Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của sức mạnh chính nghĩa Việt Nam

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. (Ảnh: tư liệu).
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. (Ảnh: tư liệu).
(PLVN) - Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954) được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống Đa trong thế kỷ XX và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công hiển hách, báo hiệu sự thắng lợi của Nhân dân của các dân tộc bị áp bức, sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân. Mãi mãi tỏa sáng theo thời gian, Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là chiến thắng của sức mạnh chính nghĩa Việt Nam.

Chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”

Nghị quyết Bộ Chính trị tháng 9/1953 đã mở đường đi tới những thắng lợi lịch sử trong Đông - Xuân (1953 - 1954) và Chiến dịch Điện Biên Phủ. Quán triệt Nghị quyết của Bộ Chính trị, mọi việc chuẩn bị cho chiến trường, tổ chức lực lượng được các tổ chức, cơ quan, đơn vị triển khai mạnh mẽ.

Trong các nơi tập trung binh lực của thực dân Pháp thì Điện Biên Phủ là nơi tập trung nhiều lực lượng tinh nhuệ nhất, là một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của chúng ở Đông Dương. Đầu tháng 3/1954, lực lượng địch ở đây lên tới 20 tiểu đoàn, phần lớn là lính Âu - Phi, bố trí thành 3 phân khu, với 49 cứ điểm. Bao quanh các cứ điểm là hàng rào dây thép gai, bãi mìn dày đặc. Pháp huy động 80% máy bay ở Đông Dương làm nhiệm vụ tiếp tế và hỗ trợ chiến đấu cho quân địch ở Điện Biên Phủ. Điện Biên Phủ thực tế đã trở thành điểm trung tâm của Kế hoạch Nava. Như vậy, chúng ta có đập tan được tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ thì mới đánh thắng được Kế hoạch Nava.

Nhận thức được điều đó, từ đầu tháng 12/1953, chấp hành Nghị quyết của Bộ Chính trị, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã triển khai hàng loạt công tác chuẩn bị hết sức to lớn cho Chiến dịch Điện Biên Phủ. Với khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, Đảng đã động viên cao nhất sức người, sức của cho mặt trận Điện Biên Phủ. Hơn 26 vạn dân công với trên 10 triệu ngày công đã tham gia phục vụ chiến dịch. 27.400 tấn gạo được huy động chuyển đến mặt trận, trong đó đồng bào Tây Bắc mới được giải phóng đóng góp 7.300 tấn. Hàng vạn thanh niên xung phong phối hợp với công binh mở mới và sửa chữa hàng nghìn kilômét đường. Phương tiện vận tải các loại, kể cả xe đạp được huy động tối đa phục vụ chiến dịch.

Ngày 25/01/1954, các đơn vị bộ đội chủ lực ta đã tới vị trí tập kết, bố trí xong trận địa và sẵn sàng chờ lệnh nổ súng tấn công. Khi địch mới nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, phương châm tác chiến của ta là “đánh nhanh, thắng nhanh”. Sau khi kiểm tra lại tình hình chuẩn bị, thấy địch đã tăng cường lực lượng, tổ chức hệ thống phòng ngự vững chắc, Bộ Chính trị đã chuẩn y đề nghị của Đảng uỷ Mặt trận chuyển từ “đánh nhanh, thắng nhanh”, sang phương châm “đánh chắc, tiến chắc” và hoãn ngày mở đầu chiến dịch. Phương châm chiến dịch thay đổi, kế hoạch bố trí và sử dụng lực lượng cũng phải thay đổi.

Đầu tháng 3/1954, mọi công tác chuẩn bị cho chiến dịch đã hoàn thành. Ngày 13/3/1954, quân ta mở đợt tiến công thứ nhất vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Ta tiêu diệt gọn hai cứ điểm Him Lam, Độc Lập, uy hiếp và gọi hàng cứ điểm Bản Kéo, diệt và bắt sống 2.000 tên địch. Sân bay Mường Thanh bị uy hiếp nghiêm trọng. Thắng lợi đầu tiên của ta làm cho tinh thần binh sĩ địch dao động, thực dân Pháp ở Hà Nội, Sài Gòn và cả Chính phủ Pháp bàng hoàng. Ngày 16/3/1954, quân Pháp nhảy dù xuống Điện Biên Phủ thêm 3 tiểu đoàn nữa. Đợt tiến công thứ hai bắt đầu ngày 30/3/1954. Quân ta chiếm được phần lớn các cứ điểm quan trọng ở phía đông, chia cắt, bao vây, khống chế được tiếp viện của địch. Trong đợt này ta tiêu diệt được 2.500 tên địch.

Bị mất những vị trí quan trọng, quyết định đến sự sống còn của địch ở Điện Biên Phủ, địch đã phản kích quyết liệt. Ngày 8/4/1954, quân Pháp cho tiểu đoàn dự bị thứ 4 nhảy dù xuống Điện Biên Phủ. Đế quốc Mỹ tăng viện gấp cho Pháp 179 máy bay và giặc lái, dự định mở chiến dịch “con diều hâu” dùng máy bay ném bom hạng nặng để cứu nguy cho quân Pháp ở Điện Biên Phủ.

Ngày 19/4/1954, Bộ Chính trị nhận định hai đợt tiến công của ta đã giành được thắng lợi, nhưng thắng lợi còn hạn chế và ta đã phải chịu nhiều tổn thất; trong một số cán bộ đảng viên xuất hiện tư tưởng hữu khuynh, ngại khó, thiếu ý thức trách nhiệm. Bộ Chính trị quyết định tăng cường chi viện cho Điện Biên Phủ, cử nhiều uỷ viên Trung ương Đảng ra mặt trận, chuyển một bộ phận cán bộ đang thực hiện cuộc vận động thực hiện cải cách ruộng đất sang phục vụ chiến dịch và mở đợt sinh hoạt chính trị nâng cao tinh thần chiến đấu cho cán bộ, chiến sĩ ở mặt trận.

Ngày 1/5/1954, quân ta mở đợt tiến công thứ ba nhằm tổng công kích tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Điện Biên Phủ. Sau ba ngày đêm chiến đấu, quân ta chiếm lĩnh các điểm cao còn lại ở phía Đông và thu hẹp phạm vi chiếm đóng của địch ở phía Tây. Lúc này, bộ đội ta đã thắt chặt vòng vây và chỉ còn cách sở chỉ huy địch 300m. Thấy rõ nguy cơ bị tiêu diệt, quân Pháp cho tiểu đoàn dự bị cuối nhảy dù xuống Điện Biên Phủ để tổ chức phá vòng vây, tháo chạy sang Lào nhưng không kịp.

Đêm 6/5/1954, toàn bộ pháo binh và tên lửa của ta dồn dập bắn vào sở chỉ huy của địch ở Điện Biên Phủ. 14 giờ ngày 7/5/1954, các cánh quân của ta tiến vào khu trung tâm, một đơn vị quân ta tiến thẳng vào sở chỉ huy địch. Đến 17 giờ 30 phút cùng ngày, tường Đờ Catxtơri và toàn bộ ban tham mưu tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của địch bị bắt sống, số còn lại nhảy ra khỏi hầm xin hàng. Hàng nghìn tên địch ở phân khu phía Nam bị bắt sống. Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng.

Sau 56 ngày đêm chiến đấu gian khổ và anh dũng, quân ta đã tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, diệt và bắt sống 16.000 tên địch, bắn rơi 62 chiếc máy bay, thu nhiều vũ khí. Ngày 8/5/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư khen ngợi bộ đội, dân công, thanh niên xung phong và đồng bào Tây Bắc.

Chiến thắng của sức mạnh chính nghĩa

Chiều ngày 7/5/1954, lá cờ "Quyết chiến, quyết thắng" tung bay trên nóc hầm De Castres. (Nguồn: Báo ĐCSVN).

Chiều ngày 7/5/1954, lá cờ "Quyết chiến, quyết thắng" tung bay trên nóc hầm De Castres. (Nguồn: Báo ĐCSVN).

Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi lớn nhất của cuộc đọ sức toàn diện và quyết liệt của quân dân Việt Nam với quân đội xâm lược nhà nghề của thực dân Pháp. Chiến công đó được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống Đa trong thế kỷ XX và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công hiển hách. Nó báo hiệu sự thắng lợi của Nhân dân các dân tộc bị áp bức, sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên thế giới.

Thời điểm đó, Đảng ta đã có đường lối cách mạng, đường lối quân sự đúng đắn, sáng tạo và sự chỉ đạo chiến lược sáng suốt, tài tình. Đó là đường lối kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược trong cách mạng dân tộc dân chủ: chống đế quốc và chống phong kiến, vừa kháng chiến, vừa kiến quốc xây dựng chế độ mới.

Chiến thắng Điện Biên Phủ cũng thể hiện rõ Nhân dân ta rất anh hùng, đoàn kết một lòng tạo nên sức mạnh của cả dân tộc đứng lên kháng chiến, thực hiện “mỗi quốc dân là một chiến sĩ, mỗi làng xóm là một pháo đài”, kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ kháng chiến với nhiệm vụ xây dựng, củng cố Nhà nước cộng hòa dân chủ Nhân dân, tăng cường củng cố khối liên minh công nông. Đồng thời, sức mạnh vững chắc về chính trị, kinh tế của hậu phương đã cổ vũ tinh thần, tiếp thêm ý chí quyết chiến quyết thắng cho các chiến sĩ ngoài mặt trận.

Chiến thắng Điện Biên Phủ còn là thắng lợi của sự chi viện, cổ vũ và ủng hộ vô tư của các nước xã hội chủ nghĩa, của Nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới, trong đó có Nhân dân Pháp, và đặc biệt là 2 nước Lào và Campuchia cùng chung một chiến hào.

Có thể nói, thắng lợi của Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ chính là thắng lợi của nghệ thuật chỉ đạo, với phương châm “đánh chắc, tiến chắc” của Bộ Chỉ huy chiến dịch, gắn với tài thao lược của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Thắng lợi này còn chứng tỏ rằng, một dân tộc dù là nhỏ yếu nhưng một khi đã đoàn kết đứng lên kiên quyết đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng để giành độc lập và dân chủ thì có đầy đủ lực lượng để chiến thắng mọi kẻ thù dân tộc. Từ đó góp phần củng cố một chân lý: Các dân tộc bị áp bức, bị xâm lược nếu có ý chí tự lực, tự cường, chủ động sáng tạo và biết đoàn kết đấu tranh vì độc lập tự do thì dân tộc đó nhất định thắng lợi.

Ngày 17/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự cuộc gặp mặt, tri ân đầy ý nghĩa và xúc động với các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Trong bài phát biểu tại cuộc gặp mặt, Thủ tướng khẳng định: “Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người anh hùng dân tộc vĩ đại, Danh nhân văn hóa thế giới, quân và dân ta đã anh dũng chiến đấu, tiến hành trận quyết chiến quyết thắng Điện Biên Phủ, giành thắng lợi quyết định, đưa cuộc kháng chiến của dân tộc ta đến thắng lợi hoàn toàn. Chiến thắng Điện Biên Phủ mãi mãi là bản anh hùng ca bất diệt - "Một dấu mốc bằng vàng chói lọi" trong lịch sử dân tộc ta, non sông đất nước ta”.

Theo Thủ tướng, đó là chiến thắng của bản lĩnh, trí tuệ và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, của lương tri và phẩm giá con người, được thể hiện bằng sự lãnh đạo, chỉ đạo chiến lược đúng đắn, sáng tạo, tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, tài thao lược của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các tướng lĩnh, cán bộ, chiến sĩ trên chiến trường. Đó là chiến thắng của chính nghĩa, của dân tộc Việt Nam anh hùng, của sự đoàn kết "quân với dân một ý chí", của tinh thần chiến đấu dũng cảm, kiên cường, quyết chiến và khát khao chiến thắng của toàn quân, toàn dân ta, vì "không có gì quý hơn độc lập, tự do". Đó là chiến thắng của sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; trong đó có sự ủng hộ, giúp đỡ, hỗ trợ của các nước xã hội chủ nghĩa anh em và Nhân dân tiến bộ, yêu chuộng hòa bình trên thế giới, nhất là các nước trên bán đảo Đông Dương.

Đọc thêm

Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa: Đánh giá kỹ, bảo đảm nguồn lực đầu tư phát triển văn hóa

Toàn cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) - Sáng 1/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 (Chương trình). Một số ý kiến đề nghị rà soát, đánh giá khả năng huy động, bố trí tài chính và việc giải ngân vốn để bảo đảm hiệu quả của Chương trình.

Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC làm việc với Tỉnh ủy Ninh Bình

Ngày 1/11, Đoàn kiểm tra, giám sát thường xuyên của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình. (Ảnh: Báo Ninh Bình)
(PLVN) - Ngày 1/11, Đoàn kiểm tra, giám sát thường xuyên của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) do ông Ngô Văn Tuấn, Tổng Kiểm toán Nhà nước, thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình.

Quy định rõ trách nhiệm của từng đối tượng trong hoạt động phòng cháy, chữa cháy

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) -Tiếp tục chương trình Kỳ họp, sáng nay, 1/11, Quốc hội (QH) thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH). Dự thảo Luật đã bổ sung, quy định rõ trách nhiệm của từng đối tượng trong hoạt động PCCC, CNCH.

Toạ đàm 'Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật trong Kỷ nguyên mới'

Toạ đàm 'Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật trong Kỷ nguyên mới'
(PLVN) - Thực hiện Kế hoạch của Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp, sáng nay, 1/11, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm “Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật trong Kỷ nguyên mới”. TS Nguyễn Thanh Tịnh - Uỷ viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì Toạ đàm.

Sớm nâng cấp quan hệ Việt Nam - Qatar lên tầm cao mới

Sớm nâng cấp quan hệ Việt Nam - Qatar lên tầm cao mới
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhà nước Qatar, sau lễ đón chính thức được tổ chức hết sức trọng thể tại Hoàng cung, sáng 31/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiến hành hội đàm, trao đổi sâu rộng với Thủ tướng Qatar Sheikh Mohamed bin Abdurahman Al Thani.

Tranh thủ thời cơ, đẩy lùi nguy cơ, đưa đất nước bứt phá và cất cánh

Tổng Bí thư Tô Lâm với cán bộ, học viên lớp bồi dưỡng. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Chiều 31/10, tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (Học viện), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có buổi trao đổi một số nội dung về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc với các học viên lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV (lớp 3).

Cuộc chiến không ngừng nghỉ

Ảnh minh hoạ (Nguồn: https://bnc.tuyenquang.dcs.vn)
(PLVN) - Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về tham nhũng (PCTN), lãng phí, tiêu cực nhận định khi chủ trì cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo tổ chức mới đây, công tác PCTN lãng phí, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh theo chiều sâu, đáp ứng yêu cầu thực tế, không ngừng, không nghỉ...

Việt Nam, Qatar ký kết nhiều văn kiện hợp tác quan trọng

Việt Nam, Qatar ký kết nhiều văn kiện hợp tác quan trọng
Trưa 31/10, trong chương trình thăm chính thức Nhà nước Qatar, sau khi hội đàm, Thủ tướng Nhà nước Qatar Sheikh Mohammed bin Abdulrahman bin Jasim Al-Thani và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chứng kiến lễ ký kết các văn kiện hợp tác giữa hai nước.