển bền vững của thành phố thì đến năm 2015, Đà Nẵng không còn thuyền thúng gắn máy. Đến năm 2020 còn khoảng 150 tàu công suất dưới 20 CV. Hiện thành phố vẫn còn 777 phương tiện trong diện này, trong đó có 474 thuyền thúng gắn máy và 303 tàu công suất nhỏ dưới 20CV.

Bên cạnh đó, ngoài 777 phương tiện kể trên nằm trong diện đã đăng ký thì khu vực ven bờ, bãi ngang còn 218 phương tiện khác không đăng ký hoạt động gồm 77 tàu nhỏ và 143 thuyền thúng gắn máy. Các phương tiện này đánh bắt thủ công, manh mún, nhỏ lẻ, phương tiện bảo hộ thô sơ, không đảm bảo an toàn.  

Theo Đề án, từ năm 2016-2020, Đà Nẵng sẽ trích 23,47 tỷ đồng để thu mua lại các phương tiện cũng như hỗ trợ chuyển đổi nghề cho 1.200 lao động. Cụ thể, các phương tiện nằm trong diện này sẽ được thu mua lại với mức từ 10-30 triệu đồng đối với các phương tiện đã đăng ký và từ 5-10 triệu đồng đối với phương tiện chưa đăng ký. Kinh phí hỗ trợ để chủ tàu mua phương tiện mới làm ăn, góp vốn tham gia hoạt động chuyển đổi nghề hoặc đào tạo nghề phù hợp là 10 triệu đồng/người. Thành phố không hỗ trợ cho lao động trên các phương tiện không đăng ký.  

Với số lượng thuyền thúng lớn như vậy, việc chuyển đổi ngành nghề cho ngư dân ven bờ TP Đà Nẵng thực sự không dễ. Cha truyền con nối, ngư dân chủ yếu sống bằng nghề đi biển, giờ chuyển đổi sang nghề nghiệp khác thì quá độ tuổi, học vấn thấp, vốn liếng ít, chưa qua đào tạo nghề.

Thực tế, không hiếm trường hợp ngư dân bỏ biển lên bờ đi làm vài năm rồi lại quay về với biển. Bởi thu nhập từ biển tuy bấp bênh nhưng tính ra vẫn hơn đi làm công trên bờ. Bên cạnh đó, ngư dân chủ yếu là người nghèo. Muốn vay vốn đóng tàu lớn cũng nan giải không kém bởi điều kiện của ngân hang là người vay phải có vốn đối ứng hay lượng tiền vay thấp không đủ đóng tàu. Vì vậy, việc giảm thiểu tàu cá công suất nhỏ gặp nhiều thách thức, đặc biệt là áp lực giải quyết việc làm, chuyển đổi ngành nghề cho hàng nghìn lao động.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.