Khẩn trương kiện toàn tổ chức, cán bộ của Tư pháp cấp huyện

Bộ trưởng Hà Hùng Cường phát biểu tại Hội nghị
Bộ trưởng Hà Hùng Cường phát biểu tại Hội nghị
(PLO) - “Việc kiện toàn tổ chức, cán bộ và nâng cấp cơ sở vật chất  của Tư pháp cấp huyện để nhận chuyển giao các nhiệm vụ đăng ký hộ tịch từ cấp tỉnh, bao gồm cả đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài cần được triển khai đồng bộ, khẩn trương để đảm bảo tính thông suốt, thống nhất và hiệu quả của cả hệ thống đăng ký, quản lý hộ tịch” là chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường tại Hội nghị toàn quốc triển khai thi hành Luật Hộ tịch hôm qua (17/7).
Hiệu quả của Luật phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ công chức hộ tịch
Bộ trưởng Hà Hùng Cường đánh giá, công tác đăng ký và quản lý hộ tịch ở nước ta đã có những phát triển ổn định, đạt được những kết quả quan trọng. Cụ thể, công tác xây dựng thể chế được tăng cường, việc phổ biến giáo dục pháp luật về hộ tịch ngày càng được coi trọng; hệ thống cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch, đội ngũ cán bộ làm công tác hộ tịch từ Trung ương đến cơ sở không ngừng được củng cố, kiện toàn, nhờ đó đã giải quyết được số lượng lớn yêu cầu đăng ký hộ tịch của người dân, trong đó có nhiều việc có yếu tố nước ngoài; trình tự thủ tục đăng ký hộ tịch từng bước được đơn giản hóa ngày càng tạo thuận lợi cho người dân… 
Tuy nhiên, trong bối cảnh đất nước đang bước sang giai đoạn phát triển mới, tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng, với việc dịch chuyển dân cư trong nước và quốc tế ngày càng gia tăng thì công tác đăng ký và quản lý hộ tịch đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, thậm chí yếu kém. “Việc Quốc hội thông qua Luật Hộ tịch được xem là bước ngoặt quan trọng trong công tác đăng ký, quản lý hộ tịch nói riêng và quản lý dân cư nói chung”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Với những điểm mới mang tính “cách mạng”, Luật Hộ tịch khi được thực hiện hiệu quả trong thực tế sẽ có tác động mạnh mẽ tới nhận thức và cả cách thức người dân thực hiện quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch, giảm một cách đáng kể chi phí thực hiện thủ tục hành chính của cả người dân và cơ quan nhà nước. 
Việc đăng ký đầy đủ, kịp thời tất cả các sự kiện hộ tịch của người dân (đặc biệt là việc khai sinh, khai tử, kết hôn) theo phương thức hiện đại sẽ giúp cơ quan nhà nước thống kê kịp thời, toàn diện số liệu đăng ký hộ tịch, nhiều thông tin quan trọng liên quan đến dân cư, phục vụ cho việc hoạch định chính xác các chính sách kinh tế, văn hóa, y tế, xã hội… liên quan đến người dân.
Cũng theo Bộ trưởng Hà Hùng Cường, tính hiệu quả của Luật sẽ phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ công chức làm công tác hộ tịch. “Tầm quan trọng của công tác đăng ký, quản lý hộ tịch, các yêu cầu nghiêm ngặt của công tác đăng ký hộ tịch về tính khách quan, trung thực, chính xác đòi hỏi công chức tư pháp, nhất là công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã phải có trình độ, năng lực chuyên môn phù hợp và trách nhiệm, đạo đức công vụ cao, đồng thời phải luôn cập nhật những kỹ năng nghiệp vụ mới, hiện đại”.
Ngoài vấn đề về đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ hộ tịch, Bộ trưởng cũng nhấn mạnh “khẩn trương kiện toàn tổ chức, cán bộ và nâng cấp cơ sở vật chất  của Tư pháp cấp huyện để nhận nhiệm vụ chuyển giao từ cấp tỉnh”. 
Cân nhắc cẩn trọng việc bỏ thủ tục phỏng vấn trong kết hôn với người nước ngoài
Tại hội nghị trực tuyến, ngoài việc báo cáo các công việc địa phương đã và đang chuẩn bị cho việc triển khai thi hành Luật Hộ tịch mới (có hiệu lực từ ngày 1/1/2016), các đại biểu cũng đề xuất nhiều giải pháp. 
Trước đề xuất bỏ thủ tục phỏng vấn tại Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch, bà Trầ​n Thị Nhanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An đề nghị phải hết sức cân nhắc vì tại địa phương này, trong 6 tháng đầu năm 2015 đã có 23 trường hợp kết hôn bị từ chối thông qua phỏng vấn. Bà Thanh cho rằng trong điều kiện hiện nay, việc bắt buộc phỏng vấn khi kết hôn với người nước ngoài vẫn là cần thiết. 
Mong muốn chung của các địa phương là để triển khai hiệu quả Luật Hộ tịch, cần khẩn trương xây dựng các văn bản hướng dẫn, đặc biệt là việc chuyển giao thẩm quyền đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài từ tỉnh về cho cấp huyện. 
“Điểm cốt lõi nhất của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật là phải quy định thật rõ quy trình thực hiện, cơ chế phối hợp trên cơ sở phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan liên quan trong giải quyết việc hộ tịch có yếu tố nước ngoài, bảo đảm việc thực thi nhiệm vụ này của cấp quận không phải thực hiện dưới dạng xin - cho trong quan hệ với cơ quan khác”, bà Phan Thị Thu Hà, Trưởng phòng Tư pháp quận Cầu Giấy (Hà Nội) đề nghị. 
Còn tham luận của UBND quận Bình Chánh, TP.Hồ Chí Minh nêu rõ: “Thành phố tăng thêm biên chế cho Phòng Tư pháp cấp huyện để có đủ nhân sự thực hiện công tác tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện công tác quản lý và đăng ký hộ tịch theo quy định”. 
Đại diện Sở Tư pháp Hà Tĩnh cũng đề xuất: Cục Hộ tịch, Quốc tịch, Chứng thực cần sớm xây dựng và hoàn thiện phần mềm đăng ký và quản lý hộ tịch phục vụ kết nối toàn quốc; tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn địa phương về công tác đăng ký, quản lý hộ tịch; biên soạn các tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân và sách hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức hộ tịch; hàng năm tổ chức bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức thực hiện công tác này và có biện pháp giải đáp kịp thời những vướng mắc về nghiệp vụ tại địa phương.

Tin cùng chuyên mục

Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Giang Nguyễn Duy Sụn, người luôn đầy ắp nhiệt huyết và trăn trở với công tác Tư pháp nơi địa đầu Tổ quốc.

Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Giang Nguyễn Duy Sụn: Người cán bộ tận tâm nơi địa đầu Tổ quốc

(PLVN) - Với nhiều giải pháp trong công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân ở vùng cao về chấp hành đúng chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Hà Giang, Sở Tư pháp tỉnh đã tích cực, chủ động phối hợp với các cấp chính quyền địa phương nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân.

Đọc thêm

Hoàn thiện quy định về phân cấp, phân quyền giữa trung ương và chính quyền địa phương

Toàn cảnh cuộc họp.
(PLVN) - Chiều 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức họp H ội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) với sự chủ trì của Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh. Về phía cơ quan chủ trì lập đề nghị có Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long cùng đại diện một số đơn vị thuộc Bộ.

Giải lan toả kết quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp, tinh thần thượng tôn Hiến pháp, pháp luật

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban tổ chức phát biểu tại buổi lễ.
(PLVN) - Thiết thực hướng đến Kỷ niệm 80 năm ngày Truyền thống của ngành Tư pháp Việt Nam (28/8/1945 – 28/8/2025) và Đại hội Thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ VI, 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), phát huy vai trò của báo chí, nâng cao chất lượng công tác thông tin truyền thông, góp phần tích cực xây dựng Bộ, ngành Tư pháp ngày càng phát triển, sáng 22/11, Bộ Tư pháp phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất (gọi chung là Giải báo chí).

Bộ Pháp điển Việt Nam: Giải pháp quan trọng để truyền thông chính sách

Ông Nguyễn Duy Thắng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp.
(PLVN) - Bộ Pháp điển Việt Nam là một công cụ tra cứu pháp luật hữu ích trong Kỷ nguyên mới. Việc Công bố và đưa Bộ Pháp điển vào cuộc sống là một trong các giải pháp quan trọng để truyền thông chính sách, giảm chi phí tuân thủ pháp luật đồng thời mở ra những nguồn lực, tạo nên sức mạnh, hiệu quả cao trong việc xây dựng, thực hiện chính sách pháp luật…

Đẩy mạnh xã hội hoá công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua mô hình “Điểm hỗ trợ pháp luật cộng đồng miễn phí”

Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ tư pháp Phan Hồng Nguyên phát biểu khai mạc Tọa đàm.
(PLVN) - Ngày 20/11/2024, tại tỉnh Sóc Trăng, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật - Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm lấy ý kiến thí điểm xây dựng mô hình “Điểm hỗ trợ pháp luật cộng đồng miễn phí” với sự chủ trì của đồng chí Phan Hồng Nguyên – Phó Cục trưởng.

Xác định đúng và trúng giải pháp để đưa công tác xây dựng pháp luật lên tầm cao mới

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh phát biểu khai mạc phiên họp.
(PLVN) - Ngày 21/11, Bộ Tư pháp tổ chức phiên họp Hội đồng khoa học Bộ với chủ đề “Nhận diện những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển của Bộ, ngành Tư pháp trên cơ sở các phát biểu chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm thời gian gần đây và Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư tại buổi làm việc với Ban Cán sự đảng Bộ Tư pháp”. Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh chủ trì phiên họp. Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc và Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh cùng dự.

Thư ký thi hành án Trần Văn Toán và những kỷ niệm “cưỡng chế” nhớ đời!

Anh Trần Văn Toán, Thư ký thi hành án Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.
(PLVN) -“Phải nhìn nhận, trong giai đoạn hiện nay hoạt động Thi hành án dân sự (THADS) vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn nhất định, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy hiểm cho đội ngũ Chấp hành viên khi tổ chức thi hành án” là chia sẻ của anh Trần Văn Toán, Thư ký thi hành án Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.

TS Lê Việt Nga: Người góp sức mở những “cung đường” cho hàng Việt vươn xa

TS. Lê Việt Nga - Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương)
(PLVN) -  Chỉ từ một lời “rủ rê” mà TS. Lê Việt Nga - Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã có 13 năm gắn bó với cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Từ cuộc vận động này, cùng với nỗ lực, nhiệt huyết và tình yêu với hàng Việt của TS. Lê Việt Nga mà hàng Việt đã có một “cuộc trường chinh vạn dặm” vượt ra khỏi biên giới quốc gia, xuất hiện trên kệ những hệ thống siêu thị lớn nhất trên thế giới…

Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh phát biểu kết luận phiên họp.
(PLVN) -Ngày 20/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.