Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan viết về tinh thần 2/9 với thời đại nay

Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan viết về tinh thần 2/9 với thời đại nay
Cả nước đang tưng bừng kỷ niệm lần thứ 70 ngày khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa – Nhà nước Việt Nam độc lập sau hơn 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ. Xin trân trọng giới thiệu bài viết của nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Khoan về tinh thần Quốc khánh 2/9 và thời đại ngày nay.
Thời gian càng lùi xa thì ý nghĩa của ngày lịch sử trọng đại này càng thêm đậm nét. Tuy nhiên, cùng với thời gian, hoàn cảnh bên trong và bên ngoài nước ta cũng có nhiều đổi khác, do đó hình thức biểu hiện của tinh thần ngày Quốc khánh 2/9 cũng thay đổi theo.
Tinh thần nổi bật nhất của ngày Quốc khánh 2/9 là “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập… Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt toàn thể dân tộc ta trịnh trọng tuyến bố trong bản Tuyên ngôn Độc lập lịch sử. Ngày nay nước ta đã trở thành một quốc gia hoàn toàn độc lập và giang sơn đã thu về một mối, đồng thời hội nhập quốc tế ngày một sâu rộng.
Vậy làm thế nào để dung hòa hai khái niệm “độc lập”, tức là tự quyết định mọi việc trong phạm vi lãnh thổ của mình, với khái niệm “hội nhập”, tức là gắn mình với thế giới theo những luật chơi chung trong bối cảnh toàn cầu hóa cao độ?.
Trên thực tế thì hai khái niệm đó không loại trừ lẫn nhau, chỉ có điều hình thức biểu hiện của chúng cần được tiếp cận theo cách mới. Dù tình hình đã thay đổi, song tinh thần độc lập, tự chủ vẫn được thể hiện trong việc giữ vững chủ quyền lãnh thổ; quyền chọn lựa chế độ chính trị-xã hội; có Hiến pháp và hệ thống luật pháp của mình; có bộ máy Nhà nước và cả lực lượng vũ trang riêng; có nền kinh tế, tài chính-tiền tệ độc lập; đối với bên ngoài có quyền chọn lựa đối tác và tổ chức mình tham gia. Đó cũng là những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế như Hiến chương Liên Hợp Quốc, Hiến chương ASEAN…
Mặt khác, một khi đất nước đã hội nhập thì nước ta có quyền tham gia đàm phán để hình thành các luật chơi, thỏa thuận những cam kết, đồng thời có quyền chọn lựa phương cách thực hiện những luật lệ chung và những cam kết mình đã tự nguyện chấp nhận. Nói một cách khác, trong bối cảnh hội nhập thì nước ta vẫn có quyền chọn sân chơi và cách chơi theo những luật chơi mà tự mình đã cam kết.
Dù gì đi nữa thì một tinh thần khác của ngày Quốc khánh 2/9 vẫn là “đem sức ta mà giải phóng cho ta” như Hồ Chủ tịch nhấn mạnh trong thư kêu gọi Tổng khởi nghĩa. Nói một cách khác, đó là tinh thần coi thực lực làm nhân tố quyết định. vì như Đảng ta đã chỉ rõ: “Ta có mạnh thì họ mới đếm xỉa đến. Ta yếu thì ta chỉ là một khí cụ trong tay kẻ khác” như một thông báo của Thường vụ Trung ương Đảng gửi các đảng bộ trước khởi nghĩa đã nêu.
Trong hoàn cảnh hiện nay, khi vẫn còn những mối đe dọa đối với độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước và nước ta hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng thì cái “bảo bối” bất biến vẫn là thực lực; chỉ có thực lực mạnh ta mới bảo vệ được ta, mới hội nhập với thế giới trên một tư thế vững vàng.
Thực lực trước hết nằm trong sức mạnh vật chất, vì như Hồ Chủ tịch nói: “Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ”.
Như vậy chưa đủ. Dân tộc ta còn có một sức mạnh dời non lấp biển khác là khối đại đoàn kết toàn dân tộc - một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định làm nên thắng lợi của Cách mạng tháng Tám đưa tới Tuyên ngôn Độc lập 2/9. Phân tích về những nhân tố làm nên thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “Nhất là vì lực lượng của toàn dân đoàn kết… Lực lượng toàn dân là lực lượng vĩ đại hơn hết. Không ai chiến thắng được lực lượng đó”.
Tinh thần đó vẫn còn nguyên giá trị trong điều kiện ngày nay khi nhân dân ta đã có điều kiện dựng xây đất nước trong hoàn cảnh nước nhà độc lập. Nhân câu chuyện này ta nên nhớ lại lời cảnh tỉnh của Bác Hồ 15 ngày sau khi đọc Tuyên ngôn Độc lập nhưng vẫn nguyên giá trị sau 70 năm: “Công việc phá hoại xong rồi. Nay bước đầu công việc dọn dẹp, sắp đặt, gìn giữ, kiến thiết. À! Việc này mới khó chứ! Trong việc phá hoại chống kẻ thù, đòi độc lập thì dễ dàng kéo toàn dân. Trong việc kiến thiết thì khó kéo hơn, vì nó đụng chạm đến quyền lợi riêng của một đôi giai tầng trong nước”, thế nhưng trong bộ máy của ta lại có nhiều biểu hiện “... lên mặt làm quan cách mạng, hoặc là độc hành độc đoán, dĩ công dinh tư (tức lấy của chung làm của riêng)… thậm chí lấy pháp công để báo thù tư, làm cho dân oán đến Chính phủ và Đoàn thể”.
Trước những biểu hiện quan liêu, tham nhũng hiện nay trong hàng ngũ Đảng và bộ máy Nhà nước, làm xói mòn lòng tin của dân, những lời cảnh tỉnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh mang tính thời sự rất cao. Thiết nghĩ, cách kỷ niệm tốt nhất, thiết thực ngày Quốc khánh 2/9 là thấm nhuần và nhất là thực hiện trên thực tế những giá trị cốt lõi của cuộc cách mạng diễn ra vào bảy thập kỷ trước. 

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.