Khám phá tục ăn Tết Độc lập của người Mường xứ Thanh

Khám phá tục ăn Tết Độc lập của người Mường xứ Thanh
(PLO) - Năm nào cũng vậy, cứ đến Ngày Tết Độc lập (Ngày Quốc khánh 2/9) là bà con dân tộc Mường ở bản Bất Mê, xã Thành Công, huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) lại tưng bừng mổ lợn làm cỗ ăn mừng. Việc này vừa thể hiện tinh thần dân tộc, đồng thời còn là sự gắn kế cộng đồng trong các làng bản.
Ngay từ sáng sớm, khắp bản đã râm ran tiếng chuyện trò, tiếng mài dao soèn soẹt, tiếng lợn kêu eng éc. Mặc dù trời mưa nhưng khuôn mặt ai cũng tươi tỉnh rạng rỡ với tiếng chào, lời chúc trong Ngày Quốc khánh râm ran.
Theo ông Khánh, hiện ở bản có 101 hộ gia đình, hầu như vẫn giữ nguyên nếp sinh hoạt truyền thống. Trong những năm kháng chiến chống Pháp, Mỹ có tất cả 8 liệt sỹ, 69 cựu chiến binh. Chính vì điều đó nên hầu hết các hộ gia đình đều có ý thức trong việc treo cờ đỏ sao vàng trong Ngày Tết Độc lập. Nếu không treo ở trong nhà thì họ lại treo ngoài cửa. 
Phóng viên theo ông Khánh đến xem mổ lợn tại gia đình bà Bùi Thị Thanh (89 tuổi). Trong kháng chiến chống Mỹ, gia đình bà có người chú là Quách Công Nho hy sinh tại Đô Lương, Nghệ An. Bà Thanh nói: “Tết Độc lập năm nào tôi cũng phải bảo các con treo cờ Tổ quốc. Treo cờ để nhớ đến chú út hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, đến giờ vẫn chưa tìm thấy mộ. Lúc đi bộ đội chú nhà tôi cũng còn trẻ như các anh đây, thế mà chưa đầy một năm thì đã nghe tin báo hy sinh”. 
Năm nay, gia đình bà Thanh cùng chòm xóm thịt một con lợn 60kg để làm cỗ tưởng nhớ đến Bác Hồ, nhớ ơn Đảng và cả người chú đã hy sinh trong chiến trận. Hàng xóm không ai bảo ai mỗi người tự làm một việc, từ nấu nước đến bắt lợn. Chưa đầy một tiếng đồng hồ thì con lợn đã được chia ra từng phần nhỏ để các gia đình mang về nhà. 
Mổ lợn ăn mừng Tết Độc lập
Mổ lợn ăn mừng Tết Độc lập 
Chiều xuống, khói bếp trong các ngôi nhà Mường lại bay lên len vào trong gió, mùi thơm của thịt lợn tỏa đi khắp trong các bản làng. Cuộc sống của đồng bào vùng cao giờ đây đã sung túc, ấm no. Bên chum rượu cần, bà con cùng uống rượu và ôn lại chuyện xưa, nói chuyện hôm nay, đồng thời vạch ra dự định tương lai. Ai cũng có niềm vui riêng, hòa lẫn vào niềm vui chung của dân tộc. Niềm vui ấy được họ cất lên thành tiếng hát mừng Ngày khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Ông Quách Thanh Long (55 tuổi cho biết): Năm học vừa qua, bản có 102 cháu đi học các cấp, trong đó có 46 cháu được giấy khen, không có cháu nào phải bỏ học. Hiện bản có 9 cháu là sinh viên theo học các trường cao đẳng, đại học. Ông Long cho biết: “Sau Tết Độc lập này, chúng tôi kết hợp cùng các đoàn thể ở trong thôn tiếp tục tổ chức Tết Trung thu để động viên, khích lệ cho các cháu học tập. Đối với đồng bào nơi đây, những cái tết trong năm như thế này luôn gần gũi, đồng thời còn gắn bó giữa các thành viên ở trong bản”. 
Bí thư Chi bộ thôn Bất Mê, ông Quách Văn Hưng cho biết: “Trong Ngày Tết Độc lập, cùng với việc các gia đình mổ lợn ăn mừng  thì các đoàn thể trong thôn cũng tổ chức giải bóng chuyền, đánh mảng, cùng các trò chơi dân gian để cổ vũ phong trào. Với các hoạt động ý nghĩa như vậy thì đời sống tinh thần sẽ được nâng lên. An ninh trật tự trong các đường làng, ngõ xóm luôn được bà con đề phòng cảnh giác, tuyệt đối không để kẻ xấu trà trộn vào bản”. 

Tin cùng chuyên mục

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

Đọc thêm

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.

Còn mãi tiếng 'oanh ca' Ngọc Lan

Cuộc đời của bà cũng mong manh, bạc mệnh như đóa ngọc lan nhỏ bé. (Nguồn: Nhạc vàng online)
(PLVN) - Tháng 3 là mùa trăm hoa đua nở, nhưng cũng là ngày mất đi một danh ca nổi tiếng người Việt Nam mang tên Ngọc Lan. Bà thành danh ở tuổi 30, nhưng “tài hoa bạc mệnh”, người đẹp đã qua đời ở tuổi 45. Hai mươi năm sau ngày mất, nữ danh ca vẫn để lại tiếc nuối không nguôi trong lòng người hâm mộ.