Lực lượng kiểm ngư Việt Nam đảm bảo an toàn ngư trường biển, đảo

Cán bộ kiểm ngư phát thuốc cho ngư dân trị bệnh.
Cán bộ kiểm ngư phát thuốc cho ngư dân trị bệnh.
(PLO) - Thời gian qua, tình hình an ninh trật tự trên biển có nhiều diễn biến phức tạp nhưng lực lượng Kiểm ngư Việt Nam luôn bám sát ngư trường, tuần tra, kiểm soát và xử lý kịp thời các vấn đề nghề cá phát sinh trên biển. 

Kiểm soát, hỗ trợ tàu cá đánh bắt trên biển

Nhằm tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thủy sản, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ ngư trường truyền thống của ngư dân, tuyên truyền, hướng dẫn ngư dân thực hiện tốt pháp luật thủy sản, khai thác thủy sản đúng luật, hỗ trợ, bảo vệ ngư dân, bảo vệ an ninh chủ quyền trên biển, tháng 8/2016, Cục Kiểm ngư đã phối hợp tuần tra, kiểm tra, kiểm soát hoạt động nghề cá trên vùng biển từ Hà Tĩnh đến Đà Nẵng, kiểm tra 184 tàu cá, phát hiện 23 tàu vi phạm. Lực lượng kiểm ngư đã ra Quyết định xử phạt đối với 6 trường hợp, thu 52,8 triệu đồng nộp Kho bạc Nhà nước. Thông báo và bàn giao cho Biên phòng xử lý 4 trường hợp. 

Từ năm 2010 đến năm 2015, cả nước đã xảy ra 3.967 vụ tai nạn và làm chết 470 người, mất tích 442 người và bị thương 935 người do xảy ra các sự cố đâm va, mắc cạn, hỏng máy, phá nước, nổ bình ga, nổ ắc quy và các tai nạn lao động khác do bất cẩn và các yếu tố chủ quan, khách quan khác. Từ năm 2015 đến nay đã xảy ra 817 vụ tai nạn, chủ yếu xảy ra trên những khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của thời tiết như bão, áp thấp nhiệt đới, các vùng thời tiết bất thường và các vùng biển nhạy cảm, tranh chấp...

Qua kiểm tra, phát hiện các sai phạm như nhiều tàu không mang theo các giấy tờ: Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, sổ danh bạ thuyền viên, giấy phép khai thác, bằng thuyền trưởng, máy trưởng... vì sợ hư hỏng hoặc khi bị chìm tàu sẽ không được bảo hiểm công nhận. Hệ thống phao cứu sinh nhiều tàu thiếu về số lượng và kém về chất lượng. Nhiều thuyền trưởng không nắm được các số điện thoại các đường dây nóng và các số điện thoại cấp cứu khi cần thiết... 

Lực lượng Kiểm ngư đã phát tờ rơi và thực hiện tuyên truyền cho nhiều lượt tàu cá về các quy định khi tham gia khai thác thủy sản trên biển, phát hơn 200 tờ rơi và sổ tay cho ngư dân, kiểm tra, nhắc nhở ngư dân trang bị đầy đủ thiết bị an toàn hàng hải trước khi đi khai thác như: phao cứu sinh, các trang thiết bị hàng hải, trang thiết bị thông tin liên lạc, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện khi hoạt động khai thác thủy sản trên biển. Trường hợp thuyền viên không biết chữ, anh em phải giảng giải, phân tích các hoạt động đánh bắt hợp pháp và những hành vi bị cấm trong hoạt động thủy sản. 

Cán bộ, nhân viên kiểm ngư cũng hướng dẫn ngư dân từ việc sơn đánh dấu tàu cá, chằng buộc phao cứu sinh... đến việc nhận biết tần số cứu nạn, đối phó với tàu thuyền nước ngoài trấn áp hay xử lí tình huống khi phát hiện tàu lạ đánh bắt trái phép ở ngư trường nước ta. Bên cạnh việc tuyên truyền pháp luật, tàu Kiểm ngư đã hỗ trợ nước ngọt, lương thực, thực phẩm, khám chữa bệnh và cấp thuốc cho một số ngư dân trên các tàu đánh bắt xa bờ.

Ngày 22/8/2016, khi đang hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên vùng biển Quảng Bình, nhận được tin từ tàu cá QB 3579TS thuyền viên tên Trịnh Văn Minh (SN 1998, ở thôn Hải Đồng, xã Quảng Phú, Quảng Trạch, Quảng Bình) bị sốt cao, co giật không rõ nguyên nhân, đoàn đã tiếp cận cho bác sỹ đi theo đoàn sang tiến hành sơ cứu và đưa nạn nhân về bờ cấp cứu kịp thời.

Cán bộ kiểm ngư phát tài liệu tuyên truyền pháp luật cho ngư dân.
Cán bộ kiểm ngư phát tài liệu tuyên truyền pháp luật cho ngư dân.

Đảm bảo an ninh, an toàn ngư trường biển, đảo

Trong những năm gần đây, nghề cá của Việt Nam đã có những chuyển biến cả về số lượng và chất lượng tàu thuyền, năng lực và cường lực khai thác ngày càng tăng cao, phát triển đội tàu khai thác xa bờ, giảm số lượng tàu cá khai thác ven bờ. Trang thiết bị khai thác và thiết bị an toàn hàng hải đã được chú trọng đầu tư, trang bị đầy đủ, đặc biệt đối với tàu cá xa bờ.

Tuy vậy nghề cá Việt Nam vẫn là nghề cá quy mô nhỏ, nghề cá nhân dân, cha truyền con nối, trình độ của ngư dân còn thấp trong việc tiếp cận công nghệ sản xuất tiên tiến, trong đó kiến thức và nhận thức về đảm bảo an toàn cho tàu và người khi tham gia hoạt động sản xuất trên biển còn hạn chế. Tàu cá của ta thường bị tàu lạ, không rõ biển kiểm soát đâm chìm, dẫn đến thiệt hại lớn cả về tính mạng và tài sản của ngư dân. 

23 giờ ngày 3/5/2016, tại vị trí cách Bắc Đông Bắc đảo Phú Lâm, QĐ Hoàng Sa khoảng 160 hải lý, cách Đông Bắc Đà Nẵng khoảng 370 hải lý, tàu cá QNa 95959TS gồm 34 ngư dân đã bị tàu lạ không rõ số hiệu đâm chìm. May mắn, tàu QNa 94998TS đánh bắt gần đó đã cứu nạn, cứu vớt được 28/34 lao động và báo nạn khẩn cấp. Sức khỏe của các thuyền viên này rất yếu.

Sau khi nhận được tin báo, Cục Kiểm ngư đã gửi thông báo tới Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao, thông qua Đường dây nóng Việt Nam - Trung Quốc, thông báo sự cố nghề cá trên biển, đề nghị phía Trung Quốc hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn khẩn cấp 6 thuyền viên tàu QNa 95959TS mất tích... Hơn 8 giờ sáng ngày 4/5/2016, 6 thuyền viên còn lại đang trôi dạt trên biển may mắn được tàu QNa 94998TS cứu thoát chết.

Ông Trần Xuân Thành - Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư cho biết: “Những năm qua, Cục Kiểm ngư đã chỉ đạo các Chi cục tăng cường tuần tra, kiểm tra, thanh tra…, đảm bảo an ninh, an toàn ngư trường biển, đảo. Tại Vịnh Bắc Bộ, Cục thực hiện 25 đợt, kiểm tra khoảng 660 tàu, thuyền, phát hiện hơn 200 tàu, thuyền vi phạm.

Tại khu vực biển miền Trung, Cục huy động hơn 220 lượt tàu, trong đó có một số tàu bám biển dài ngày, phát hiện gần 4.100 tàu vi phạm, giúp đỡ, hỗ trợ lương thực, thực phẩm cho 31 tàu/238 ngư dân, tuyên truyền pháp luật, phát tờ rơi cho thuyền viên của 135 lượt tàu.

Đặc biệt, năm 2015, Cục chủ trì phối hợp với các lực lượng tổ chức 10 tàu tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm từ Vịnh Bắc Bộ đến vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa, DK1 và thềm lục địa, phát hiện, xử lý và xua đuổi 361 lượt tàu cá nước ngoài xâm phạm ra khỏi vùng biển Việt Nam.

Gần đây, trước hiện tượng cá chết bất thường ở 4 tỉnh ven biển miền Trung (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế), Cục chủ động phối hợp với chi cục thủy sản của các tỉnh này kiểm tra, kiểm soát hoạt động nghề cá trên vùng biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế. Đồng thời, chỉ đạo, hướng dẫn ngư dân khai thác, đánh bắt thủy sản trong vùng biển an toàn, đúng pháp luật”.

Hiện nay, công tác kiểm ngư còn một số tồn tại như: Tàu Kiểm ngư của Chi cục Thủy sản các địa phương có công suất nhỏ, tốc độ thấp, sức chịu đựng sóng gió hạn chế ảnh hưởng đến công tác kiểm tra, kiểm soát cũng như phối hợp khi gặp thời tiết xấu.

Chưa có quy định thống nhất về trang phục, biểu trưng của lực lượng thanh tra chuyên ngành thủy sản, chưa trang bị công cụ hỗ trợ cho lực lượng thanh tra chuyên ngành thủy sản địa phương nên ảnh hưởng đến hiệu quả tuần tra kiểm soát. Còn nhiều ngư dân hiểu và chấp hành quy định pháp luật không nghiêm, một số trường hợp có hành vi chống đối. Công tác tuyển dụng thuyền viên làm việc trên các tàu Kiểm ngư gặp rất nhiều khó khăn…

Tin cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng Lê Thành Long trao quyết định công nhận Ngày truyền thống tỉnh Bến Tre

Phó Thủ tướng Lê Thành Long trao quyết định công nhận Ngày truyền thống tỉnh Bến Tre

(PLVN) - Tối 15/1, tỉnh Bến Tre long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 125 năm Ngày thành lập tỉnh Bến Tre; 65 năm Ngày Bến Tre Đồng khởi; Công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Ngày truyền thống tỉnh Bến Tre 17/1; Tôn vinh và trao tặng danh hiệu “Công dân Đồng Khởi tiêu biểu” và “Công dân Đồng Khởi danh dự”, tỉnh Bến Tre lần thứ tư - năm 2025.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chiều 15/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức thức Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Czech, tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ và làm việc song phương tại Thụy Sĩ.

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống
(PLVN) -  Để đất nước có thể vươn mình như kỳ vọng, nhiều vấn đề lớn đang được đặt ra cần giải quyết, trong đó có khoa học công nghệ (KHCN). Chính vì thế, ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị có Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số quốc gia.

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc
Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm nguyên tắc không bỏ chức năng, nhiệm vụ của các ngành

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 10 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Chiều 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18-NQ/TW) của Chính phủ chủ trì Phiên họp lần thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Hoàn thiện phương án sắp xếp của Bộ, ngành, địa phương

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: VOV)
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Bộ, ngành.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh
Chiều 13/1, tại Bắc Ninh, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX; kết quả thực hiện Nghị quyết 18 về việc sắp xếp, tinh giản tổ chức bộ máy tinh gọn đảm bảo hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới.