Khi gia đình mang tên… trầm cảm

Trầm cảm gây gián đoạn cuộc sống gia đình.
Trầm cảm gây gián đoạn cuộc sống gia đình.
(PLVN) - Rượu, ma tuý, ngoại tình, ô nhiễm môi trường, áp lực xã hội, nghiện Internet… đều có thể là những nguyên nhân gây nên bệnh trầm cảm đối với mỗi thành viên trong các gia đình Việt Nam hiện nay. Căn bệnh trầm cảm có thể làm gián đoạn cuộc sống hạnh phúc và sự phát triển lành mạnh của một gia đình, thậm chí là nguồn cơn của những câu chuyện đau lòng xảy ra giữa vợ chồng, cha mẹ và con cái, anh chị em trong nhà…

Đau lòng chuyện trầm cảm sau sinh con

Không ít phụ nữ rơi vào tình trạng bối rối cùng cực khi đối mặt với thiên chức làm mẹ, đặc biệt khoảng thời gian sau khi sinh con. Đó là thời điểm sức khoẻ của người mẹ chưa phục hồi hoàn toàn nhưng bắt đầu phải đối mặt với những áp lực nuôi dưỡng, chăm sóc con cái, áp lực mưu sinh kiếm sống và cả áp lực từ người chồng, bố mẹ, gia đình, xã hội. 

Bên cạnh yếu tố tâm sinh lý, không thể phủ nhận Internet và mạng xã hội đang ảnh hưởng lớn đến cảm xúc, tâm trạng của nhiều mẹ bầu sau sinh, khiến họ rơi vào trầm cảm, rối loạn tâm thần, gây nên những hậu quả nặng nề. Những từ khoá như “những bậc cha mẹ tồi tệ”, “người mẹ giết con sau sinh”, “trầm cảm sau sinh”…  đạt tới hàng chục triệu lượt tìm kiếm trên Google, kéo theo đó là hàng loạt tin tức, video, fanpage, website kể về những bà mẹ “máu lạnh, nhẫn tâm”.

Nào là chuyện “người mẹ ở Hà Tĩnh bị bắt khẩn cấp để điều tra về hành vi giết con đẻ mới 18 tháng tuổi”, “nghi án một người mẹ ở Tuyên Quang bất ngờ bóp cổ con trai 6 tuổi tới chết”, đến chuyện “khởi tố người mẹ nhẫn tâm giết con 3 tuổi rồi tự tử bất thành ở Bắc Ninh”, “người mẹ nhẫn tâm bỏ con sơ sinh ở hố gas dưới nắng nóng”….

Những thông tin nêu trên được chia sẻ tràn lan qua Internet và mạng xã hội với đủ loại nhận định, mà chủ yếu là các nhận xét tiêu cực, chửi bới những người mẹ trên là “quái vật”, “tàn tệ”, “ác độc”,… Lan toả những câu chuyện chỉ được đánh giá một chiều như vậy góp phần tạo nên một bầu không khí u ám trong xã hội, vô hình trung tạo nên áp lực vô hình đối với các thành viên trong gia đình.

Các bác sĩ tâm lý cho biết biến đổi tâm lý sau sinh rất phức tạp. Phụ nữ sau sinh phải trải qua lần chuyển dạ biến động lớn đến tinh thần và sức khỏe của người phụ nữ. Ngoài biến đổi lớn về sức khỏe, nội tiết cũng thay đổi trầm trọng dẫn tới biến đổi về tâm sinh lý. Theo thống kê, trong giai đoạn sau sinh có tới 85% phụ nữ bị rối loạn khí sắc. Ở hầu hết phụ nữ, những triệu chứng này tương đối nhẹ, tuy nhiên có một số phụ nữ bị dai dẳng và nghiêm trọng. 

Trầm cảm sau sinh khiến nhiều mẹ u uất nghĩ quẩn, thậm chí sát hại con rồi tự sát.
 Trầm cảm sau sinh khiến nhiều mẹ  u uất nghĩ quẩn, thậm chí sát hại con rồi tự sát.

Phụ nữ sau sinh có nhiều triệu chứng trầm cảm từ nặng đến nhẹ. Nhẹ thì ít nói, ủ rũ, không muốn tiếp xúc với mọi người, bỏ ăn uống và có phản ứng tiêu cực; nặng thì có thể không tiếp xúc với bất cứ ai, nghĩ quẩn, chọn cách sát hại con và tự tử...

Trong xã hội hiện đại, nhiều mẹ sau khi sinh em bé chỉ nuôi con một mình, không được gia đình quan tâm hoặc gặp phải những khó khăn trong chăm sóc con cái, mâu thuẫn với chồng về tình cảm, kinh tế… Những yếu tố này cũng góp phần đẩy người mẹ sau sinh vào “bờ vực” trầm cảm.

Rất nhiều bi kịch thương tâm xuất phát từ trầm cảm sau sinh mà không được hỗ trợ, can thiệp kịp thời. Vào năm 2015, dư luận xã hội bị chấn động bởi câu chuyện tại Bắc Giang, một người mẹ trầm cảm sau sinh đã ra tay sát hại đứa con chưa đầy 2 tháng tuổi sau khi dùng dao giết chết đứa con 6 tuổi. Cùng năm đó, một người mẹ ở Hà Nội cũng lựa chọn cướp đi sự sống của đứa trẻ mới 4 tháng tuổi dù đã được điều trị bằng thuốc về bệnh trầm cảm. Còn nhiều trường hợp thực tế đau lòng hơn nữa.

“Trầm cảm sau sinh có phải là cái cớ để người mẹ tước đi sinh mạng của chính con đẻ của mình?”, “Trầm cảm sau sinh có phải bệnh tâm thần?”, “Mẹ giết con vì trầm cảm sau sinh bị xử lý như thế nào?” – đây là những câu hỏi được đông đảo quần chúng, dư luận quan tâm.

Các chuyên gia tâm lý khẳng định trầm cảm sau sinh là một chứng bệnh rất phổ biến và nguy hiểm. Song, tất nhiên, những người mẹ ra tay sát hại con cái sau sinh đều phải đối mặt với những chế tài nghiêm khắc của pháp luật. 

Báo động bệnh trầm cảm đối với trẻ em

Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, những người mẹ trầm cảm có đáng được nhận sự cảm thông của xã hội hay không? Nhiều năm nay, chỉ số rối loạn tâm thần ở Việt Nam đang có xu hướng tăng, phổ biến là các bệnh về rối loạn cảm xúc, đặc biệt là bệnh trầm cảm.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) dự đoán đến năm 2020, trầm cảm sẽ là căn bệnh có số lượng người mắc phải lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau bệnh tim mạch. Căn bệnh trầm cảm có thể là nguồn cơn nguy hiểm gây gián đoạn cuộc sống gia đình, khiến người mắc bệnh nghĩ quẩn, tự làm tổn thương bản thân, thậm chí là sát hại người thân và tự sát.

Nếu gia đình có thành viên triệu chứng trầm cảm,  những thành viên còn lại trong gia đình thông thường phải chịu rất nhiều áp lực, thậm chí có thể xuất hiện những biểu hiện rối loạn lo âu, mất kiểm soát cảm xúc… dẫn đến căn bệnh trầm cảm. Đặc biệt, tỷ lệ trẻ em và vị thành niên mắc các vấn đề sức khoẻ tâm thần chung ở Việt Nam đang có chiều hướng tăng lên hàng năm. 

Trầm cảm ở trẻ vị thành niên đang có xu hướng tăng.
Trầm cảm ở trẻ vị thành niên đang có xu hướng tăng. 

Dù vậy, sức khoẻ tâm thần ở Việt Nam đang được hiểu theo nhiều cách khác nhau như: “mất năng lực nhận thức”, “tiêu cực”, hoặc “bất bình thường”, “suy nghĩ khác lạ”, “bị một loại bệnh gì đó”, “là một ngoại lệ”, “không ổn định”… Điều này gây nên sự kỳ thị hoặc lãnh đạm đối với người có khó khăn về sức khoẻ tâm thân và kết quả là khiến mọi người có tâm lý ngại ngần khi tiếp cận các dịch vụ tâm lý.

Theo nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc (UNICEF), khoảng 8% - 29% trẻ em đang trong độ tuổi vị thành niên ở Việt Nam mắc các bệnh về sức khỏe tâm thần. Ước tính có khoảng 3 triệu trẻ em ở Việt Nam có nhu cầu về các dịch vụ sức khoẻ tâm thần, nhưng chỉ có khoảng 20% trong số đó nhận được hỗ trợ y tế và điều trị cần thiết.

Các loại hình vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến nhất trong trẻ em Việt Nam là các vấn đề hướng nội (ví dụ như lo âu, trầm cảm, cô đơn) và các vấn đề hướng ngoại (ví dụ như tăng động và giảm chú ý). 

Nhiều chuyên gia tham vấn tâm lý chỉ ra nhiều trường hợp trẻ bị trầm cảm có nguyên nhân chính đến từ cha mẹ. Trong gia đình Việt Nam, không ngạc nhiên khi thấy các bậc cha mẹ thường áp đặt lên con cái phải làm thế này thế kia mới tốt, nếu không làm theo thì khó chịu, mắng mỏ, thậm chí chửi bới, đay nghiến.

Một số trường hợp khác như gia đình có con trẻ thuộc cộng đồng LGBT (người đồng tính, song tính hoặc chuyển giới), nhiều bố mẹ đưa con đi tham vấn tâm lý nhằm “trị liệu cho con thành người bình thường”.

Từ những lý do giản đơn như bố mẹ không lắng nghe, ép buộc con cái theo ý mình đến những nguyên nhân phức tạp hơn như bạo lực gia đình, mất đi người thân, kinh tế gia đình khó khăn, căng thẳng học hành tại trường lớp, lạm dụng chất kích thích, quan hệ tình dục không an toàn, phải kết hôn sớm…, con trẻ có thể cảm thấy cô đơn, sa sút tinh thần, xuất hiện các triệu chứng trầm cảm.

Trầm cảm có thể xuất hiện ở trẻ em, người trung niên và người cao tuổi.
 Trầm cảm có thể xuất hiện ở trẻ em, người trung niên và người cao tuổi.

Theo các chuyên gia tâm lý, gia đình cần hết sức lưu ý khi thấy trẻ có các biểu hiện như: tự làm tổn thương bằng cách tự tử, tự cắt tay; tự cô lập bản thân, buồn bã, không chịu tắm và vệ sinh cá nhân, lười biếng, không thích làm những việc mà trước đó bản thân rất yêu thích; bỗng dưng ăn quá nhiều hoặc không ăn gì; mất dần trí nhớ, mất khả năng tập trung; hay muốn tự tử, trả thù cha mẹ... Những biểu hiện này nếu kéo dài nhiều tháng liên tục là dấu hiệu trẻ đã mắc chứng trầm cảm, nếu không được can thiệp kịp thời sẽ gây ra hậu quả khôn lường.

Mặt khác, có nhiều bằng chứng cho thấy có mối liên hệ giữa mạng xã hội và trầm cảm. Nhiều nghiên cứu chỉ ra người dùng là thanh thiếu niên dành nhiều thời gian trên Instagram, Facebook có tỷ lệ trầm cảm cao hơn đáng kể so với những người dành ít thời gian cho mạng xã hội.

Bên cạnh đó, một nghiên cứu năm 2017 trên hơn nửa triệu học sinh lớp 8 đến lớp 12 cho thấy số lượng trẻ trầm cảm đã gia tăng 33%, (trong đó tỷ lệ tự tử ở các bé gái tăng 65%) từ năm 2010 đến 2015 – đây cũng là thời điểm smartphone (điện thoại thông minh) trở nên phổ biến ở Việt Nam.

Điều này không có nghĩa Instagram, Facebook hay smartphone trực tiếp gây ra trầm cảm. Nhưng rõ ràng có mối tương quan nhất định, đáng suy ngẫm giữa sự gia tăng trầm cảm ở trẻ em, thanh thiếu niên với sự gia tăng sử dụng mạng xã hội, cũng như các thiết bị thông minh. 

Thiết nghĩ, “gia đình trầm cảm” không còn là một khái niệm xa lạ. Đáng nói, không chỉ phụ nữ, trẻ em là đối tượng của trầm cảm mà ngay cả người chồng, người cao niên cũng có thể là đối tượng của căn bệnh này.

Đã đến lúc phải nhìn thẳng một sự thật, trầm cảm là một bệnh lý hiện hữu, phổ biến và nguy hiểm. Người mắc trầm cảm cần được quan tâm, can thiệp kịp thời để giúp họ vượt qua căn bệnh quái ác này. Theo đó, gia đình có thể là nguyên do, tác nhân dẫn đến trầm cảm, nhưng cũng chính là một nguồn trị liệu cảm xúc quan trọng đối với mỗi cá nhân, mỗi thành viên thuộc gia đình.  

Tin cùng chuyên mục

Việc hút thuốc lá ở độ tuổi thanh thiếu niên gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần.

Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết con đang sử dụng thuốc lá điện tử

(PLVN) - Thuốc lá điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ với hình thức hiện đại và hương vị đa dạng. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài “ vô hại ” ấy lại là hàng loạt nguy cơ đối với sức khỏe thể chất và tâm thần. Ths. Bác sĩ Nguyễn Thành Long, chuyên gia tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra những cảnh báo và biểu hiện giúp các bậc phụ huynh nhận biết và ngăn chặn kịp thời việc con em mình sử dụng loại sản phẩm nguy hiểm này.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.