Khí chất lính cụ Hồ, sống cống hiến cho đất nước, chết hiến tạng cứu 6 người

Gia đình thiếu tá Lê Hải Minh trong buổi lễ tri ân của bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Gia đình thiếu tá Lê Hải Minh trong buổi lễ tri ân của bệnh viện Trung ương Quân đội 108
(PLVN) - Khi biết chồng không thể qua khỏi, vợ thiếu tá Lê Hải Ninh đã đồng tâm cùng gia đình tình nguyện hiến tạng của anh để cứu người. Nhờ sự hi sinh cao cả của anh và gia đình mà sự sống đã được hồi sinh cho 6 người khác. Hơn nữa, chính anh cũng là người góp phần tạo nên kỳ tích cho y học Việt Nam khi ca ghép phổi đầu tiên thành công. 

Rơi nước mắt trước lời từ biệt của người vợ trẻ

“Em không biết việc làm của em là đúng hay sai, em cũng không biết anh có giận em hay không, nhưng em muốn anh cứu được nhiều người khác. Anh không thể ở lại, anh ra đi nhưng em muốn trái tim anh vẫn đập, phổi anh vẫn thở và đôi mắt của anh vẫn sáng ngời, theo dõi thấy được mẹ con em sống như thế nào, anh nhé!”, đứng bên giường bệnh, chạm khẽ vào tay chồng chị Tạ Thị Kiều, vợ thiếu tá Ninh thì thầm như thể như anh vẫn còn nghe thấy. 

Thiếu tá Lê Hải Ninh là cán bộ thuộc Lữ đoàn Tăng thiết giáp 202, Quân đoàn 1, người trai Yên Mô, Ninh Bình đang ở tuổi 45 bỗng nhiên bị đột quỵ. Người vợ trẻ lên Hà Nội khi anh được chuyển lên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 chẳng kịp quay về nhà dặn dò hai cậu con trai còn nhỏ dại.

Nhớ lại câu chuyện của người đồng chí Lê Hải Ninh, Trung tướng Mai Hồng Bàng - Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 không khỏi xúc động, ngày 23/2 thiếu tá Lê Hải Ninh được tuyến trước chuyển tới bệnh viện trong tình trạng vô cùng nguy kịch. Anh bị đột quỵ não xuất huyết dưới nhện lan tỏa, phù não, sau hội chẩn đã được hội đồng chuyên môn kết luận bị chết não. 

“Chúng tôi đã vô cùng xúc động khi chị Kiều trong giây phút khó khăn, đau buồn nhất, khi chúng tôi đề nghị về việc hiến tạng đã lập tức cùng gia đình đưa ra quyết định dũng cảm và đáng khâm phục là hiến 6 bộ phận tạng của anh Ninh để cứu những người khác. Giây phút chứng kiến chị Kiều nói những lời cuối cùng với anh Ninh chúng tôi mới thấy hết được sự kiên cường và hi sinh của chị và gia đình”, Trung tướng Mai Hồng Bàng nhớ lại. 

Nhờ quyết định đó, giờ đây trái tim của thiếu tá Ninh đang đập trong lồng ngực anh Nguyễn Quốc Hùng, 30 tuổi, 2 lá phổi đang thở trong lồng ngực anh Trần Ngọc Hanh, 54 tuổi, 2 quả thận đang sống trong cơ thể 2 người khác nhau ở 2 đầu Nam - Bắc, 2 giác mạc đang sáng trên mắt 2 bệnh nhân khác. Hiện tại cả 6 bệnh nhân được thiếu tá Ninh cho tạng ghép đã được cứu sống một cách kỳ diệu, sức khoẻ đã ổn định, có người đã ra viện.

Chiều ngày 28/3, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội) đã tổ chức buổi lễ tôn vinh thiếu tá Lê Hải Ninh cùng gia đình anh. Giữa không gian tĩnh lặng và xúc động của buổi lễ, ông Lê Xuân Cựu (Yên Mô, Ninh Bình) – bố đẻ của thiếu tá Lê Hải Minh trải lòng mình: “Quyết định hiến tạng của con tôi để cứu sống những người khác đã được đưa ra chóng vánh với sự đồng thuận nhất trí cao giữa bố mẹ, vợ-con, các anh chị em ruột thịt hai bên gia đình và hoàn toàn tự nguyện. Chúng tôi hiểu rằng, sự ‘cho đi’ là ‘còn mãi mãi… Đâu đó trên cõi đời này, con em chúng tôi vẫn còn hiện diện và dõi theo chúng tôi…

Các ca ghép thành công đem lại sự sống cho 6 người thật sự là nguồn an ủi, động viên xen lẫn tự hào của gia đình, họ tộc chúng tôi. Qua việc làm cụ thể của gia đình mình, chúng tôi mong muốn và tin tưởng rằng, phong trào hiến tạng sẽ được lan toả rộng rãi trong toàn xã hội, để có thể giúp cho nhiều người đang cần tạng để ghép mà chưa có nguồn can thiệp, giúp họ ở lại và cống hiến thêm cho cuộc đời, cho xã hội,” ông Lê Xuân Cựu chia sẻ.

Kỳ tích của y học Việt Nam

Những năm qua, trong lĩnh vực ghép tạng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã thực hiện thành công nhiều ca ghép tạng bao gồm thận, gan, tim, tụy, giác mạc và một số bộ phận khác. Tuy nhiên, ghép phổi vẫn là một thách thức đối với các y bác sỹ, không chỉ ở nước ta mà trên thế giới.

Ngày 26/2, ca ghép phổi đầu tiên từ người cho chết não - lá phổi của thiếu tá Lê Hải Ninh - cho một bệnh nhân được tiến hành trong liên tục trong gần 8 giờ với sự tham gia của hơn 60 thầy thuốc, bác sỹ, phẫu thuật viên, kỹ sư, dược sỹ, điều dưỡng, nhân viên phục vụ tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Ngoài ra, kíp mổ còn có sự tham gia của hai chuyên gia đến từ Pháp và Bỉ.

Người nhận hai lá phổi là bệnh nhân Trần Ngọc Hanh, sinh năm 1964, ở Nam Định. Ông được chẩn đoán suy hô hấp do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn cuối. Trước khi được ghép phổi, bệnh nhân này thường xuyên phải cấp cứu trong bệnh viện, nhiều đợt phải thở máy, thở oxy liên tục. Tình trạng của bệnh nhân rất nghiêm trọng, có thể tử vong bất cứ lúc nào.

Hiện tại, bệnh nhân Hanh cho biết ca phẫu thuật đã giúp sức khỏe của ông hồi phục tới 80% và còn tiến triển. Theo đánh giá của các bác sĩ, hiện chức năng hô hấp của bệnh nhân tốt, phim X-quang cho thấy hai phổi sáng.

Theo Giáo sư Hồng Bàng, bệnh viện đã thực hiện thành công nhiều ca ghép tạng bao gồm thận, gan, tim, tụy, giác mạc và một số bộ phận khác. Tuy nhiên, ghép phổi vẫn là một thách thức đối với các y bác sĩ, không chỉ ở nước ta mà trên thế giới.

Ghép phổi được xem là phẫu thuật khó nhất trong ngành ghép tạng, đặc biệt với nguồn hiến từ người chết não, sự khó khăn càng tăng gấp bội bởi yêu cầu khẩn trương, chuyên sâu và phối hợp nhiều nguồn lực.

Bác sỹ Hoàng Anh Dũng - chuyên gia ghép tạng từ Vương quốc Bỉ cho biết, ông đánh giá rất cao về những tiến bộ kỹ thuật ghép tạng của Bệnh viện 108. Các chuyên gia của Bệnh viện 108 đã thực sự làm chủ kỹ thuật ghép rất khó khăn, phức tạp này. Ca ghép phổi lịch sử của Bệnh viện 108 đã đánh dấu bước tiến lớn trong lĩnh vực ghép tạng của Việt Nam trên bản đồ ghép tạng thế giới.

Ca ghép phổi lấy từ người cho chết não đầu tiên đã thành công lần đầu tiên tại Việt Nam
Ca ghép phổi lấy từ người cho chết não đầu tiên đã thành công lần đầu tiên tại Việt Nam

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định, thành công của ca ghép phổi từ người cho chết não là một niềm vui lớn của ngành y tế. Đây là sự nỗ lực, quyết tâm rất lớn, ý chí vươn lên của tập thể, đảng ủy, Ban giám đốc của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trong một thời gian ngắn với một đề tài độc lập cấp Nhà nước và Đề án thành lập Trung tâm Khoa học Công nghệ tăng cường nghiên cứu và phát triển kỹ thuật ghép mô ở cơ thể người của Bệnh viện 108. Điều này đó cho thấy sự trưỏng thành của y học Việt Nam.

Sáu ca ghép tạng được thực hiện chỉ trong vòng 40 giờ từ khi bệnh nhân được xác định chết não. Tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, các bác sĩ đã thực hiện các ca ghép gồm một thận, hai lá phổi và một giác mạc cho ba bệnh nhân. Bệnh viện Mắt Trung ương ghép một giác mạc cho một bệnh nhân. Bệnh viện Chợ Rẫy ghép tim cho một bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối và một thận ghép cho bệnh nhân suy thận.

Không chỉ có kỳ tích về ca ghép phổi mà hành trình đưa trái tim của thiếu tá Lê Hải Ninh bay hơn 1600km vào Thành phố Hồ Chí Minh để cứu sống một bệnh nhân trẻ khác cũng trở thành niềm tự hào của y học Việt Nam. 

Nói về ca phẫu thuật lịch sử, tiến sỹ Ngô Vi Hải - Chủ nhiệm khoa Phẫu thuật tim mạch (Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) cho biết: “Vì thời gian ‘vàng’ cho tạng như tim, phổi chỉ khoảng 6 tiếng kể từ khi lấy ra, với thận là 18 tiếng, nên chúng tôi đã phải phối hợp rất nhịp nhàng với Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Việt Đức, Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người để điều phối các ca ghép. Tại hai đầu cầu Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh đã liên hệ với ngành hàng không để vận chuyển tạng trong các thùng chuyên dụng bằng hai chuyến bay khác nhau.

Sau khi kíp phẫu thuật lấy tim của người hiến, Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người đã chuyển tim vào hộp đựng chuyên biệt đưa lên máy bay đi Thành phố Hồ Chí Minh, sau đó quả thận được chuyển tiếp đi chuyến bay sau đó. Việc phối hợp phải được tính toán từng phút vì tim và phổi không để quá 6 giờ sau khi lấy khỏi cơ thể người hiến. Thận để được lâu hơn nhưng không quá 18 giờ”.

Trưa ngày 26/2, quả tim được đưa ra khỏi lồng ngực của Thiếu tá Lê Hải Ninh ở bệnh viện Trung ương Quân đội 108, bác sĩ bệnh viện Chợ Rẫy nhanh chóng lên xe cứu thương ra sân bay Nội Bài. Nhờ sự trao đổi trước với lực lượng Cảnh sát giao thông và lãnh đạo sân bay, quả tim đã lên kịp chuyến bay. Trong quá trình vận chuyển, cứ mỗi 2 giờ bác sĩ phải bơm dung dịch bảo vệ tạng một lần.

Vừa đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất, 2 xe cứu thương của Bệnh viện Chợ Rẫy được đặc cách vào tận cửa thang máy bay đợi sẵn. Ngay khi xe cứu thương lăn bánh, cảnh sát giao thông Thành phố Hồ Chí Minh dùng mô tô đặc chủng dẫn đường, rút ngắn thời gian về bệnh viện, trong lúc giao thông đông đúc.

Thùng đựng tim vừa xuống xe cấp cứu, các bác sĩ bệnh viện Chợ Rẫy dùng băng ca đưa thẳng lên phòng ghép tim. 14h30, ca phẫu thuật bắt đầu. Tới 19h15 phút, quả tim bắt đầu đập lại trong lồng ngực chàng trai 29 tuổi, máu lưu thông tốt. Lúc này, ê-kíp bác sĩ mới thở phào nhẹ nhõm. 21h30, cuộc mổ hoàn tất.

Nghĩa cử cao đẹp của Thiếu tá Lê Hải Ninh và gia đình anh đã tiếp nối sự sống cho nhiều người, là câu chuyện truyền cảm hứng cho nhiều người khác về hành động hiến tạng cứu người. Thiếu tá Lê Hải Ninh, người lính cụ Hồ áy đã khuất nhưng trái tim anh vẫn còn đập, lá phổi anh vẫn còn thở và đôi mắt anh vẫn còn sáng… Đó là minh chứng rõ ràng nhất cho thông điệp “Cho đi là còn mãi” của hành động hiến tạng cứu người.

Đọc thêm

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dâng hưởng tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dâng hoa tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: TTXVN
​
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 131 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2021), 110 năm Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 - 5/6/2021), sáng nay, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thành kính dâng hương tưởng nhớ, tri ân vị lãnh tụ vô vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam.

Trồng cây kỷ niệm nhân ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trồng cây kỷ niệm nhân ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) - Sáng nay (19/5), Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đã tổ chức lễ trồng cây kỷ niệm nhân 131 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 – 2021), tại công trình “Xây dựng mới Trung tâm xét nghiệm Y khoa TP HCM” cụm y tế xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh, TP HCM.

Nhiều triển lãm kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Cán bộ, chiến sĩ Lực lượng vũ trang TPHCM tham quan triển lãm tại đường Đồng Khởi. Ảnh: hcmcpv.org.vn
(PLVN) - Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn TP Hồ Chí Minh cho biết, từ nay đến hết ngày 11/6/2021, TP tổ chức trưng bày các triển lãm theo chủ đề để kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2021) và kỷ niệm 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 - 5/6/2021).

Sức sống bất diệt của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc

Chủ tịch Hồ chí Minh-người khởi xướng, xây dựng và hết lòng chăm lo khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Ảnh: báo Đảng Cộng sản Việt Nam
(PLVN) - Thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam đã chứng minh sức sống của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc. Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc và việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc của Người là cống hiến đặc sắc, có giá trị lý luận và giá trị thực tiễn hết sức quan trọng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh - thần tượng của những người làm báo

Chủ tịch Hồ Chí Minh - thần tượng của những người làm báo
(PLVN) - Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nhận xét: “Sự ứng xử linh hoạt của Hồ Chí Minh trong giao tiếp ngoại giao đã trở thành những câu chuyện huyền thoại”. Điều này được thể hiện rõ qua cách Người giao tiếp với truyền thông trong nước và quốc tế. 

Đề cao việc phát huy vai trò, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu

Ảnh tư liệu
(PLVN) - Tại phiên họp ngày 7/5/2021, Bộ Chính trị kết luận sau khi nghe Ban Tuyên giáo Trung ương báo cáo kết quả 5 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khoá XII "Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" (Chỉ thị 05) và ý kiến của các cơ quan liên quan.

Trưng bày hình ảnh, tư liệu chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”

 Đại biểu tham quan triển lãm. Ảnh: QĐND
(PLVN) - Qua nội dung trưng bày “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” khẳng định Chủ tịch Hồ Chí Minh – Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới là linh hồn, là ngọn cờ chói lọi, lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đoàn kết một lòng, chiến đấu anh dũng, viết nên những trang sử vẻ vang nhất của Tổ quốc ta. 

Sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW: Nhiều chuyển biến tích cực trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng

Sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW: Nhiều chuyển biến tích cực trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng
(PLVN) -  Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh Phú Thọ đã tổ chức Hội nghị Sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; sơ kết công tác xây dựng Đảng quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2021. 

75 năm bức thư chúc mừng Giáng sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Tình cảm còn mãi trong tâm hồn mỗi giáo dân

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện thân mật với các đại biểu tôn giáo trong Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1960 (Nguồn ảnh: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, Tài liệu ảnh giai đoạn 1954 - 1985).
(PLVN) - Ngày 25/12/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bức thư chúc mừng đồng bào Cơ đốc giáo nhân ngày Giáng sinh. 75 năm đã trôi qua từ bức thư đó, nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh về khoan dung tôn giáo vẫn sáng ngời, để từ đó sự thống nhất, đoàn kết gắn bó bền chặt giữa tôn giáo với dân tộc ngày càng sâu đậm, tạo thành nguồn sức mạnh to lớn, góp phần vào chiến thắng chung của dân tộc.